Ảnh hố rác hữu cơ tại một hộ gia đình tại Tân Lợi Thạnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện giồng trôm, tỉnh bến tre quy hoạch đến năm 2035 (Trang 72)

Hình 3.8. Cách xử lý rác của các hộ gia đình

Nhận xét:

Điều tra 220 hộ gia đình về phương pháp thu gom, xử lý, có thể thấy được phương pháp phổ biến nhất là đốt. Nhiều hộ gia đình kết hợp nhiều phương pháp để xử lý rác như đốt, chôn lấp hoặc xử lý sinh học. Phương pháp đốt phổ biến vì phương pháp này dễ thực hiện, lượng rác các hộ gia đình khơng nhiều, thành phần rác dễ cháy ( rác vườn, nilon, nhựa ...)

Người dân không giao rác cho Cơng ty Cơng trình đơ thị mà tự xử lý là vì:

- Các hộ gia đình tự nhận thấy số lượng rác tại gia đình khơng đáng kể, có thể tự xử lý được, quảng đường từ các hộ gia đình đến các khu vực tập kết rác xa,

- các hộ gia đình khơng nhận được thơng tin về việc đăng ký thu gom rác.

- Do đường giao thông không thuận lợi, xe thu gom không đến được các xã.

- Do ở cấp xã không đăng ký thu gom, các xã tuyên truyền hướng dẫn các ấp tự xử lý rác bằng phương pháp đốt rác vô cơ cơ ( nilon, nhựa ...) và chôn rác hữu cơ ( rác thực phẩm, rác vườn ...)

Phương pháp xử lý rác gây ra các vấn đề: Tác hại của việc đốt

61% 10% 7% 9% 11%2% CÁCH XỬ LÝ RÁC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH

Đốt rác vơ cơ và rác hữu cơ được đổ xuống hố Đốt rác vô cơ và rác hữu cơ được dùng lấp mương, ao

Đốt rác vô cơ và đổ rác hữu cơ ra vườn(ủ làm phân)

Trong CTR thường chứa các loại vật liệu thừa như chai nhựa, cao su, túi nilon…; khi đốt ở nhiệt độ thấp chúng cháy khơng triệt để và các khí độc thốt ra ngồi, trong đó có các chất nguy hại như oxit carbon, hydro carbon dễ bay hơi và cả benzen, dioxin – những chất có thể gây ung thư. Đốt rác theo phương pháp thủ cơng trong khu dân cư thì các chất có hại trên sẽ phân tán trong khơng khí đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ; hậu quả không chỉ dừng lại ở hiện tượng khó thở, ho, nơn mửa, viêm đường hơ hấp, đau mắt… mà cịn tăng nguy cơ các bệnh ung thư. Biện pháp tốt nhất là tách riêng các loại chất thải nói trên để tái chế thành sản phẩm hoặc xử lý bằng các lò đốt chuyên dụng.

Tác hại của hố rác không hợp vệ sinh là nơi ẩn chứa những nguy cơ lớn về sức khoẻ và môi trường:

- Mầm bệnh trong rác mang đến những dịch bệnh có hai cho sức khoẻ như bệnh tiêu chảy và dịch tả, bệnh ghẻ, uốn ván, bệnh nấm, các nhiễm trùng da và mắt.

- Các hoá chất độc hại trong rác rỉ nước đi vào nguồn nước và đất, làm nhiễm độc cho người.

.- Rác trong các túi nilon và khi đem đổ xuống hố hoặc lấp mương thì khơng chỉ có túi phân huỷ chậm mà nó cịn ngăn cản sự phân huỷ của các chất đựng bên trong đó. Túi ninol nằm lẫn trong đất sẽ cản trở hệ vi sinh vật đất hoạt động, dễ rửa trôi đất, gây bạc màu.

Mơ hình ủ phân compost của các hộ dân tại xã Châu Bình và xã Thạnh Phú Đơng

Mơ hình ủ phân compost là một q trình sinh học trong xử lý chất thải hữu cơ. Mơ hình hướng đến các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hồn cảnh khó khăn.

Hình 3.9. Một hộ gia đình tại xã Thạnh Phú Đơng xử lý rác bằng thùng compost

Cuộc vận động xây dựng gia đình "5 khơng, 3 sạch" được Trung ương Hội LHPN triển khai vào đầu năm 2010, sau đó được Tỉnh Hội chọn xã Thạnh Phú Đơng, huyện Giồng Trôm, làm điểm để triển khai vào tháng 9/2011.

-

Hình 3.10 Đồn đến tham quan một mơ hình xử lý CTR bằng thùng compost tại xã Thạnh Phú Đông ngày 28/11/2014.

Hội LHPN tỉnh đã xã hỗ trợ 40 thùng rác ủ phân compost cho 40 hộ gia đình diện hộ nghèo và chính sách tại ấp điểm 1B, xã Thạnh Phú Đông, Giồng Trôm; đồng thời, tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng thùng compost, tạo phân hữu cơ trồng hoa màu tại hộ gia đình.

Thùng rác này có nhiều lỗ nhỏ để thốt khơng khí, có một cửa phía dưới để lấy phân thành phẩm ra ngồi.

Theo đó, hằng ngày, các loại CTR sinh hoạt trong gia đình được thu gom và phân loại: lá cây, cỏ khô, cơm thừa, cá cặn và rau quả hư hỏng... sẽ được cho vào thùng và đậy kín nắp.

Cứ thế, sau khoảng 60 ngày, CTR sẽ được các loại vi sinh vật phân hủy biến thành phân hữu cơ, hay cịn gọi là phân Compost, rất có lợi cho cây trồng.

Đến nay, mơ hình này đã phát huy hiệu quả cao tại đây. Từ đó, Hội LHPN xã đã phát động nhân rộng 7/8 ấp, có 25 cán bộ, hội viên tự trang bị thùng compost xử

Ưu điểm của cách làm này là chi phí khơng cao (mỗi thùng trị giá hơn 300 nghìn đồng) và cách thực hiện đơn giản: ủ rác lá cây và các loại rác có thể phân huỷ vào thùng và tưới nước ủ lại, phía dưới thùng có chiếc hộc để lấy phân hữu cơ khi rác đã phân huỷ.

Ngoài xã điểm Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, Hội LHPN tỉnh tiếp tục triển khai mơ hình xử lý CTR bằng thùng compost tại xã Châu Bình với trợ 40 thùng ủ phân compost cho 40 hộ gia đình diện hộ nghèo và chính sách.

Qui trình ủ rác hữu cơ làm phân compost (gồm 03 bước)

Bước 1: Làm thùng ủ rác hữu cơ và chọn vị trí đặt thùng

- Chọn loại thùng bằng nhựa, hình trịn, dung tích 160 lít được bán phổ biến tại các chợ;

- Đối với thùng nhựa, vách thùng được khoan nhiều lỗ nhỏ cách nhau 10 cm -15 cm đều nhau. Hai bên thành thùng gần mép đáy thùng được khoan 2 cửa vuông khoảng 2 - 3 tấc vng để lấy phân (xem hình đính kèm);

- Chọn vị trí đặt thùng: Cách xa nguồn nước sinh hoạt, làm bệ bằng gạch, bệ xi măng, đặt chậu nhựa để thu nước rỉ từ rác. Nước rỉ được dùng tưới lên đống rác ủ trong thùng giúp rác mau phân hủy thành phân.

Bước 2: Phân loại rác và bỏ rác hữu cơ vào thùng

- Rác hữu cơ: Là các loại rác phân hủy nhanh (vài tháng) như các loại rau, trái, rơm, các loại lá non, thực phẩm, phân gia súc… bỏ nguyên liệu rác hữu cơ đã được phân loại vào thùng ủ.

* Lưu ý: Không đưa vào lá bạch đàn, lá tràm, lá xả tươi, vỏ cam, quýt vì các loại

này chứa tinh dầu làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật.

- Rác vơ cơ: Là các loại rác khơ, khó phân hủy như vỏ ruột của các loại xe, sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, thân, cát,…Rác vơ cơ có thể được tái sử dụng hoặc tái chế. Bước 3: Quá trình ủ rác thành phân compost

1. Kiểm tra độ ẩm

khô, rơm rạ để điều chỉnh độ ẩm.

- Nếu bóp thấy rác dính chặt thì độ ẩm đạt u cầu.

- Nếu bóp thấy rác khơng dính chặt (bời rời) thì khơng đủ nước, cần bổ sung thêm nước (vừa đủ).

2. Đảo trộn và kiểm tra nhiệt độ

- Sau 10 ngày đảo phân trộn đều rác trong thùng một lần (chú ý đảo từ trong ra ngoài và đảo từ ngoài vào trong để các vật liệu được trộn đều). Tại mỗi lần đảo nếu thấy phân bị khô ta cần phải bổ sung thêm nước bằng cách tưới để độ ẩm luôn đạt 60%;

- Sau 2 tháng, rác sẽ phân hủy thành phân compost.

- Kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng một cành tươi cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 5 hoặc 6 ngày rút cành cây ra khỏi đống phân và sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu thấy cành cây nóng mạnh là đạt yêu cầu.

- Nếu nhiệt độ khơng tăng lên thì đống phân ủ khơng đạt yêu cầu có thể do thiếu ẩm, thiếu vi sinh vật hoặc do nén lên các vật liệu quá chặt.

3. Khi rác có mùi hơi, ruồi nhặng

- Rải một lớp đất mỏng khô hoặc rơm rạ, lá cỏ khô;

- Hoặc dùng tro bếp rải lên bề mặt đống ủ để giảm mùi hơi và ruồi, sau đó tiếp tục bổ sung thêm rác;

- Không nên bổ sung thêm nước vào thùng rác. 4. Lấy phân compost ra ngoài

- Sau 2-3 tháng thì lớp phân bên dưới đáy thùng sẽ phân hủy trước. Ta lấy phân ra từ 2 cửa bên dưới.

- Phân tơi xốp, hạt mịn, khơng có mùi hơi thối, ngã màu nâu đen (đặc điểm của phân compost) lấy ra ở cửa bên dưới bón cho rau màu, cây kiểng.

- Nếu phân lấy ra bị ướt, chưa mịn thì chưa đạt yêu cầu. Ta bỏ phân này ủ trở lại vào thùng và trộn chung với rơm rạ, lá cây khô hoặc tro bếp để giảm độ ẩm (nếu phân

* Một số vấn đề cần lưu ý:

- Phân compost khi được lấy từ thùng ra, tốt nhất nên để phơi gió 1- 2 ngày để giảm nhiệt độ mới đưa vào bón cây trồng.

- Thời điểm ủ phân tốt nhất trong năm là khi có sẵn nhiều loại vật liệu từ phân xanh, rơm, rạ,…

Lợi ích về mơi trường của mơ hình xử lý rác hữu cơ làm phân compost:

+ Hạn chế ô nhiễm khơng khí do đốt rác và diện tích chơn lắp rác (trung bình 4 tấn rác hữu cơ sau khi xử lý thu hồi 1 tấn phân compost).

+ Có nguồn phân hữu cơ bổ sung chất dinh dưỡng trong đất trồng.

+ Giảm bớt sự lạm dụng phân hóa học trong sản xuất và chi phí sản xuất do giá phân hóa học ngày càng cao.

+ Mang tính giáo dục mơi trường vì địi hỏi tổ chức cộng đồng phân loại rác tại nguồn. Đây là lĩnh vực thuộc về mặt xã hội - kinh tế, giáo dục ý thức cho cộng đồng chuyển đổi hành vi và trở thành thói quen bảo vệ mơi trường về lâu dài.

Lợi ích về kinh tế: Mơ hình xử lý rác hữu cơ thành phân compost đã được thử nghiệm trong nông hộ và phân compost đã được đem bón trong đất trồng một số loại rau, củ, hoa kiểng với kết quả khả quan; đồng thời, giảm được chi phí mua phân bón.

Vì vậy, để tìm ra cách xử lý rác hiệu quả sao cho hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường và con người đồng thời tiết kiệm tài ngun, cơng ty TNHH 01 thành viên Cơng trình Đơ thị tỉnh Bến Tre đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo thiết bị và hoàn chỉnh quy trinh phân loại rác đã qua phân hủy tại bãi rác Phú Hưng – Thành phố Bến Tre”. Thơng qua đề tài này nhóm tác giả đã tiến hành khảo nghiệm và đưa ra quy trình cơng nghệ để thực hiện và xử lý CTR sinh hoạt có sự hỗ trợ của doanh nghiệp cơ khí Phương Nhi.

Quy trình phân loại rác gồm các bước sau:

- Từ bãi rác, trong nhà máy rác được xe xúc chuyển đến phễu cấp liệu của nhà máy đánh tơi, máy có nhiệm vụ định lượng và làm tơi các thành phần rác tạo điều kiện để khơng khí hịa trộn, giúp q trình phân loại tốt hơn.

- Từ nhà máy đánh tơi, rác được đưa xuống trống phân loại thơ (phân loại kích thước lớn). q trình quay, đảo lộn nhờ các răng nâng bên trong trống sẽ phân loại rác theo 2 nhóm: nhóm có kích thước lớn và nhóm có kích thước nhỏ.

 Nhóm có kích thước lớn chủ yếu là rác vơ cơ như: túi nilon, vải, thủy tinh,... tiếp tục được phân loại trên băng tải. Phần túi nilon chiếm đa số được băng tải chuyển đến máy ép kiện với tỷ lệ ép 10/1. Các rác vô cơ khác được thu gom và chuyển đi chơn lấp.

 Đối với nhóm có kích thước nhỏ bao gồm: rác hữu cơ và một số rác vơ cơ có kích thước nhỏ được tiếp tục phân loại trên một băng tải khác. Rác vô cơ như kim loại, đá sỏi,... được thu gom và chôn lấp. Hỗn hợp rác hữu cơ và một phần rác vô cơ nhỏ tiếp tục chuyển sang thiết bị nghiền tinh.

- Tại thiết bị nghiền tinh có nhiệm vụ làm nhỏ phần rác hữu cơ (có độ cứng kém hơn rác vơ cơ) giúp cho q trình phân loại tinh tốt hơn. Phân loại tinh chia thành 2 sản phẩm: rác hữu cơ (và số ít bả vô cơ nhỏ) được đóng bao dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ hay phân vi sinh. Hỗn hợp các loại rác vơ cơ có kích thước nhỏ được thu gom và chuyển đi chôn lấp.

- Ngồi dây chuyền cơng nghệ trên, cịn có một số xe máy, thiết bị khác phục vụ cho hệ thống máy nghiền rác như: xe đào, xe xúc, xe trung chuyển 2 cầu, nhân công cho mỗi công đoạn.

- Máy được lắp ráp hoàn chỉnh và đưa vào vận hành với công suất hơn 4,5 tấn/ giờ. Điện năng tiêu thụ 100kwh. Ưu điểm của công nghệ sử dụng động cơ nhỏ, gọn. việc điều chỉnh khoảng cách, bố trí vị trí lắp đặt thay đổi tùy vào địa hình, ít tốn diện tích và cơng nghệ và kết cấu đơn giản, có thể thực hiện ở các xưởng vừa, vận hành đơn giản, ít cơng nhân. Giá thành thấp, nguyên liệu tạo ra là mùn có thể tận dụng bón cây trồng cho cơng ty.

Đề tài được hội đồng KH&CN đánh giá cao và nghiệm thu loại xuất sắc. Các thành viên trong hội đồng cho rằng thiết kế phù hợp, hiệu quả. Thơng qua đề

thấp. Cụ thể tổng chi phí để thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo thiết bị và hồn chỉnh quy trình cơng nghệ phân loại rác qua phân hủy chỉ cần sử dụng 1,1 tỷ đồng, trong đó sở KH&CN hỗ trợ 700 triệu đồng.

Ưu điểm:

- Dây chuyền phân loại rác được thiết kế đơn giản, an toàn.

- Dễ quản lý, dễ vận hành, giá thành rẻ.

- Thời gian sử dụng lâu.

Nhược điểm

- Quá trình làm việc còn ồn

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ CTRSH TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM –TỈNH BẾN TRE

4.1. Đánh giáhiện trạng quản lý CTR

4.1.1 Đối với công tác thu gom

Hiện nay, Cơng ty Cơng trình Đơ thị chỉ quản lý và thực hiện công tác gom rác ở 12 xã của huyện Giồng Trơm có đăng kí tham gia, giao rác cho cơng ty, cịn 10 xã cịn lại thì khơng tham gia, 1 phần là do các xã này có biện pháp xử lý riêng. Nhìn chung việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của huyện cịn nhiều khó khăn. Rác sau khi thu gom sẽ chuyển đến bãi rác Tân Thanh và bãi rác Phú Hưng.

Cho đến nay huyện vẫn chưa có chương trình phân loại rác tại nguồn, nên tại các nguồn phát sinh các thành phần có khả năng tái chế và khơng tái chế được đổ lẫn lộn với nhau. Vì khơng có thiết bị phân loại hịan chỉnh nên việc phân loại rác gặp khó khăn. Hầu hết các cơng đoạn thu gom, phân loại đều bằng công tác thủ cơng là chính, làm thất thốt một phần các ngun vật liệu có thể tái sinh do thực hiện cơng tác này khơng được chính xác. Khối lượng rác ngày càng tăng, trong khi công tác thi gom, vận chuyển, xử lý chưa đúng quy định đặt ra gây khó khăn trong cơng tác quản lý. Nên cần có nhiều biện pháp quản lý tích cực hơn trong vấn đề này. Công tác thu gom CTR sinh hoạt tại Cơng ty Cơng trình Đơ thị với những năm qua đã có nhiều cố găng để đạt hiệu quả cao, nhằm hồn thành các nhiệm vụ về kinh tế, mơi trường, xã hội mà cơng ty được nhà nước giao phó.

Tuy nhiên, cũng có những tồn tại nhược điểm mà công tác thu gom cần khắc phục. Để được như vậy cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành có liên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện giồng trôm, tỉnh bến tre quy hoạch đến năm 2035 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)