Những nghiên cứu về trí tuệ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT số 2 tuy phước, huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 31 - 34)

5. Những đóng góp mới của đề tài

1.3.3. Những nghiên cứu về trí tuệ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu trí tuệ mới được tiến hành trong vài chục năm trở lại đây. Trước năm 1975, công trình nghiên cứu trí tuệ của con người chưa được quan tâm nhiều. Một vài công trình do cán bộ ngành y sử dụng để chuẩn đoán trí tuệ của bệnh nhân tâm thần ở bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện nhi Thụy Điển [45]. Cuối những năm 1980 đến nay đã xuất hiện ngày càng nhiều các công công trình nghiên cứu về trí tuệ của học sinh, sinh viên trên nhiều địa bàn khác nhau của đất nước. Kết quả nghiên cứu của các công trình [14], [26], [45]… đã chứng tỏ chuẩn đoán khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm.

Năm 1989, Trần Trọng Thủy [45], tác giả đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ ở học sinh Việt Nam bằng test Raven. Ông đã xác định được chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát triển trí tuệ của học sinh đồng thời xác định được mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và thể lực của học sinh. Kết quả nghiên cứu của ông đã chứng minh được sự phân bố học sinh theo chỉ số IQ gần giống với phân phối chuẩn, có sự khác biệt về chỉ số IQ của học sinh thành thị và nông thôn.

Việc sử dụng test để đánh giá năng lực trí tuệ phát triển chậm hơn so với thế giới và còn nhiều hạn chế. Theo Ngô Công Hoàn (1991), các loại test thử nghiệm trên học sinh Việt Nam, đã được nghiên cứu và xem xét nghiêm túc qua các cuộc Hội thảo khoa học, các công trình nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu trẻ em. Nhiều trắc nghiệm đã được sử dụng để phân loại học sinh ở một số nơi. Ngô Công Hoàn đã nghiên cứu trí tuệ của học sinh lớp thường và lớp chuyên toán ở Hà Nội và Huế đã cho thấy, có sự chênh lệch mức độ phát triển trí tuệ giữa học sinh bình thường và học sinh chuyên toán [14].

Năm 1993, Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh từ 10 đến 14 tuổi ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự

phát triển trí tuệ tăng theo lứa tuổi và có sự phân hóa từ 11 tuổi trở đi, trí tuệ của nam có xu hướng cao hơn nữ.

Năm 1995, Tạ Thúy Lan, Võ Văn Toàn [26] bước đầu nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh cấp II ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh phát triển theo tuổi và có mối tương quan thuận với kết quả học tập.

Năm 1995 -1996, Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan [23], [24] nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh bằng test Raven. Kết quả cho thấy, điểm trí tuệ của học sinh tăng theo tuổi với tốc độ tăng không đều. Ở cùng độ tuổi học sinh nông thôn có điểm trí tuệ thấp hơn so với điểm chuẩn, học sinh ở Hà Nội có điểm trí tuệ cao hơn so với điểm chuẩn. Chỉ số IQ của học sinh nam và nữ không có sự khác biệt rõ rệt. Tác giả khẳng định rằng hoạt động trí tuệ của học sinh không phụ thuộc vào giới tính.

Năm 1998,Tạ Thúy Lan – Mai Văn Hưng [22] đã tiếp tục nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh ở Thanh Hóa, Trần Thị Loan (2002) [30] nghiên cứu thể lực và trí tuệ học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại quận Cầu Giấy Hà Nội cũng cho kết quả tương tự rằng quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và không phụ thuộc vào giới tính.

Trần Thị Loan (2002) nghiên cứu trí tuệ của học sinh ở độ tuổi 6 đến 17 tuổi, mối liên quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh phổ thông. Kết quả cho thấy, điểm trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đồng đều, năng lực trí tuệ của học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác biệt. Quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và không phụ thuộc giới tính. Đồng thời giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh có mối tương quan thuận nhưng không chặt chẽ.

Mai Văn Hưng (2003) đã nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường đại học phía Bắc Việt Nam. Kết quả

nghiên cứu cho thấy, mối tương quan thuận không chặt chẽ giữa trí tuệ và các chỉ số thể lực khác.

Theo Nguyễn Thị Tường Loan (2018): Trí tuệ là một loại hình hoạt động tư duy bậc cao ở người, nó liên quan đến mọi hoạt động thể chất và tinh thần. Việc nghiên cứu trí tuệ đã được nhiều ngành khoa học quan tâm như tâm lý học, sinh lý học, xã hội học, tâm thần học và cả toán học… Điểm test thay đổi theo lứa tuổi, trẻ càng lớn điểm test trung bình càng cao. Điểm test Raven của học sinh ở các thời điểm, địa bàn khác nhau không giống nhau [28].

Thực tế, có rất nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số hình thái, sinh lý và hoạt động thần kinh ở học sinh nhiều cấp từ mầm non, tiểu học, THCS và đến THPT diễn ra trên nhiều tỉnh khác nhau trên cả nước về các chỉ số hình thái, sinh lý và năng lực trí tuệ của người Việt Nam. Tiêu biểu là các tác giả gần đây như Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) [37], Vũ Ngọc Uyên Phương (2014)[38], Phan Thị Bích Tuyền (2014)[55],Nguyễn Thị Hồng (2017)[15], Nguyễn Thị Thịnh (2018)[47] … Kết quả nghiên cứu đều thể hiện chỉ số IQ của học sinh đều tăng dần theo lứa tuổi và IQ của Nam đều cao hơn nữ. Chỉ số IQ trung bình của học sinh không phụ thuộc vào số con và thứ tự con trong gia đình.

Đã có hàng loạt nghiên cứu về năng lực trí tuệ của học sinh các lứa tuổi trên nhiều vùng miền, nhiều dân tộc của cả nước. Hầu hết, các nghiên cứu cho thấy, quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và không có sự khác biệt theo giới tính. Năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và có mối tương quan thuận với học lực. Giữa năng lực trí tuệ và BMI có mối tương quan thuận, nhưng hệ số tương quan thấp, điều đó chứng tỏ thể lực ít ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ [28].

Như vậy, các công trình nghiên cứu về trí tuệ và mối tương quan giữa trí tuệ với các chỉ số sinh học khá phổ biến và thu được những kết quả nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT số 2 tuy phước, huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)