2.4.2.1. Giới thiệu hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái ô tô, nhất là vào ban đêm và và những nơi thiếu ánh sáng không an toàn, giúp cho người lái xe vận hành xe an toàn. Yêu cầu đối với các loại đèn chiếu sáng là phải có cường độ sáng lớn và không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều.
Hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota Camry 2.5Q 2013 là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn có chức năng khác nhau:
+ Đèn đầu (Headlight): Đây là đèn lái chính, dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế.
+ Đèn sương mù (Fog light): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Vì vậy người ta sử dụng đèn sương mù để giải quyết vấn đề trên. Các đèn sương mù thường chỉ sử dụng ở các nước có nhiều sương mù.
+ Đèn trong xe (interior light): Gồm nhiều đèn có công suất nhỏ, ở các vị trí khác nhau trong xe với mục đích tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ cho nội thất của chiếc xe.
+ Đèn bảng số (Licence plate illumination): Đèn này phải có ánh sáng trắng nhằm soi rõ bảng số xe, đèn này phải được bật sáng cùng lúc với đèn pha hay cốt và đèn đậu xe.
+ Đèn lùi (back-up light): Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi, nhằm báo hiệu cho các xe khác và người đi đường.
+ Đèn kích thước trước và sau xe (Front side & Rear light): Được sử dụng thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm nhằm giúp cho tài xế xe phía sau biết được kích thước và khoảng cách của xe đi trước.
+ Đèn chạy ban ngày (Daytime Runing Light): Ở hệ thống này, chỉ có đèn đầu hoặc cả các đèn đầu và đèn hậu tự động bật sáng khi động cơ nổ máy ở ban ngày, do đó các xe khác có thể nhìn thấy.
Ở một số nước vì lý do an toàn luật quy định bắt buộc phải có hệ thống này trên xe. Tuổi thọ của bóng đèn sẽ bị rút ngắn nếu đèn bật liên tục với cường độ sáng như ban đêm. Để nâng cao tuổi thọ của đèn, mạch điện được thiết kế sao cho cường độ sáng của đèn giảm đi khi hệ thống DRL hoạt động.
Hình 2.14 Đèn trước
1. Đèn tín hiệu rẽ bên phải; 2. Đèn tín hiệu rẽ bên trái; 3. Cụm đèn pha phải; 4. Đèn sương mù trái; 5. Đèn sương mù phải; 6. Cụm đèn pha trái; 7. Đèn tín hiệu rẽ phía trước; 8. Đèn
chiếu sáng; 9. Đèn chùm cao; 10. Đèn chùm thấp.
Hình 2.15 Đèn sau
1. Đèn dừng gắn trên cao; 2. Cụm đèn kết hợp sau trái; 3. Cụm đèn kết hợp sau phải; 4. Đèn sau trái; 5. Đèn biển số; 6. Đèn sau phải; 7. Đèn dự phòng; 8. Đèn sau; 9. Đèn xi
nhan phía sau; 10. Đèn hậu và đèn dừng. Các tính năng của đèn bên ngoài:
+ Hệ thống đen pha phóng điện cường độ cao (HID) + Hệ thống kiểm soát mức độ chùm đen pha tự động + Hệ thống điều khiển ánh sáng tự động
+ Hệ thống tự động tắt đèn b. Hệ thống đèn bên trong xe
Hình 2.16 Đèn bên trong xe
*A. Loại có điều khiển và khỏi động thông minh; 1. Đèn trang điểm; 2. Hộp điều khiển trần; 3. Đèn điểm; 4. Đèn ngăn hành lý số 1; 5. Đèn cầm tay bên trong phải; 6. Đèn trần trước phải; 7. Đèn cầm tay bên trong trái; 8. Đèn trần trước trái; 9. Đèn trần sau phải; 10.
Đèn trần sau trái; 11. Khóa cửa trước phải; 12. Bộ thu kiểm sát cửa; 13.Khóa của sau phải; 14. Công tắc đèn trần cửa sau phải; 15. Khóa cửa trước trái; 16. Công tắc đèn trần cửa trước trái; 17. Khóa cửa sau trái; 18. Công tắc đèn trần cửa sau trái; 19; Công tắc đèn
2.4.2.2. Nguyên lí của mạch
Dòng từ dương ắc quy → cầu chì ECU-B số 1 cấp nguồn cho ECU thông qua chân BECU Đèn sương mù:
Dòng từ dương ắc quy → cầu chì ECU-B số 1 cấp nguồn cho ECU thông qua chân BECU Khi bật công tắc đèn sương mù sẽ có 1 tín hiệu nối mass được gửi đến ECU thông qua chân FFGO → có dòng qua cấp cho các đèn sương mù và làm đèn sương mù phát sát
Đèn pha cốt:
- Dòng điện từ dương ắc quy → qua cầu chì H-LP MAIN đến chân số 5 của rơ le H-LP. Khi bật công tắc ở vị trí LOW, sẽ có 1 tín hiệu nối mass gửi đến ECU thông qua chân HLRY→ dòng điện nối mass đến chân số 3 của rơ le H-LP, rơ le H-LP hoạt động cấp dòng cho đèn chiếu gần hoạt động.
- Dòng điện từ dương ắc quy → hộp đầu nối khoang động cơ.
Khi bật công tấc ở vị trí HIGH, sẽ có 1 tín hiệu nối mass gửi đến ECU thông qua chân DIM → dòng nối mass đến hộp đầu nối khoang động cơ, có dòng chạy qua các chân HLHL và HLRL làm cho các đèn chiều xa sáng lên
Khi bật công tắc ở vị trí auto, cảm biến tự động điều chỉnh ảnh sáng sẽ hoạt động, tùy theo các trường hợp mà cảm biến này sẽ gửi tín hiệu đến ECU và làm cho đèn cốt hoặc đèn pha sáng lên với cường độ tương ứng.
Đèn phanh, đèn hậu, đèn biển số:
Dòng từ dương ắc quy→ qua cầu chì ALT và cầu chị D/L AM1 cấp điện cho ECU thông qua chân ALTB. Cùng lúc đó cấp dòng dương cho rơ le TAIL. Khi Bật công tắc ở vị trí TAIL, sẽ có 1 tín hiệu nối mass gửi đến ECU thông qua chân TRLY đến rơ le TAIL→ rơ le TAIL hoạt động→ có dòng điện qua đèn phanh, đèn hậu, đèn biển số làm chúng phát sáng.
2.4.2.3. Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống đèn xe
b. Sơ đồ mạch điều khiển đèn bên trong xe