7. Kết cấu của đồ án
2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020.
Quan điểm và định hướng và phát triển
- Tiếp tục khơi dậy và phát huy tối đa nguồn nội lực, phát huy sức mạnh của tất cả thanh phàn kinh tế nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo định hướng bền vững.
- Phát triển nhanh các ngành kinh tế, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụcác sản phẩm, hàng hóa; nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quảvà sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn kinh tế.
- Phát triển nguồn lực, coi trọng phát huy nhân tố con người, nâng cao năng lực giáo dục, đào tạo và trình độ dân trí cho dân cư.
- Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉtiêu công bằng xã hội - Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệmôi trường sinh thái. - Kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng.
Định hướng chiến lược phát triển thời kỳ 2006 - 2020
- Huy động cao nhất các nguồn lực, trước hết là nội lực trong Tỉnh, Huyện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp, xây dựng môi trường và nền tảng hạ tầng công nông nghiệp, thương mại dịch vụ từ đó thu hút đầu tư trong và ngoài Tỉnh, kể cả ngoài nước, tạo ra một tiểu vùng sản xuất - kinh doanh hàng hóa quan trọng của Tỉnh, với tốc độphát triển cao, hiệu quả, bền vững.
- Lấy nông ngư nghiệp làm nền tảng, lấy thương mại dịch vụ, công nghiệp và đô thịhóa làm lực đẩy phát triển kinh tế.
- Gắn phát triển kinh tếxã hội của Huyện với kinh tếxã hội của thành phố Bến Tre và thị trấn Ba Tri, hình thành trục phát triển vùng trung tâm tỉnh Bến Tre, tiếp tục phát triển các mặt văn hóa nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân ngày càng ngang bằng với 2 thịxã nêu trên.
- Định hướng đầu tư chiến lược là:
+ Hình thành 3 cụm công nghiệp tại thị trấn Giồng Trôm, Phong Nẫm và Thạnh Phú Đông, tạo sức hút kinh tế - đầu tư trong và ngoài Huyện, làm vệ tinh hữu
huyện Giồng Trôm. Khu vực trước đây dự kiến quy hoạch Cụm công nghiệp Phước Long - Sơn Phú.
+ Nhanh chóng hoàn chỉnh xây dựng khu đô thị trung tâm tại thị trấn Giồng Trôm đạt tiêu chuẩn loại 5, phát huy vai trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển mạnh thương mại dịch vụ.
+ Phát triển nhanh 2 đô thị loại 5 mới Mỹ Thạnh, Phước Long và 5 thị tứChâu Hòa, Lương Quới, Tân Hào, Sơn Đốc, Thạnh Phú Đông theo hướng làm điểm tập kết hàng hóa, sơ chế, trung tâm phân phối và cung ứng hàng hóa cho tiểu vùng, trong đó Thạnh Phú Đông có khả năng tiếp cận chuẩn đô thị loại 5 chung quanh năm 2020; xây dựng hoàn chỉnh chợ vựa nông sản Lương Quới.
+ Khu vực nông thôn phát triền nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, rau màu thực phẩm, dừa, trái cây, chăn nuôi và các dịch vụ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, gắn liền với bảo quản, sơ chế nhỏ.
-Với định hướng chung như trên, định hướng phát triển của vùng lãnh thổnhư sau:
+Vùng I (Bắc ĐT.885), diện tích 12.100 ha (39% diện tích tự nhiên) dự kiến là vùng phát triển nhanh trong giai đoạn 2006 - 2010 và ổn định dần tốc độ tăng trưởng sau năm 2015, được xem là vùng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng nhất với 2 đô thịở 2 cực là thị trấn Giồng Trôm và Mỹ Thạnh, đô thịtrung gian là thị tứ Lương Quới.
+ Vùng II (giữa ĐT.885 và ĐT.887), diện tích 8.300 ha (27% diện tích tự nhiên), là vùng phát triển chủ yếu là nông nghiệp, đô thị quan trọng nhất là thị tứ Tân Hào.
+ Vùng III (Nam ĐT.887), diện tích 10.800 ha (35% diện tích tự nhiên), dự kiến là vùng sẽphát triển nhanh sau năm 2010 và tăng nhanh tốc độtăng trưởng sau năm 2015, được xem là vùng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng hàng thứ hai của huyện với khu công nghiệp Phước Long - Sơn Phú; các đô thị quan trọng là TT Phước Long, TT Thạnh Phú Đông, thị tứSơn Đốc.
Tóm lại, từ nay đến năm 2020, nền kinh tế của huyện Giồng Trôm sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn, bền vững, có hiệu quả, góp phần với tỉnh Bến Tre nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu kinh tếNông nghiệp - Thương mại dịch vụvà công nghiệp và tiến dần sang Thương mại dịch vụ- Nông công nghiệp.
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE