5. Những đóng góp mới của đề tài
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái - thể lực
+ Chiều cao đứng:
Đơn vị đo là cm, dụng cụ đo là thước đo chiều cao có độ chính xác đến 1mm. Theo phương pháp đo cổ điển của Martin (ba điểm nhô ra nhất về phía sau của lưng, mông, vai chạm thước; đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và điểm giữa bờ vai trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thẳng ngang vuông góc với trục cơ thể). Người được đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, không mang dép, hai gót chân sát nhau sao cho 4 điểm chân, lưng, mông, gót chạm vào thước [30].
+ Cân nặng:
Được xác định bằng cân y tế có độ chính xác đến 0,1kg. Cân được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, các đối tượng đo mặc quần áo mỏng, đứng thẳng sao cho trọng tâm cơ thể rơi vào điểm giữa cân, đo xa bữa ăn [30].
+ Vòng ngực trung bình:
Dụng cụ đo là thước dây có độ chính xác đến 0,1mm. đo ở tư thế đứng thẳng, vòng thước dây quanh ngực vuông góc với cột sống và đi qua xương bả vai ở phía sau và mũi ức ở phía trước. Đo ở hai thì hít vào và thở ra hết sức sau đó lấy trung bình cộng [30].
+ Chỉ số BMI:
Theotổ chức y tế thế giới WHO (1995), BMI được phân loại theo bảng 2.2: Công thức tính của BMI = M2
h
Trong đó M là cân nặng (kg); h là chiều cao đứng (m).
Ngoài ra, BMI được đánh giá theo tiêu chuẩn của CDC dùng cho trẻ từ 2 đến 20 tuổi thể hiện ở biểu đồ 2.1 và 2.2 [54] theo tuổi và theo giới tính.
Bảng 2.2 BMI dành cho trẻ thuộc châu Á từ 2 – 20 tuổi
STT BMI Phân loại
1 BMI ≥ 29 Béo phì
2 25 ≤ BMI ≤ 28,9 Nguy cơ béo phì 3 16,5 ≤ BMI ≤ 24,9 Bình thường 4 BMI < 16,5 Thiếu cân
Biểu đồ 2.1 BMI từ 2 -20 tuổi đối với nam
+ Thiếu cân: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 (percentile < 5th), tương đương với chỉ số BMI <16,5.
+ Sức khỏe dinh dưỡng tốt: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến 85, tương đương với chỉ số BMI nằm trong khoảng 16,5 ≤ BMI ≤ 24,9.
+ Nguy cơ béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 đến 95, tương đương với chỉ số BMI nằm trong khoảng 25≤ BMI ≤ 28,9.
tương đương với chỉ số BMI ≥ 29.
Biểu đồ 2.2 BMI từ 2 -20 tuổi đối với nữ
2.3.3.2 . Phương pháp nghiên cứu các chỉ số sinh lý [30]
+ Nhịp tim
Được xác định bằng ống nghe, khi đo đối tượng ngồi ở tư thế thoải mái, người đo đặt ống nghe vào ngực trái của đối tượng, ở vị trí giữa đốt xương sườn thứ 5 và thứ 6. Đếm nhịp tim trong vòng 1 phút. Lặp lại 3 lần, lấy giá trị trung bình. Nếu kết quả 3 lần khác xa nhau quá thì cho đối tượng nghỉ 15 phút rồi tiến hành đo lại.
+ Huyết áp
Được xác định bằng phương pháp Korotkov, dụng cụ đo là huyết áp kế đồng hồ.
Tư thế đo: đặt cánh tay trái ngang trong tư thế nằm thoải mái, người đo quấn vải cao su của huyết áp kế quanh cánh tay đối tượng, chặt vừa phải, đặt
ống nghe lên động mạch cánh tay dưới tấm cao su để nghe mạch đập và đặt đồng hồ của huyết áp kế trước mặt.
Cách đo: Vặn chặt ốc ở bóp cao su rồi từ từ bơm cho đến khi kim đồng hồ chỉ vào số 150-160 mmHg. Sau đó mở nhẹ ốc cho hơi thoát ra từ từ đồng thời lắng nghe. Trị số trên đồng hồ lúc nghe tiếng đập đầu tiên là chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và tiếng cuối cùng là chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Đo 3 lần và lấy giá trị trung bình.
2.3.3.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số đánh giá về năng lực trí tuệ + Trí tuệ:
Được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm và sử dụng test Raven. Test Raven gồm 5 bộ A, B, C, D, E với 60 khuôn hình có cấu trúc theo nguyên tắc phức tạp dần từ khuôn hình 1 đến khuôn hình 12. Từ bộ A đến bộ E cũng phức tạp dần như vậy. Từng bộ A, B, C, D, E có nội dung riêng, cụ thể:
Bộ A – thể hiện tính toàn vẹn, tính liên tục của cấu trúc. Bộ B – thể hiện sự giống nhau giữa các cặp hình.
Bộ C – thể hiện những thay đổi trong cấu trúc. Bộ D – thể hiện sự thay đổi chổ của các hình.
Bộ E – thể hiện sự phân giải sự hình thành các cấu hình.
Mỗi đối tượng thực nghiệm được phát một quyển test Raven và một phiếu trả lời, sau khi nghe hướng dẫn sẽ làm bài độc lập với thời gian không hạn chế. Thực tế khoảng 45 phút.
Cứ mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm, chỉ có bài tập nào có độ biến thiên cho phép thì mới được tính, nếu không đáp ứng được nhu cầu đó sẽ bị loại và phải làm lại.
IQ = − 15+100
SD X X
Trong đó: IQ - là chỉ số thông minh; X – điểm trắc nghiệm cá nhân;
X - điểm trắc nghiệm trung bình của nhóm người cùng độ tuổi; SD – độ lệch chuẩn.
Sau đó đối chiếu với chỉ số IQ với tiêu chuẩn phân loại hệ số thông minh của D. Wechsler 1955 [61] để tính sự phân bố trẻ theo các mức trí tuệ
Bảng2.3 phân bố mức trí tuệ theo chỉ số IQ của D. Wechsler.
STT Mức trí tuệ Chỉ số IQ Loại trí tuệ
1 I > 130 Rất xuất sắc
2 II 120 – 129 Xuất sắc
3 III 110- 119 Thông minh
4 IV 90 – 109 Trung bình
5 V 80 – 89 Tầm thường
6 VI 70 – 79 Kém
7 VII <70 Ngu đần