7. Kết cấu của đồ án
1.5.2 Các phương pháp xử lý
Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex
- Đây là loại công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ (2/1996), công nghệ này nhằm xử lý CTR đô thị kể cả rác độc hại thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu,…
- Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ rác sau đó hòa polymer và sử dụng áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm. Rác sau khi được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) chuyển về nhà máy CTR không cần phân loại được đưa vào cát, nghiền nhỏ sau nó chuyển tới thiết bị trộn băng tải, chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất trung hòa và khử độc xảy ra trong bồn. Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polymer được cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột được chuyển đến nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn về mặt môi trường và không độc hại.
Hình 1.1.Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex
Công nghệ Hydromex có những ưu điểm sau: + Công nghệ đơn giản, chi phí không cao +Xử lý được CTR và lỏng;
+Rác sau xử lý bán thành phẩm.
+ Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng chất thải, tiết kiệm diện tích làm bãi chôn lấp.
+ Trạm xử lý có thể di chuyển hoặc cố định.
Phương pháp xử lý sinh học Ủ rác thành phân compost :
Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùn. Với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển hay ngay cả các nước phát triển như Canada. Phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn của chính mình. Các phương pháp xử lý phần hữu cơ của CTRSH có thể áp dụng để giảm khối lượng và thể tích chất thải, sản phẩm phân compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí methane. Các loại vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình xử lý chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các quá trình này được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy có sẵn.
Ủ hiếu khí:
Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khỏang 2 thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam.
Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí đối với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực hiện quá trình oxy hóa cacbon thành đioxitcacbon (CO2). Thường thì chỉ sau 2 ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khỏang 450C và sau 6 - 7 ngày đạt tới 70 - 750C. nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm.
Sự phân hủy khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau khỏang 2 - 4 tuần là rác được phân hủy hòan tòan. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân hủy do nhiệt độ ủ tăng cao. Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị hủy nhờ quá trình hủy yếm khí. Độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở 40 - 50%, ngoài khỏang này quá trình phân hủy đều bị chậm lại.
Ủ yếm khí:
Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở An Độ ( chủ yếu ở quy mô nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ này không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó có những nhược điểm sau:
- Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy thấp.
- Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy là khí methane và khí sunfuahydro gây mùi khó chịu.
Ưu điểm :
- Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
- Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần CTR để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai.
- Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường. Cải thiện đời sống cộng đồng.
- Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm. - Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được.
- Phân loại CTR được các chất có thể tái chế như ( kim loại màu, thép, thủy tinh, nhựa, giấy, bìa…) phục vụ cho công nghiệp.
Trong quá trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra. Nước này sẽ thu lại bằng một hệ thống rãnh xung quanh khu vực để tuần hòan tưới vào rác ủ để bổ sung độ ẩm.
Nhược điểm:
- Mức độ tự động của công nghệ chưa cao.
- Việc phân loại chất thải vẫn phải được thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nạp liệu thủ công, năng suất kém.
- Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang, tự chế.
Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều.
Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phân hủy tạo thành khí methane. Khí methane được thu hồi dùng làm nhiên liệu.
Phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý sau cùng được áp dụng cho một loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Phương pháp thiêu hủy rác thường được áp dụng để xử lý các loại CTR có thành phần dễ cháy. Thường đốt bằng nhiên liệu ga hoặc dầu trong các lò đốt chuyên dụng với nhiệt độ trên 10000C.
Ưu điểm:
+ Khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại CTR.
+ Có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số chất dưới dạng lỏng và bán rắn và các loại chất thải nguy hại.
+ Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần dùng nhiệt và phát điện.
Phương pháp chôn lấp
- Chôn lấp là một phương pháp kiêm soát sự phân hủy của CTR khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. CTR trong bể chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất giàu amon và một số khí như CO2, CH4.
- Như vậy chôn lấp CTR vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
- Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý CTR.
Ưu điểm:
+ Có thể xử lý một lượng lớn CTR.
+ Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở.
+ Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra còn có thể giảm thiểu được mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí.
+ Làm giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt.
+ Các BCL khi bị phủ đầy, chúng ta có thể sử dụng chúng thành các công viên, làm nơi sinh sống hoặc các hoạt động khác.
+ Ngoài ra trong quá trình hoạt động các bãi chôn lấp chúng ta có thể thu hồi khí gas phục vụ phất điện hoặc các hoạt động khác.
+BCL là phương pháp xử lý CTR rẻ tiền nhất đối với những nơi có thể sử dụng đất.
+ BCL là một phương pháp xử lý CTR triệt để không đòi hỏi các quá trình xử lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại bỏ độ ẩm (Trong các phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học,…).
Nhược điểm:
+ Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên còn đang khan hiếm. + Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác.
+ Có nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm do phát sinh khí CH4. H2S; + Phải quan trắc chất lượng môi trường sau khi đóng cửa.
Phương pháp nhiệt phân
- So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân có nhiều ưu điểm hơn cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện.
- Quá trình xử lý đơn giản vì xử lý trong nhiệt độ ( khoảng 500C) nên tránh được các nguy cơ phát sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý.
Phương pháp sử lý cơ học
Các phương pháp xử lý cơ học bao gồm:
Giảm thể tích cơ học
Giảm kích thước cơ học
Phân loại CTR
Phân loại chất thải là quá trình tách riêng biệt các thành phần có trong chất thải rắc sinh hoạt, nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn hợp tạo sang dạng tương đối đồng nhất. Quá trình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sử dụng được trong CTRSH, tách riêng những thành phần mang tính nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi năng lượng. Các cách thức phân loại rác hiện nay gồm có:
Phân loại rác bằng tay: Quá trình này nên thực hiện từ hộ gia đình, trạm trung trung chuyển và trạm xử lý trung tâm. Việc phân loại rác bằng tay được thực hiện tốt nhất từ hộ gia đình.
Phân loại rác bằng khí: Việc phân loại rác bằng khí được dùng cho các loại rác có trọng lượng khác nhau và khô. Rác sẽ được khí nén chia ra gồm hai thành phần nặng và nhẹ. Thành phần nhẹ như giấy, chất dẻo, vải, nilon,… Thành phần nặng như kim loại, sắt,… Trong các cách phân loại này, các thành phần rác được dòng khí mang đi xa hay gần tùy thuộc vào tỷ trọng của chúng, sau đó chúng được thu gom theo mục đích phân loại.
Phân loại rác bằng từ tính: là công việc thường dùng để chọn các vật liệu có chứa săt. Vật liệu có sắt được thu gom trước khi rác bị cắt nhỏ ra. Trong hệ thống thiêu rác hiện nay, sắt được tách ra từ bộ phận tro tàn còn lại. Người ta cũng có thể thiết lập hệ thống từ tính tùy vào mục đích mong muốn như làm giảm độ hao mòn các thiết bị xử lý rác, hay độ tinh khiết của sản phẩm được thu hồi.
Sàng: là cách thức chọn lựa từ hỗn hợp rác nhiều thành phần có kích cỡ khác nhau thành hai hay ba kích cỡ rác bằng một hay nhiều hơn lớp lưới sàng. Sàng cũng có thể là khâu nằm trước hay sau khâu cắt rác nằm sau khâu phân loại bằng khí.
Giảm thể tích cơ học:
Phương pháp nén, ép được áp dụng để giảm thiểu chất thải. Ở hầu hết các thành phố, xe thu gom thường lắp đặt bộ phận ép rác nhằm tăng khối lượng rác có thể thu gom trong mốt chuyến. Giấy, carton, nhựa và lon nhôm, lon thiếc được thu gom từ CTRSH được đóng kiện để giảm thể tích chứa, chi phí xử lý và chi phí vận chuyển đến trung tâm xử lý. Thông thường các trạm trung chuyển để lắp đặt hệ thống ép rác để giảm chi phí vận chuyển CTR đến BCL, để tăng thời gian sử dụng BCL, rác được nén trước khi phủ đất.
- Máy nén bao gồm các loại sau: o Máy nén yếu có sức nén <8kg/cm3
o Máy nén mạnh có sức nén >8kg/cm3 và đôi ki đạt tới sức nén 350 kg/cm3 tạo ra khối lượng rác có tỷ trọng cao tương đương 1 tấn/m3.
Thể tích rác sau khi nén giảm từ 3 phần còn 1 hay 8 còn 1.
Giảm kích thước cơ học:
Giảm kích thước chất thải nhằm thu được chất thải có kích thước đồng nhất và nhỏ hơn so với kích thước ban đầu của chúng. Cần lưu ý rằng giảm kích thước chất thải không có ý nghĩa là thể tích chất thải cũng giảm theo. Trong một số trường hợp, thể tích chất thải sau khi giảm kích thước sẽ lớn hơn thể tích ban đầu của chúng.
Tái sử dụng/ tái chế phế liệu
Tái chế hay tái sử dụng CTR là một trong những lựa chọn hàng đầu của việc quản lý CTR. Những biện pháp này có thể giảm được việc thiếu diện tích đất dành cho BCL, tiết kiệm được năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, cung cấp những sản phảm hữu ích và đem lại lợi ích về kinh tế.
Bảng 1.9. Ví dụ minh họa về lợi ích trong việc sử dụng biện pháp tái chế trong quản lý CTR
Năng lượng sử dụng trong sản xuất và phân phối chai lọ
(kWht) (kWht)
Vật liệu thô Vận chuyển vật liệu thô
Sản xuất chai lọ Sản xuất nắp chai lọ Vận chuyển chai lọ Đóng chai Vận chuyển đến nơi bán 0,36 0,02 2,83 0,57 0,05 1,79 0,17 1,9 0,09 14,93 0,57 0,27 1,79 0,12 Tổng 5,79 19,66
Chú thích: kWht = kWh nhiệt (1kWHt= 0,256 kWh điện, phản ảnh công suất chuyển hóa từ nhiệt sang điện).
Có hai hình thức tái chế: trực tiếp và gián tiếp
- Tái chế Trực tiếp: tái chế một vật dụng ở dạng sẵn có, ví dụ như chai lọ, sử dụng dạng thủy tinh để làm lọ mới, làm chảy lon nhôm để làm sản phẩm từ nhôm.
Tái chế Gián tiếp: tái chế sử dụng vật liệu cho một mục đích khác với mục đích ban đầu như thu hồi năng lượng từ phế thải.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE