Các hệ thống phụ khác trên xe Toyota Camry 2013 2.5Q

Một phần của tài liệu Đồ án Full bản vẽ Hệ thống điện thân xe Toyota Camry 2013(LINK CAD TRONG TÀI LIỆU) (Trang 67 - 77)

2.4.6.1. Hệ thống điều hòa không khí

a. Giới thiệu hệ thống

Hệ thống điều hòa không khí (air conditioning) trên ô tô nhằm mục đích lọc sạch khối không khí đưa vào trong xe, không khí lạnh được duy trì ở nhiệt độ thích hợp. Trên xe Toyota Camry được trang bị hệ thống điều hoà không khí, hệ thống này góp phần đáng kể vào việc tạo ra sự thoải mái, dễ chịu và khoẻ khoắn cho hành khách trong xe. Máy điều hoà nhiệt độ điều chỉnh không khí trong xe mát mẻ hoặc ấm áp, khô ráo, làm sạch bụi, đặc biệt rất có lợi ở những nơi thời tiết nóng bức hoặc khi bị kẹt xe trên đường dài. Và là một trang bị cần thiết giúp cho người lái xe điều khiển xe an toàn.

b. Cấu tạo, nguyên lý hệ thống điều hoà không khí

Hình 2.25 Cấu tạo hệ thống điều hòa không khí

*A. Loại có điều khiển 3 vùng; 1. Thiết bị bay hơi; 2. Bộ điều hòa tản nhiệt; 3. Cảm biến nhiệt độ thiết bị bay hơi; 4. Bộ tản nhiệt sưởi ấm; 5. Điều hòa không khí tản nhiệt; 6. Quạt gió với cụm động cơ quạt; 7. Bộ lọc không khí; 8. Cụm điều hòa bộ giảm chấn; 9. Khai thác điều hòa không khí; 10. Giảm chấn quạt gió; 11. Van làm mát mở rộng; 12. Tản

Hình 2.26 Bố trí hệ thống điều hòa trên xe

1. Cảm biến áp suất điều hòa không khí; 2. Van áp suất cao; 3. Van áp suất thấp; 4. Máy nén; 5. Bộ ngưng tụ làm mát; 6. Cảm biến nhiệt độ bên ngoài; 7. ECM; 8. Khối nối với

động cơ.

Khi điều chỉnh kích hoạt bộ thổi điều hòa không khí trước và sau xe thì tín hiệu điều khiển được gửi đến bộ khuếch đại A/C . Bộ khuếch đại A/C điều khiển máy nén đóng ngắt mạch điện cấp cho ly hợp từ dẫn động máy nén cấp môi chất đi làm lạnh, khi nhiệt độ làm lạnh trong cabin xe đạt tới nhiệt độ làm lạnh thích hợp thì cảm biến nhiệt độ trong xe (phòng) sẽ báo về bộ khuếch đại A/C điều khiển ngắt mạch điện qua ly hợp từ làm ngắt dẫn động máy nén. Cảm biến nhiệt độ môi trường (bên ngoài) gửi tín hiệu báo về bộ khuếch đại tính toán và so sánh với nhiệt độ bên trong xe và điều khiển thời gian hoạt động làm lạnh của máy nén, nhiệt độ được hiển thị lên màn hình ở giữa xe.

Khi nhiệt độ môi trường thấp thì bộ khuếch đại A/C nhận được tín hiệu từ các cảm biến sẽ điều khiển đóng mạch điện cấp cho rơ le nhiệt , điều này làm đóng mạch điện qua các điện trở nhiệt ở các lõi nhiệt làm nhiệt độ nóng lên và đồng thời điều khiển các mô tơ quạt hút không khí và đẩy qua bộ sưởi và thổi vào trong xe sưởi ấm nhiệt độ bên trong xe. Luồng khí nóng này cũng được điều khiển đến bộ sưởi gương khi gương bị mờ do có hơi nước bám vào. Khi cần sưởi nhiệt nhanh trong những trường hợp khẩn cấp thì

bộ khuếch đại A/C sẽ đồng thời cấp dòng điện qua cả ba rơ le điều khiển làm nóng tất cả điện trở trong bộ sưởi nhanh cung cấp nhiệt tức thời cho dòng khí đi sưởi nhanh.

c. Sơ đồ điều khiển hệ thống điều hòa không khí

Hình 2.27a Sơ đồ điều khiển hệ thống điều hoà không khí ( Xem rõ sơ đồ mạch điện ở bản vẽ số 08 )

Hình 2.27b Sơ đồ điều khiển hệ thống điều hoà không khí ( Xem rõ sơ đồ mạch điện ở bản vẽ số 07 )

2.4.6.2. Hệ thống cửa sổ, kính cửa

a.Giới thiệu hệ thống

Hiện nay, hầu hết các dòng xe ô tô đều được trang bị hệ thống cửa sổ điện (nâng hạ kính cửa xe bằng điện). Trong các cửa của xe thì cửa phía lái thường được trang bị hệ thống nâng hạ kính tự động. Trên xe Toyota Camry 2013 trang bị hệ thống cửa sổ điện tự động. Hệ thống nâng hạ kính tự động giúp người dùng có thể tự động nâng hoặc hạ kính chỉ với 1 lần nhấn công tắc duy nhất. Đồng thời nó cũng có chức năng nâng hạ như hệ thống cửa sổ điện loại thường.

Hình 2.28b Sơ đồ điều khiển hệ thống cửa sổ, kính cửa

2.4.6.3. Hệ thống rửa kính, gạt mưa

a. Giới thiệu hệ thống

Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy, đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy.

b. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống gạt nước rửa kính - Mô tơ gạt nước

Động cơ điện với mạch kích từ bằng nam châm vĩnh cửu được dùng cho các motor gạt nước. Motor gạt nước bao gồm một motor và cơ cấu trục vít – bánh vít để giảm tốc độ của motor.

Công tắc dừng tự động được gắn trên bánh vít để cần gạt nước dừng tại một vị trí cuối khi tắt công tắc gạt nước ở bất kỳ thời điểm nào, nhằm tránh giới hạn tầm nhìn tài xế. Một motor gạt nước thường sử dụng ba chổi than: Chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và chổi dùng chung (để nối mass).

Hình 2.30 Cấu tạo mô tơ gạt nước.

1. Phần ứng 2. Nam châm Ferit 3. Trục vít 4. Tiếp điểm 5. Đĩa cam 6. Nam châm 7. Chổi than chung 8. Chổi than tốc độ cao 9. Chổi than tốc độ thấp

- Công tắc dừng tự động:

Công tắc dừng tự động bao gồm một đĩa đồng có khoét rãnh và ba tiếp điểm. Ở vị trí OFF của công tắc gạt nước, tiếp điểm giữa được nối với chổi than tốc độ thấp của motor gạt nước qua công tắc. Nhờ vậy, mặc dù ngắt công tắc, motor sẽ tiếp tục quay đến điểm dừng nhờ đường dẫn thông qua tiếp điểm tì trên lá đồng. Ở điểm dừng, hai đầu chổi than của motor được nối với nhau tạo ra mạch hãm điện động, ngăn không cho motor tiếp tục quay do quán tính.

- Rơle gạt nước gián đoạn.

Rơle này có tác dụng làm gạt nước hoạt động gián đoạn. Ngày nay, kiểu rơ le gắn trong công tắc gạt nước được sử dụng rộng rãi. Một rơle nhỏ và một mạch điện tử bao gồm transitor, các tụ điện và điện trở được kết hợp trong rơ le gián đoạn. Thực chất nó là một mạch định thời. Dòng điện chạy qua motor gạt nước được điều khiển bởi rơle tương ứng với tín hiệu từ công tắc gạt nước làm motor gạt nước quay gián đoạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Nguyên lý hoạt động hệ thống gạt nước rửa kính

-Công tắc gạt nước ở vị trí LO và MIST:

Khi công tắc ở vị trí Low hay Mist, dòng điện chạy đến chổi tốc độ thấp của mô tơ gạt nước như sơ đồ trên và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.

Ta có dòng điện: từ (+) ắc quy nguồn 30 A → chân +B (2)→ tiếp điểm LO hoặc MIST công tắc gạt nước → chân +1 (3) → mô tơ gạt nước (LOW) → mass.

- Công tắc gạt nước ở vị trí HIGH:

Khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH, dòng điện tới chổi than tốc độ cao tốc của mô tơ (Hi) như sơ đồ dưới và mô tơ quay ở tốc độ cao.

Ta có dòng điện: từ (+) ắc quy nguồn 30 A → chân +B (2)→ tiếp điểm HI công tắc gạt nước → chân +2 (4) → mô tơ gạt nước (HIGH) → mass.

-Công tắc gạt nước tại vị trí INT (vị trí gián đoạn):

Khi công tắc gạt nước dịch đến vị trí INT thì transitor TR bật trong một thời gian ngắn làm tiếp điểm rơ le chuyên từ A sang B.

Ta có dòng điện: từ (+) ắc quy nguồn 30 A → chân +B (2) → qua bộ transitor TR → đóng tiếp điểm công tắc A sang B → tiếp điểm INT công tắc gạt nước → chân +1 (3) → mô tơ gạt nước (LOW) → mass.

- Công tắc gạt nước ở vị trí OFF:

Nếu tắt công tắc gạt nước trong khi mô tơ gạt nước đang quay, dòng điện sẽ chạy đến chổi tốc độ thấp của mô tơ gạt nước và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.

Ta có dòng điện: (+) ắc quy → tiếp điểm B (2) của công tắc cam → tiếp điểm +S (1) của rơ le gạt nước → các tiếp điểm OFF của công tắc gạt nước → cực +1 (3) → mô tơ gạt nước (LOW) → mass. Khi gạt nước đến vị trí dừng, tiếp điểm công tắc cam quay từ phía B sang phía A và mô tơ dừng lại.

- Công tắc rửa kính:

Khi công tắc rửa kính chuyển sang vị trí ON thì dòng điện đi từ (+) ắc quy nguồn 30 A → Motor rửa kính → chân WF (3)→ tiếp điểm ON công tắc rửa kính → chân EW (2) → mass. Đồng thời kết hợp với chế độ gạt nước đang hoạt động để thực hiện đồng thời phun nước và gạt nước rửa kính.

Chương 3: TÍNH TOÁN VÀ KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2.5Q 2013

Một phần của tài liệu Đồ án Full bản vẽ Hệ thống điện thân xe Toyota Camry 2013(LINK CAD TRONG TÀI LIỆU) (Trang 67 - 77)