Huyện Giồng Trơm có dạng hình thang, nằm giữa cù lao Bảo có diện tích tự nhiên là 315,02km2, đứng hàng thứ năm trong tám huyện. Trung tâm huyện Giồng Trôm cách Thành phố Bến Tre 19km theo đường tỉnh 885, cách các thị trấn Ba Tri 18km, Mỏ Cày Bắc 33km, Chợ Lách 53km (theo các tuyến quốc lộ đường tỉnh);
cách 2 huyện ven biển Bình Đại 28km, Thạnh Phú 29km (theo các tuyến đường tỉnh và đường sông Ba Lai, Hàm Luông).
Ranh giới hành chánh của huyện giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Giồng Trơm và huyện Bình Đại qua ranh giới tự nhiên là sông Ba Lai.
- Phía Nam – Tây Nam giáp huyện Mỏ Cày; phía Nam – Đơng Nam giáp huyện Thạnh Phú qua ranh giới tự nhiên là sông Hàm Lng.
- Phía Đơng và Đơng Nam giáp Huyện Ba Tri. - Phía Tây và Tây Bắc giáp thị xã Bến Tre.
- Tọa độ địa lý: 106o21’27’’- 106o35’12’’ kinh độ Đông. 10o01’32’’- 10o15’55’’ vĩ độ Bắc.
2.1.2 Địa hình
Nền đất được cấu tạo từ phù sa của hai con sơng lớn Ba Lai và Hàm Lng, địa hình gồm hệ thống mạng lưới sơng rạch chằng chịt. Do đó, Giồng Trơm có thế mạnh của một nền kinh tế nơng nghiệp đa dạng.
- Cao trình thiên nhiên trên các bờ dừa bình quân: 1,000. - Cao trình thiên nhiên trên mạng ruộng lúa bình quân: 0,350. - Cao trình đất ở bình quân: 1,700.
Nhìn chung khu vực thuộc vùng đất thấp, tương đối bằng phẳng, chênh lệch cao trình khơng nhiều.
2.1.3 Khí hậu
Giồng Trơm chịu ảnh hưởng chung của điều kiện khí hậu chung của tỉnh Bến Tre. Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa kết hợp với điều kiện khí địa hình và mặt đêm của những vườn dừa, vườn cây ăn trái và những cánh đồng lớn đang xen tạo cho Bến Tre có sự tương đối đồng nhất về khí hậu, khơng có sự phân hóa mạnh theo khơng gian giữa các huyện, giữa các vùng ven biển và xa biển.
Bến Tre thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng cịn lại là mùa khơ. Nhiệt độ trung bình năm từ 26oC đến 27oC. Nhiệt độlà một trong những yếu tố tựnhiên ảnh hưởng trực tiếp đến q trình chuyển hóa và phát tán chất ơ nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ khơng khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh, thúc đẩy q trình bay hơi dung mơi hữu cơ càng mạnh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.
Nhiệt độ tại khu vực tỉnh Bến Tre thay đổi theo mùa trong năm. Tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng khơng lớn lắm. Nhiệt độ giao động trong ngày. Biên độ nhiệt đạt đến 100C/ngày đêm. Vì vậy, mặc dù ban ngày trời nắng nóng, ban đêm và sáng sớm vẫn có sương. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển và xanh tốt quanh năm.
Độẩm khơng khí
Độ ẩm tương đối của khơng khí là một đại lượng phụ thuộc vào lượng hơi nước có trong khơng khí và nhiệt độ của khối khơng khí đó. Lượng hơi nước càng cao thì đội ẩm tương đối càng lớn, ngược lại nhiệt độtăng thì độẩm tương đối càng giảm. Độ ẩm khơng khí cũng như nhiệt độ, là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bảo quản nguyên vật liệu, sản phẩm,... chuyển hóa chất ơ nhiễm và sức khỏe người lao động tại khu vực.
Độ ẩm khơng khí phụ thuộc vào các mùa trong năm. Các tháng 7, 8, 9, 10 là thời kỳ mưa nhiều nên độ ẩm đạt trị số cao nhất trong năm. Các tháng 2, 3 nhiệt độ khơng khí cao và lương mưa rất nhỏ nên độ ẩm có giá trị thấp nhất trong năm.
Lương mưa
Chế độ mưa cũng ảnh hưởng đến chất lượng khơng khí. Khi mưa rơi sẽ cuốn theo bụi và các chất ơ nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất trên bề mặt đất, nơi mà nước mưa sau khi rơi chảy qua. Chất lượng nước mua tùy thuộc vào chất lượng khí quyển và mơi trường khu vực. Mưa có tác dụng lọc bớt các chất ơ nhiễm
khơng khí và pha lỗng các chất ơ nhiễm trong mơi trường nước. Vì vậy, vào mùa mưa, các chất ơ nhiễm trong khơng khí thường thấp hơn vào mùa khô. Tuy nhiên, mùa mưa cũng dễ kéo theo các chất ô nhiễm xuống nguồn nước làm tăng ô nhiễm nguồn nước mặt.
Mùa mưa thường bắt đầu vào khoảng trung tuần tháng 5 và kết thúc vào khoảng tháng 11 hàng năm. Lương mưa trong mùa chiếm khoảng 90% tổng lượng mua cả năm. Nhìn chung, mưa tại khu vực mang tính chất mưa rào nhiệt đới (mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh), thường một cơn mưa kéo dài không quá 3 giờ nhưng cường độ mưa quá lớn và dồn dập. Các tháng 7, 8, 9, 10 là các tháng có lượng mua cao. Các tháng 1, 2 hầu như khơng có mưa.
Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất ít, chỉ bằng 10% lượng mưa cả năm. Tổng số ngày mưa trong năm là 152 ngày.
Bốc hơi
Chế độ bốc hơi trong năm chia thành 2 mùa trái ngược với mùa khô và mùa mưa. Từ tháng XII đến IV độ bốc hơi lớn đạt bình quân khoảng 3,3mm/ngày đêm. Các tháng còn lại khi mà độ ẩm lớn, độ bốc hơi nhỏ hơn chỉ khoảng 2,3mm/ngày đêm.
Trong cả năm độ bốc hơi bình quân khoảng 2,8mm/ngày đêm. Độ bốc hơi đo bằng ống Piche và bằng chậu chữ A của khu dự án được xác định trực tiếp từ số liệu thực đo tại Bến Tre. Độ bốc hơi lớn nhất tuyệt đối đo bằng chữ A: ZmaxA = 29,1mm/ngày đêm và bằng ống Piche: ZmaxP = 12,2mm/ngày đêm.
Gió
Trong năm hình thành 2 mùa gió chính:
Gió mùa đơng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hướng gió chủ yếu Đơng - Đơng Bắc. Vận tốc gió trung bình khoảng 2,4m/s đến 4,5m/s.
Gió mùa hạ từ tháng 5 đến 11 theo hướng Tây - Tây Nam. Tốc độ gió bình qn chỉ vào khoảng 2,2m/s đến 4,2m/s.
Hai mùa gió chính đã tạo nên hai mùa khí hậu riêng biệt. Gió mùa mùa đơng lạnh, khơ và gió mùa mùa hạ mang nhiều hơi ẩm gặp các nhiễu loạn thời tiết khác gây mưa.
2.1.4 Thủy văn
Chế độ thủy văn của huyện Giồng Trôm thuộc vùng cửa sông ven biển, nên phụ thuộc chính vào chế độ thủy triều biển Đơng qua sơng Hàm Luông, sông Bến Tre, sông Giồng Trơm, sơng Bình Chánh. Nhìn chung điều hòa và khá ổn định. Sông Bến Tre dài khoảng 30km, chảy từ trung tâm cù lao Bảo (Tân Hào - Giồng Trôm), một nhánh nối với kênh Chẹt Sậy qua sông Ba Lai, một nhánh qua thành phố, đổra sông Hàm Luông. Đây là con đường thủy quan trọng của tỉnh Bến Tre.
Huyện Giồng Trôm nằm giữa 2 sông huyết mạch Ba Lai và Hàm Luông nối liền với mạng lưới kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài đường sông 241km nên việc giao thông thủy rất tiện lợi. Nhân dân thường sử dụng thường sử dụng phương tiện vận tải thủy nhỏ để vận chuyển hàng hóa phục vụ nơng nghiệp và vận chuyển hàng hóa từ huyện đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại.
Diễn biến mực nước trong khu vực theo chế độ bán nhật triều không điều, trong tháng có 2 chu kỳ là triều cường và triều kém. Đỉnh nước bình quân cao nhất vào tháng 10 (130 cm), tháng 11 (132cm), chân triều bình quân cao nhất vào tháng 1 (-39cm), thấp nhất vào tháng 6 (-159cm), với biên độ triều trong năm biến thiên 201 - 242cm.
2.1.5 Tài nguyên
2.1.5.1 Nước mặt
Tỉnh Bến Tre có hệ thống sơng rạch phát triển, với 4 nhánh sông lớn của sông Tiền (thuộc hệ thống sông Cửu Long) là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Trong đó huyện Giồng Trơm bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Ba Lai, Hàm Luông và hệ thống kênh rạch nối các sông lớn với nhau thành mạng lưới chằng chịt.
- Sông Ba Lai: tổng chiều dài khoảng 59km, lưu lượng nước vào mùa lũ khoảng 240m3/s, vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau) khoảng 59m3/s.
- Sơng Hàm Lng: có chiều dài khoảng 71km, là con sông lớn nằm trọn vẹn trong địa giới tỉnh Bến Tre, lịng sơng rộng và sâu nên cung cấp lưu lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác. Vào mùa lũ, lưu lượng nước vào khoảng 3.360m3/s, mùa khô khoảng 828m3/s.
2.1.5.2 Nước ngầm
- Nguồn nước ngầm tầng nông (sâu <100m): Đây là phức hệ chứa nước
Plésistocene, gồm 2 tầng:
Tầng thứ nhất: ở độ sâu từ 30-50 m, phân bố rộng khắp địa bàn tỉnh, với bề dày tầng chứa nước <10m. Nước có tính kiềm, độ PH từ 6.5 - 7, hàm lượng sắt cao từ 0.5-5mg/l, độ mặn dao động từ 454 - 5.654mg/l.
Tầng thứ hai: ở độ sâu từ 60 - 90m, phân bố trãi rộng khắp địa bàn tỉnh, với bề dày tầng nước >10m. Nước có độ PH từ 6 - 7.5, hàm lượng sắt cao từ 0.04 - 10mg/l, độ mặn dao dộng lớn từ 454 - 15.071mg/l, đạt tiêu chuẩn vi sinh.
Hiện nay, nước ngầm nhạt tầng nông đang được khai thác phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân trong chương trình cung cấp nước sạch nông thôn của tỉnh.
- Nước ngầm tầng sâu (trên 100m): gồm 2 phức hệ chứa nước Pleistocène và Miocene.
Phức hệ chứa nước Pleistocene có chứa nhiều lớp đan xen đến chiều sâu 395m, quan trọng nhất là tầng sâu 290 - 0350m, phân bố rộng khắp trong tồn tỉnh. Diện tích phân bố tầng nước nhạt này khoảng 112km2 trãi dài từ thành phố Bến Tre đến phía Bắc phà Rạch Miễu với trữ lượng tiềm năng là 74.368m3/ngày đêm, khả năng khai thác công nghiệp cho phép là 10.500m3/ngày đêm. Các khu vực còn lại nước lợ, mặn.
Phức hệ chứa nước Miocene tồn tại ở độ sâu >400m, gồm nhiều tầng nước: trong đó tầng sâu 410 - 440m có bề dày trung bình tầng chứa nước là 18m. Nước có
chất lượng tương đối tốt, đạt tiêu chuẩn vi sinh, thường bị nhiễm phèn lại nhiễm mặn cao.
2.1.5.3. Đất
Trên điạ bàn huyện Giồng Trơm có 5 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát và đất xáo trộn với 14 loại đất.
- Nhóm đất phù sa chiếm 18,3% diện tích tự nhiên, bao gồm 6 loại đất, phân bố tại khu vực Tây Bắc của huyện; độ phì từ khá đến cao, thành phần cơ giới nặng, giàu mùn đạm, kali khá, nghèo lân dễ tiêu, dung tích hấp thu và độ no bazơ cao, thích nghi canh tác lúa nước và kinh tế vườn trong điều kiện lên tiếp.
- Nhóm đất phèn chiếm 6,5% diện tích tự nhiên, bao gồm 4 loại đất, phân bố
chủ yếu tại khu vực phiá Đơng Nam, hầu hết có tầng sinh phèn sâu trên 50cm; đất giàu mùn đạm và kali nhưng pH và độ no bazơ thấp, nghèo lân, thích nghi canh tác lúa nước, trong điều kiện lên liếp phải qua cải tạo và có biện pháp canh tác hợp lý.
- Nhóm đất mặn chiếm 1,3% diện tích đất tự nhiên, bao gồm 2 loại đất, phân bố tại các xã Hưng Nhượng, Hưng Lễ, thành phần cơ giới nặng, kém thuần thục, giàu mùn đạm và kali, nghèo lân dễ tiêu, bị nhiễm mặn trung bình và ít theo mùa, dung tích hấp thu và độ no bazơ cao, thích nghi canh tác lúa hoặc có thể ngăn mặn lên tiếp.
- Nhóm đất cát chiếm 0,9% diện tích tự nhiên, bao gồm 1 loại đất phân bố tại
Tân Lợi Thạnh, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn và dinh dưỡng, dung tích hấp thụ thấp, thốt nước tốt, phổ thích nghi rộng đối với cây trồng cạn hàng năm và cây lâu năm.
- Nhóm xáo trộn chiếm 59,4% diện tích tự nhiên, bao gồm 1 loại đất, phân bố
trên khắp địa bàn huyện; độ phì từ trung bình đến cao tùy vào loại đất trước khi lên liếp, thích nghi kinh tế vườn.
2.1.5.4 Khoáng sản
Cũng như tỉnh Bến Tre, huyện Giồng Trơm hầu như khơng có các loại khống sản có giá trị cao, nhất là có trữ lượng công nghiệp. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số
loại khống sản có chất lượng, trong đó sét gạch ngói, cát lịng sơng là những khống sản chính của tỉnh, cụ thể một số lại khống sản như:
Cát lịng sơng: Bến Tre có tổng chiều dài sông rạch khoảng 2.367km, nhưng tiềm năng cát sơng thực sự chỉ có ở 4 sơng lớn: sơng Tiền, Cổ Chiên, Hàm Luông và Ba Lai. Trữ lượng qua thăm dị vào khoảng 316.773 ngàn m3. Trong đó, huyện Giồng Trơm hiện có 04 mỏ cát trân sơng Hàm Luông. Định hướng đến năm 2020 huyện bổ sung 02 xã thăm dò khai thác là Hưng Phong, Hưng Lễ.
Sét dùng cho sản xuất gạch ngói, tồn tại ở 3 dạng: loại sét vàng, đỏ có khi xám đen, pha đất thịt và các mịn ở các cồn. Loại đất xám xanh nằm ở khu vực nước lợ, có độ nhớt cao. Loại sét gốm sứ nằm thành vỉa màu trắng dẻo, xuất hiện ở những trũng giữa hai dòng cát, do đồng thủy triều tạo nên.
2.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch thực hiện năm 2014 theo từng vùng như sau:
Khu vực I phía Bắc ĐT.885 (Nơng - Lâm - Thủy sản): tổng GDP năm 2013 ước là 1.497.257 triệu đồng, đạt 45,56% và kế hoạch năm 2014, GDP là 1.645.807 triệu đồng đạt 42,27%.
Khu vực II nằm giữa ĐT.885 và ĐT.887 (Công nghiệp - Xây dựng): GDP năm 2013 ước là 575.082 triệu đồng, đạt 23,04% và kế hoạch năm 2014, GDP là 975.241 triệu đồng đạt 24,85%.
Khu vực III phía Nam ĐT.887 (Dịch vụ): GDP năm 2013 ước là 1.032.288 triệu đồng, đạt 31,41% và kế hoạch năm 2014, GDP là 1.249.304 triệu đồng đạt 32,43%.
Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2013 ước tính khoảng 21,33 triệu đồng và kế hoạch năm 2014 khoảng 25,10 triệu đồng.
2.2.1 Điều kiện kinh tế
+Trồng trọt: Giồng Trôm là huyện đã từ lâu nổi trội về sớm phát triển mạnh lĩnh vực trồng trọt so với nhiều địa phương khác trong tỉnh. Đây cũng là huyện đi đầu trong xây dựng nhiều mơ hình trồng trọt đạt hiệu quảvà được nhân rộng trong toàn tỉnh. Trong tổng diện tích đất nơng nghiệp - thủy sản tồn huyện là 24.300 ha ( trong đó ni thủy sản 1.202 ha), cây dừa chiếm 16.770 ha, cây lúa chiếm 3.083 ha, cây ăn trái chiếm trên 4.782 ha. Như vậy, còn lại chỉ trên 1.000 ha là trồng mía, rau màu, cỏ, ni trồng thủy sản, trong đó diện tích mía cịn chiếm hơn 500 ha (tập trung chủ yếu tại xã Châu Bình).
+Hoạt động chăn Ni tăng 25,32% so với năm 2013. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được tập trung thực hiện: các ổ bệnh xảy ra trên gia cầm đã được sử lý kịp thời; cơng tác tiêm phịng định kỳ, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại phòng chống dịch bệnh trên gia súc - gia cầm đợt I, đạt 100% chỉ tiêu phân bổ; tiêu độc khử trùng 1.083 xe vận chuyển động vật.
Công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 240,53 tỷ đồng, 51,03% kế hoạch, tăng 23,02% so với cùng kỳ năm 2013.
+ Một số mặt hàng công nghiệp, thủ công công nghiệp tăng so cùng kỳnhư: chỉ sơ dừa, cơ khí, may mặc, cơm dừa nạo sấy,... Các mặt hàng còn lại sản xuất ổn định.
+ Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp nên bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, đặc biệt là CCN Phong Nẫm thiếu vốn cho việc đầu tư hạ tầng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thu hút đầu tư nên hiện nay các dự án đầu tư vào CCN cịn ít, trong đó có 03 nhà máy: Cơng ty Cổ phần thực phẩm và Đồ uống dừa Mê kơng (với diện tích 5,1 ha đã khởi công xây