CHƯƯƠNG 5 TÀI CHÍNH CÔNG
5.2.5. Bi chi NSNN vàn công ợ
5.2.5.1. Bội chi NSNN
a. Khái niệm
Bội chi NSNN là tình trạng chi NSNN vượt quá thu NSNN trong một năm Bội chi cơ cấu là bội chi NSNN do thay đổi chính sách thu – chi của NN Bội chi chu kỳ là bội chi do sự biến động của chu kỳ kinh tế
Bội chi với quy mô lớn và kéo dài là nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, gia tăng nợ công.
b. Các biện pháp xử lý bội chi
- Tăng thuế và cắt giảm chi NSNN: cải thiện được tình trạng bội chi nhưng bị giới hạn về phạm vi và quy mô. Tăng thuế trong điều kiện GDP còn hạn chế làm giảm
động lực phát triển kinh tế; giảm chi vượt quá mức giới hạn sẽ hạn chế cầu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội
- Phát hành tiền: huy động vốn nhanh chóng để cân đối NSNN, tốn kém ít chi phí. Nếu NHTW phát hành trực tiếp trong điều kiện bội chi vượt quá yêu cầu của lưu thông tiền tệ sẽ gây lạm phát và suy thoái kinh tế => NHTW phát hành gián tiếp thông qua cơ chế cho vay đảm bảo bằng trái phiếu Chính phủ
- Vay trong vầ ngoài nước: Tránh được phát hành tiền, nhưng lại gia tăng gánh nặng nợ của chính phủ, dẫn đến bội chi NSNN lớn hơn, tạo áp lực buộc NN phải tăng thuế trog tưương lai
5.2.5.2. Nợ công a. Khái niệm
Nợ công là tất cả các khoản nợ tích tụ từ các khoản vay trong nước và nước ngoài của khu vực công mà trách nhiệm trả nợ trực tiếp hoặc gián tiếp thuộc về NN. Bao gồm nghĩa vụ nợ của TW và các bộ, ngành; nghĩa vụ nợ của các cấp chính quyền địa phưương, nghĩa vụ nợ của NHTW, nghĩa vụ nợ của các thể chế độc lập nhưng được bao cấp bởi NN
b. Mối quan hệ giữa bội chi và nợ công:
Nợ công đáp ứng nhu cầu vốn cho chi đầu tư phát triển, để kích thích phát triển kinh tế - xã hội
Nợ công đáp ứng bù đắp bội chi NSNN, giữ vững cân đối thu chi một cách chủ động
Nợ công góp phần điều tiết vĩ mô kinh tế - xã hội, điều tiết mối quan hệ tích lũy và tiêu dùng, điều tiết và định hướng lưu thông tiền tệ