Hệ thống tín hiệu

Một phần của tài liệu Đồ án Full bản vẽ Hệ thống điện thân xe Toyota Camry 2013(LINK CAD TRONG TÀI LIỆU) (Trang 56 - 57)

Hệ thống tín hiệu bao gồm hệ thống còi điện, hệ thống báo rẽ và báo nguy, hệ thống đèn phanh và hệ thống báo sự cố hệ thống đèn tín hiệu. Ngoài ra, còn có hệ thống đèn kích thước, bao gồm các đèn kích thước được lắp sau xe, trước xe, bên hông xe, trên nắp cabin để chỉ báo chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe.

2.4.3.1. Hệ thống còi

a. Cấu tạo còi điện:

Hình 2.19 kết cấu còi điện

1. Loa còi; 2. Khung thép; 3. Màng thép; 4. Vỏ còi; 5. Khung thép; 6. Trụ đứng; 7. Tấm thép lò xo; 8. Lõi thép từ; 9. Trụ điều khiển; 10. Ốc hãm; 11. Cuộn dây; 12. Cần tiếp điểm

tĩnh; 13. Cần tiếp điểm động; 14. Trụ đứngcủa tiếp điểm; 15. Tụ điện; 16. Đầu bắt dây còi; 17. Rơ le còi; 18. Núm còi; 19. Cầu chì; 20. Ắc quy.

b. nguyên lí hoạt động:

Khi ấn núm còi (18) sẽ nối mass cho rơ le còi (17) cho dòng điện từ (+) ăcquy vào cuộn dây tạo ra lực từ trường hút tiếp điểm đóng lại cho dòng điện chạy theo mạch sau: (+) ăcquy  cầu chì  khung từ  tiếp điểm  cuộn dây (11)  cần tiếp điểm động (13)  cần tiếp điểm tĩnh (12)  mass.

Cuộn dây từ hóa lõi thép, hút lõi thép kéo theo trục điều khiển màng rung (3) làm tiếp điểm mở ra  dòng qua cuộn dây mất  màng rung đẩy lõi thép (8) lên  tiếp điểm đóng lại. Do đó, lại có dòng qua cuộn dây nên lõi thép đi xuống. Sự đóng mở của tiếp điểm làm trục màng rung dao động với tần số 250 ÷ 400 (Hz ) màng rung tác động vào không khí, phát ra tiếng kêu. Sở dĩ phải dùng rơ le còi vì khi mắc nhiều còi thì dòng tiêu

thụ rất lớn (10 ÷ 20 A ) nên rất dễ làm hỏng công tắc, vì vậy khi dùng rơ le còi thì dòng qua công tắc chỉ còn khoảng 0,1 (A).

c. sơ đồ mạch điện hệ thống còi

Hình 2.20 Sơ đồ mạch điện hệ thống còi ( Xem rõ sơ đồ mạch điện ở bản vẽ số 04 )

Một phần của tài liệu Đồ án Full bản vẽ Hệ thống điện thân xe Toyota Camry 2013(LINK CAD TRONG TÀI LIỆU) (Trang 56 - 57)