5. Những đóng góp mới của đề tài
3.3. NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH
3.3.1. Chỉ số IQ của học sinh
Kết quả nghiên cứu về IQ của học sinh THPT Số 2 Tuy Phước Tuy Phước, Bình Định theo tuổi và giới tính được trình bày ở bảng 3.15:
Bảng 3.15. Chỉ số IQ của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi Chỉ số IQ theo giới tính Nam Nữ Chung 1 X - 2 X P (1-2) n X SD Tăng n X SD Tăng N X SD Tăng
16 211 100,00 15,02 - 174 100,01 15,00 385 100,00 15,01 -0,01 >0,05
17 171 100,02 15,01 0,02 191 100,03 15,01 0,02 362 100,01 15,01 0,01 -0,01 >0,05
18 184 100,00 15,01 -0,02 206 99,94 15,02 -0,09 390 99,99 15,00 -0,02 0,06 >0,05 Trung bình tăng /năm 0,00 -0,03 0,00
Số liệu ở bảng 3.15 cho thấy, chỉ số IQ của học sinh nam và nữ ở độ tuổi từ 16 – 18 có sự khác biệt. Cụ thể, lúc 16 tuổi, chỉ số IQ đạt 100 ± 15,01điểm; lên 17 tuổi, chỉ số IQ đạt 100,01 ± 15,01 điểm tăng 0,01 điểm; đến 18 tuổi thì chỉ số IQ chỉ còn 99,99 ± 15,00 điểm giảm 0,02 điểm. Như vậy, chỉ số IQ của học sinh ở độ tuổi 16 – 18 hầu như không thay đổi.
Xét về giới tính, chỉ số IQ của nam và nữ có sự khác biệt. Cụ thể, Lúc 16 tuổi chỉ số IQ của học sinh nam là 100,00 ± 15,02 điểm, ở nữ là 100,01 ± 15,00 điểm, mức chênh lệch là giảm 0,01điểm, tuy nhiên sự chênh lệch này rất thấp không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lúc 17 tuổi, chỉ số IQ ở học sinh nam là 100,02 ± 15,01điểm, ở nữ là 100,03 ± 15,01 điểm, mức chênh lệch này là 0,01 điểm và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Đến 18 tuổi thì
chỉ số IQ của học sinh nam là 100,00 điểm, ở nữ là 99,94 điểm (P >0,05). Như vậy, ở độ tuổi 16,18 chỉ số IQ của học sinh nam và học sinh nữ là tương đương nhau. Chứng tỏ IQ của học sinh không có sự khác biệt theo giới tính. Kết quả nghiên cứu này thể hiện rõ qua biểu đồ 3.8:
Biểu đồ 3.8 Chỉ số IQ của học sinh theo tuổi và theo giới tính
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, chúng tôi thấy cũng có sự khác nhau, kết quả so sánh được trình bày ở bảng 3.16:
Bảng 3.16. Chỉ số IQ của học sinh theo kết quả của các tác giả khác nhau Giới tính Tuổi Lương
Thanh Khải (2011) Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) Nguyễn Thị Hồng (2017) Nguyễn Thị Thịnh (2018) Lê Thị Thanh Tâm (2019) Nam 16 101,13 95,93 99,42 99,64 100,00 17 101,86 97,39 101,43 108,83 100,02 18 102,27 106,93 100,68 100,90 100,00 Nữ 16 96,57 94,99 95,02 96,78 100,01 17 99,76 96,90 96,84 104,00 100,03 18 101,61 104,55 97,66 100,89 99,94
Kết quả bảng 3.16 cho thấy, số liệu của một số tác giả trong những năm gần đây như Lương Thanh Khải (2011) [17], Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) [37], Nguyễn Thị Hồng (2017) [15], Nguyễn Thị Thịnh(2018) [47], thì chỉ số IQ của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi mức độ chênh lệch không nhiều. Điều này có thể lý giải có thể là do thời điểm, đối tượng và khu vực nghiên cứu giữa chúng tôi và các tác giả có sự khác nhau nên điều kiện sống, học tập và phát triển trí tuệ của học sinh cũng khác nhau. Hơn nữa, trong những năm gần đây kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, tinh thần của con người ngày càng được chú trọng, số con trong mỗi gia đình ít hơn, cơ hội tiếp cận thông tin ở lứa tuổi này như nhau nên trí tuệ nữ giới phát triển không thua kém gì nam giới, chỉ số IQ của nữ và nam tương đương nhau, là điều phù hợp với xu hướng phát triển của nữ ngày nay. Do đó nhu cầu dinh dưỡng, chế độ chăm sóc và giáo dục cho trẻ em ngày càng được quan tâm. Chính vì thế mà chỉ số IQ của học sinh ngày càng được nâng cao.
Như vậy, chỉ số IQ của học sinh từ 16 – 18,Trường THPT Số 2 Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định không có sự thay đổi và không có sự khác biệt về IQ giữa nam và nữ.
3.3.2. Sự phân bố IQ theo mức trí tuệ
Kết quả nghiên cứu về sự phân bố IQ theo mức trí tuệ được thể hiện trong bảng 3.17 và đồ thị 3.1.
Số liệu của bảng 3.17 và đồ thị 3.1 cho thấy, sự phân bố của học sinh giai đoạn 16 - 18 tuổi theo mức trí tuệ thấp hơn phân phối chuẩn. Điều này chứng tỏ sự phát triển của học sinh cũng tuân theo quy luật phát triển chung. Cụ thể, số học sinh có trí tuệ ở mức trung bình (mức IV) là cao nhất 44,77% thấp hơn phân phối chuẩn (50%). Số học sinh có trí tuệ ở mức trên trung bình là 31,84% cao hơn phân phối chuẩn (25%), trong đó số học sinh có trí tuệ đạt
mức thông minh (mức III) chiếm 23,0%, mức xuất sắc (mức II) chiếm 8,8% . Số học sinh có trí tuệ ở mức dưới trung bình là 23,39% thấp hơn phân phối chuẩn (25%), trong đó số học sinh có trí tuệ đạt mức tầm thường (mức V) chiếm 15%, mức kém (mức VI) chiếm 5,9% và mức ngu độn (mức VII) chiếm 2,5%.
Bảng 3.17. Sự phân bố của học sinh theo mức trí tuệ ở các lứa tuổi
Tuổi Giới tính N CHỈ SỐ IQ THEO MỨC TRÍ TUỆ Rất xuất sắc Xuất sắc Thông minh Trung bình Tầm thường Kém Ngu đần n % n % n % n % n % n % N % 16 Nam 211 0 0,00 20 9,5 46 21,8 95 45 29 13,7 17 8,1 4 1,9 Nữ 174 0 0,00 15 8,6 36 20,7 85 48,9 22 12,7 10 5,7 6 3,4 Chung 385 0 0,00 35 9,1 82 21,3 180 46,9 51 13,2 27 7,0 10 2,5 17 Nam 171 0 0,00 10 5,8 55 32,2 59 34,5 35 20,5 6 3,5 6 3,5 Nữ 191 0 0,00 17 8,9 44 23,0 88 46,1 27 14,1 8 4,2 7 3,7 Chung 362 0 0,00 27 7,5 99 27,3 147 40,6 62 17,1 14 3,9 13 3,6 18 Nam 184 0 0,00 12 6,5 43 23,4 82 44,6 29 15,8 16 8,6 2 1,1 Nữ 206 0 0,00 26 12,6 38 18,4 100 48,5 29 14,1 10 4,9 3 1,5 Chung 390 0 0,00 38 9,7 81 20,8 182 46,7 58 14,9 26 6,6 5 1,3 Tổng Nam 566 0 0,00 42 7,4 144 25,5 236 41,7 93 16,4 39 6,9 12 2,1 32,86% 41,70% 25,44% Nữ 571 0 0,00 58 10,2 118 20,7 273 47,8 78 13,7 28 4,8 16 2,8 30,82% 47,81% 21,37% Chung 1137 0 0,00 100 8,8 262 23,0 509 44,8 171 15,0 67 5,9 28 2,5 31,84% 44,77% 23,39%
Trong giai đoạn 16 – 18 tuổi thì giữa các lớp tuổi có các mức trí tuệ là không giống nhau. Cụ thể, ở độ tuổi 16 tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức xuất
sắc (mức II) chiếm 9,1%; mức trí tuệ thông minh (mức III) chiếm 21,3%; mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 46,9%; mức trí tuệ tầm thường (mức V) chiếm 13,2%; mức trí tuệ kém (mức VI) chiếm 7,0%; trí tuệ ngu độn (mức VII) chiếm 2,5%. Sang độ tuổi 17, tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức xuất sắc (mức II) chiếm 7,5%; mức trí tuệ thông minh (mức III) chiếm 27,3%; mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 40,6%; mức trí tuệ tầm thường (mức V) chiếm 17,1%; mức trí tuệ kém (mức VI) chiếm 3,9%; trí tuệ ngu độn (mức VII) chiếm 3,6%. Sang độ tuổi 18, tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức xuất sắc (mức II) chiếm 9,7%; mức trí tuệ thông minh (mức III) chiếm 20,8%; mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 46,7%; mức trí tuệ tầm thường (mức V) chiếm 14,9%; mức trí tuệ kém (mức VI) chiếm 6,6%; trí tuệ ngu độn (mức VII) chiếm 1,3%. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 I II III IV V VI VII
Tuổi 16 Tuổi 17 Tuổi 18 Mức trí tuệ
Đồ thị 3.1. Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ ở các độ tuổi
Từ bảng 3.17 cũng cho thấy, sang độ tuổi 18, tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ xuất sắc (II) và mức trung bình (IV) tăng lên so với độ tuổi 17. Ngược lại, trí tuệ mức ngu độn (VII) giảm nhiều so với tuổi 17. Ở độ tuổi này các em đang
hoàn hiện về nhân cách, ý thức ngày càng được nâng cao nên các em tập trung hơn trong học tập, vì vậy năng lực trí tuệ ngày càng tăng.
Xét theo giới tính, năng lực trí tuệ của học sinh nam và học sinh nữ không giống nhau. Số học sinh có mức trí tuệ trên trung bình (mức II, III) ở nam cao hơn nữ ( nam chiếm 32,86%, nữ chiếm 30,82%). Ngược lại trí tuệ ở mức trung bình (mức IV) ở nữ cao hơn nam (nữ chiếm 47,81%, nam chiếm 41,70%), và dưới trung bình (mức V, VI, VII) thì ở học sinh nam cao hơn học sinh nữ (nữ chiếm 21,37%, nam chiếm 25,44% ).
0 10 20 30 40 50 60 I II III IV V VI VII Nam Nữ Mức trí tuệ
Đồ thị 3.2. Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính
Dựa vào đồ thị 3.2 ta thấy, sự phân bố theo mức trí tuệ của học sinh nam và học sinh nữ đan xen nhau nhưng vẫn thể hiện theo phân phối chuẩn. Tỉ lệ học sinh nam và nữ có trí tuệ mức trung bình (mức IV) là cao nhất.
Như vậy, sự phát triển trí tuệ của học sinh không chỉ dựa vào sự phát triển hoàn thiện của hệ thần kinh mà còn phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố như môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và quan trọng hơn là yếu tố xã hội hay môi trường giáo dục ở trẻ em ngay chính trong gia đình và nhà trường. Nắm
bắt được vấn đề này để góp phần nâng cao trí tuệ cho học sinh, nhà trường cần phải kết hợp bổ sung tri thức và rèn luyện tư duy cho học sinh.
3.4. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU
Con người luôn là một khối thống nhất, hoạt động của các cơ quan cũng như các quá trình sinh lí trong cơ thể đều ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành xét mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số như chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực, chỉ số BMI, tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương của học sinh. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.18:
Bảng 3.18. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với các chỉ số khác.
STT Các chỉ số Hệ số tương quan 1 Chỉ số IQ và chiều cao đứng - 0,0646851 2 Chỉ số IQ và cân nặng 0,005334007 3 Chỉ số IQ và BMI 0,010214074 4 Chỉ số IQ và vòng ngực 0,020294215 5 Chỉ số IQ và nhịp tim -0,009056429 6 Chỉ số IQ và huyết áp tối thiểu 0,014142043 7 Chỉ số IQ và huyết áp tối đa 0,020343707
3.4.1. Mối tương quan giữa IQ với chiều cao của học sinh
Dựa vào kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mối liên quan giữa chỉ số IQ với chỉều cao của học sinh có mối tương quan âm là r =-0,0646851( - 1 < r < 0), hệ số tương quan rất thấpr < 0,3 nên là tương quan yếu. Như vậy
Đồ thị 3.3. Mối tương quan giữa IQ và chiều cao
3.4.2. Mối tương quan giữa IQ với cân nặng của học sinh
Đồ thị 3.4. Mối tương quan giữa chỉ số IQ và cân nặng .
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18 và đồ thị 3.4 cho thấy, hệ số tương quan giữa cân nặng và chỉ số IQ của học sinh là r = 0,005334007. Đây là mối tương quan thuận (0 < r < 1). Trị tuyệt đối của r thấp (r <0,3) thể hiện tương
quan yếu. Mối tương quan giữa IQ và cân nặng được biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính: y = 2,0262x.
3.4.3. Mối tương quan giữa IQ và BMI của học sinh.
Đồ thị 3.5. Mối tương quan giữa IQ và BMI.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18 và đồ thị 3.5 cho thấy, hệ số tương quan giữa chỉ số IQ và BMI của học sinh là r = 0,010214074. Đây là mối tương quan thuận (0 < r <1). Trị tuyệt đối của r thấp ( r <0,3)thể hiện tương
quan yếu. Như vậy, BMI không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số IQ của học sinh. Mối tương quan giữa IQ và cân nặng được biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,1365x
3.4.4. Mối tương quan giữa IQ với vòng ngực của học sinh
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18 và đồ thị 3.6 cho thấy, mối tương quan giữa chỉ số IQ và vòng ngực của học sinh là r = 0,020294215. Đây là mối tương quan thuận vì (0 < r < 1). Giá trị tuyệt đối của r thấp (r < 0,3) nên giữa năng lực trí tuệ và vòng ngực của học sinh là mối tương quan yếu. Như vậy, vòng ngực của học sinh không ảnh hưởng đến chỉ số IQ. Mối tương quan giữa IQ và cân nặng được biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính: y = 1,3542x.
Đồ thị 3.6. Mối tương quan giữa IQ và vòng ngực
3.4.5. Mối tương quan giữa IQ với nhịp tim của học sinh
Đồ thị 3.7. Mối tương quan giữa IQ và nhịp tim
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối tương quan giữa chỉ số IQ và nhịp tim là r = - 0,009056429. Đây là mối tương quan nghịch vì (-1 < r < 0). Giá trị tuyệt đối của r thấp (r < 0,3) nên giữa nhịp tim của học sinh với IQ là mối
tương quan yếu. Hay nói cách khác, nhịp tim không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số IQ của học sinh. Mối tương quan giữa IQ và nhịp tim được biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính: y = 1,3119x.
3.4.6. Mối tương quan giữa IQ với huyết áp tâm trương của học sinh
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối tương quan giữa chỉ số IQ và huyết áp tâm trương là r = 0,014142043. Đây là mối tương quan thuận vì (0< r <1). Giá trị tuyệt đối của r thấp (r < 0,3) nên giữa huyết áp tâm trương của học
sinh với IQ là mối tương quan yếu. Hay nói cách khác, huyết áp tâm trương không ảnh hưởng đến chỉ số IQ của học sinh. Mối tương quan giữa IQ và huyết áp tâm trương được biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính: y = 1,4053x.
Đồ thị 3.8. Mối tương quan giữa IQ và huyết áp tâm trương
3.4.7. Mối tương quan giữa IQ với huyết áp tâm thu của học sinh
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối tương quan giữa chỉ số IQ và huyết áp tâm thu là r = 0,020343707. Đây là mối tương quan thuận vì (0< r <1). Trị tuyệt đối của r thấp ( r <0,3) thể hiện tương quan yếu. Như vậy, huyết áp tâm thu không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số IQ của học sinh. Mối tương quan giữa
IQ và huyết áp tối thiểu được biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,9127x.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT Số 2 Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi rút ra một số kết luận.
1.1. Các chỉ số sinh học của học sinh
- Chiều cao đứng của học sinh trong giai đoạn 16 – 18 tuổi tăng dần theo
lứa tuổi. Chiều cao của học sinh nam lớn hơn chiều cao của học sinh nữ là đáng kể.
- Cân nặng của học sinh tăng dần theo lứa tuổi. Ở tuổi 16, cân nặng
trung bình của học sinh là 48,09 kg, tuổi 17 là 50,52 kg và đạt 50,53 kg ở tuổi 18. Tốc độ tăng không đều.Cân nặng ở nam tăng mạnh hơn đạt 2,22kg/năm, ở nữ tăng chậm hơn đạt 0,45kg/năm và mức tăng trung bình chung cả nam và nữ là 1,12kg/năm.
-Vòng ngực trung bình của học sinh tăng dần theo lứa tuổi. Sự chênh
lệch vòng ngực giữa học sinh nam và nữ là đáng kể.
- Chỉ số BMI của học sinh thay đổi theo tuổi. Ở cùng một lứa tuổi chỉ số
BMI của học sinh nam và nữ là khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn từ 16 – 18 tuổi chỉ số BMI trung bình của học sinh đều đạt từ 19,27 kg/m2 đến 19,76 kg/m2, như vậy tất cả các em đều có một thể trạng tốt.
1.2. Chỉ số sinh lý của học sinh
Các chỉ số về huyết áp động mạch và tần số tim chênh lệch theo tuổi và giới tính trong giai đoạn 16 -18 tuổi.
- Huyết áp động mạch của học sinh trong giai đoạn 16 – 18 tuổi tăng
theo tuổi. Trong cùng một độ tuổi thì huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của học sinh nam đều lớn hơn nữ.
- Tần số tim của học sinh trong giai đoạn 16 – 18 tuổi giảm dần theo tuổi. Trung bình mỗi năm tần số tim của học sinh giảm 0,96 nhịp/phút/năm.
1.3. Năng lực trí tuệ của học sinh
- Chỉ số IQ của học sinh ở độ tuổi 16 – 18 không có sự thay đổi và không có sự khác biệt về giới tính.
1.4. Mối tương quan
- Mối tương quan giữa chỉ số IQ và cân nặng, giữa chỉ số IQ và vòng ngực, giữa chỉ số IQ và BMI, giữa chỉ số IQ và vòng ngực, giữa chỉ số IQ với