5. Những đóng góp mới của đề tài
1.3.2. Những nghiên cứu về trí tuệ ở thế giới
Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ test là Francis Galton (1822-1811) và ông đã xây dựng phòng thực nghiệm nhân trắc vào năm 1884 ở London. Thuật ngữ test được sử dụng rộng rãi sau khi cuốn “Các trắc nghiệm đo lường trí tuệ” của nhà tâm lý học người Mỹ là Cattell J.Mc (học trò Galton) ra đời năm 1890 tại NewYork, trong đó ông đã đưa ra 50 mẫu trắc nghiệm và các trắc nghiệm này đã được sử dụng hơn nửa thế kỷ qua [28].
Năm 1905, trắc nghiệm trí tuệ đã được sử dụng phổ biến rộng rãi trên thế giới khi nhà tâm lý học người Pháp - Alfred Binet (1857-1911) cộng tác với bác sĩ tâm thần Theodore Simon (1873-1961) thực hiện nghiên cứu trí tuệ trên trẻ 3 - 15 tuổi. Các ông đã xây dựng trắc nghiệm trí tuệ Binet - Simon với 50 bài tập dùng cho trẻ em.
Năm 1908, trắc nghiệm này được xuất bản lần thứ hai với số bài test nhiều hơn. Sau đó, hàng loạt trắc nghiệm do Munsterberg H. (1863-1916) xây dựng năm 1910 được dùng vào công tác tuyển chọn nghề nghiệp, góp phần cho nghiên cứu trắc nghiệm phát triển [31].
Tiếp theo đó, năm 1912 nhà triết học và tâm lý học người Đức William Stern [39], lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm “hệ số thông minh” (Intelligence Quotient) viết tắt là IQ. Đó là chỉ số của nhịp độ phát triển trí tuệ đặc trưng cho một đứa trẻ nào đó và cách tính chỉ số thông minh IQ.
Theo tác giả IQ = MA
CA ×100
Trong đó: MA (Mental Age) là tuổi trí tuệ, tính bằng tháng, quy từ điểm trắc nghiệm; CA (Chronological Age) là tuổi thực tế tính bằng tháng, theo thời gian sinh trưởng của mỗi người. Tuy nhiên cách tính này đã gặp một số hạn chế không đại diện được cho mọi lứa tuổi và mọi hình thái trí tuệ phức tạp của con người.
Đến năm 1936, J.C. Raven đã xây dựng nên bộ trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn và test Raven được xây dựng trên cơ sở tri giác hình thể của tâm lý học Gestal và thuyết tân phát sinh của Spearman. Test Raven được công bố lần đầu tiên vào năm 1936, sau 2 lần chuẩn hóa vào năm 1954 và năm 1956. Test Raven đã được UNESCO công nhận và chính thức đưa vào sử dụng để chuẩn đoán trí tuệ của con người vào những năm 1960 [1], [61].
Năm 1939, nhà tâm lý học người Mỹ David Wechsler [48], [61], cho rằng sự phát triển trí tuệ diễn ra trong suốt đời người không đồng đều nên một đại lượng như vậy không thể đánh giá được sự phát triển của trí tuệ và không phải là chỉ số thông minh. Trong các trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ em và người lớn D. Wechsler đã sử dụng điểm IQ chuyển hóa, để chuyển đổi từ điểm số bài trắc nghiệm của một người sang loại thang đo tiêu chuẩn, dựa trên lý thuyết cho rằng những điểm số trắc nghiệm của một dân số người được phân bố bình thường và thang này có điểm trung bình là 100, độ lệch tiêu chuẩn là 15.
Ông hệ thống IQ bằng công thức: IQ =100 + 15Z.
Với Z là điểm biến đổi từ điểm số bài trắc nghiệm theo công thức
X X
Z
SD
−
= Trong đó: X là điểm trắc nghiệm cá nhân; X là điểm trắc nghiệm
trung bình; SD là độ lệch chuẩn các bài của nhóm trong quần thể người nghiên cứu.