5. Những đóng góp mới của đề tài
3.1. MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI – THỂ LỰC CỦA HỌC SINH
3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh
Kết quả nghiên cứu chiều cao của học sinh trường THPT Số 2 Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định được thể hiện trong bảng 3.1:
Bảng 3.1 Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi
Chiều cao đứng theo giới tính
Nam Nữ Chung X1-
X2 P(1-2) n X SD Tăng n X SD Tăng N X SD Tăng
16 211 161,74 6,50 - 174 152,71 5,40 - 385 157,66 7,52 - 9,03 <0,001
17 171 164,91 5,84 3,17 191 155,16 5,81 2,45 362 159,77 7,59 2,11 9,75 <0,001
18 184 166,02 5,58 1,11 206 154,36 5,47 -0,8 380 159,86 8,02 0,09 11,16 <0,001 Trung bình tăng /năm 2,14 0,82 1,1
Các số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, chiều cao của học sinh tăng dần theo lứa tuổi. Cụ thể ở tuổi 16, chiều cao trung bình của học sinh là 157,66 ± 7,52 cm ; đến 17 tuổi là 159,77 ± 7,59 cm và ở tuổi 18 là 159,86 ± 8,02 cm. Tốc độ tăng ở các lứa tuổi không giống nhau. Tốc độ tăng từ 16 – 17 tuổi là 2,11 cm/năm nhanh hơn so với giai đoạn 17 – 18 tuổi là 0,09 cm/năm. Tốc độ tăng trung bình là 1,1 cm/năm.
Xét theo giới tính, chiều cao học sinh giữa nam và nữ có sự khác biệt. Cụ thể, lúc 16 tuổi chiều cao của học sinh nam đạt 161,74 ± 6,50 cm và 152,71 ± 5,40 cm ở học sinh nữ, mức chênh lệch là 9,03 cm (P<0,001); ở 17 tuổi, chiều cao của học sinh nam đạt 164,91 ± 5,84 cm và ở học sinh nữ là 155,16 ± 5,81cm, mức chênh lệch là 9,75 cm (P<0,001) và chiều cao của học sinh ở tuổi 18 là cao nhất 166,02 ± 5,58 ở nam và 154,36 ± 5,47cm ở nữ, mức
chênh lệch là 11,16 cm (P<0,001). Như vậy, ở độ tuổi từ 16 – 18, chiều cao của học sinh nam luôn cao hơn học sinh nữ. Chúng ta có thể thấy sự sai khác thông qua biểu đồ 3:1:
161,74 164,91 166,02 152,71 155,16 154,36 157,66 159,77 159,86 145 150 155 160 165 170 16 17 18 Đ ơn v ị cm Đơn vị tuổi Nam Nữ Chung
Biểu đồ 3.1 Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính
So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của một số tác giả khác về chiều cao trung bình của học sinh trong độ tuổi 16–18, thấy có sự khác biệt, kết quả so sánh được trình bày ở bảng 3.2.
Theo một số tác giả, Thẩm Thị Hoàng Điệp (1996)[9] và Cs kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Trần Thị Loan (2002) [30] nghiên cứu học sinh 16– 18 tuổi tại quận Cầu Giấy – Hà Nội đều cho thấy chiều cao của học sinh nam cao hơn học sinh nữ, nhưng so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì thấp hơn.
Sở dĩ có sự khác biệt này có lẽ do điều kiện sống hiện nay được cải thiện rất nhiều so với trước đây. Những nghiên cứu trước, mức sống của người dân còn thấp, điều kiện kinh tế còn khó khăn hơn giai đoạn hiện nay. Do đó, chế độ dinh dưỡng không bảo đảm dẫn đến chiều cao của học sinh trong số liệu
nghiên cứu của các tác giả thấp hơn so với số liệu nghiên cứu của chúng tôi. Còn so với số liệu của Nguyễn Thị Hồng [16] nghiên cứu trên học sinh THPT Trần Quang Diệu và THPT Nguyễn Bĩnh Khiêm huyện Hoài Ân, Bình Định; Nguyễn Thị Thịnh [49] nghiên cứu trên học sinh THPT Nguyễn Trân, huyện Hoài Nhơn , Tỉnh Bình Định nghiên cứu trong thời gian gần đây và đều ở khu vực nông thôn kinh tế chủ yếu nông nghiệp, đời sống nhân dân còn khó khăn, nên so kết quả của chúng tôi có sự chênh lệch đáng kể.
Bảng 3.2 Chiều cao trung bình (cm) của học sinh theo kết quả của các tác giả khác nhau
Giới tính Tuổi Thẩm Thị Hoàng Điệp (1996) Trần Thị Loan (2002) Nguyễn Thị Hồng (2017) Nguyễn Thị Thịnh (2018) Lê Thị Thanh Tâm (2019) Nam 16 156,15 157,94 165,65 163,69 161,74 17 159,94 161,15 167,64 165,75 164,91 18 160,03 161,88 168,36 165,88 166,02 Nữ 16 150,08 154,67 155,64 153,53 152,71 17 151,50 154,93 157,26 153,78 155,16 18 152,03 155,41 157,68 154,02 154,36
Như vậy, chiều cao của học sinh trường THPT Số 2 Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định tăng dần theo lứa tuổi. Chiều cao của học sinh nam lớn hơn chiều cao của học sinh nữ trong cùng lứa tuổi. Tốc độ tăng chiều cao của học sinh không đều, thời điểm tăng mạnh nhất là giai đoạn 16 – 17 tuổi. Tốc độ tăng trung bình hằng năm của học sinh nam là 2,14 cm/năm, của học sinh nữ là 0,82 cm/năm và tăng chung là 1,1 cm/năm.
3.1.2. Cân nặng của học sinh
Kết quả nghiên cứu về cân nặng của học sinh THPT Số 2 Tuy Phước, Tuy Phước, Bình Định được trình bày ở bảng 3.3:
Bảng 3.3 Cân nặng (Kg) của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi
Cân nặng (Kg) theo giới tính
Nam Nữ Chung X 1-
X 2
P(1-2)
n X SD Tăng n X SD Tăng N X SD Tăng
16 211 50,03 10,13 - 174 45,74 7,28 - 385 48,09 9,20 - 4,29 <0,001
17 171 53,63 10,39 3,6 191 47,74 6,82 2,0 362 50,52 9,17 2,43 5,89 <0,001
18 184 54,47 9,09 0,84 206 46,64 6,23 -1,1 390 50,53 8,65 0,01 7,63 <0,001 Trung bình tăng /năm 2,22 0,45 1,22
Các số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, cân nặng của học sinh tăng theo lứa tuổi. Ở tuổi 16, cân nặng trung bình của học sinh là 48,09 ± 9,20 kg, tuổi 17 là 50,52 ± 9,17 kg và đạt 50,53 ± 8,65 kg ở tuổi 18. Tốc độ tăng không đều ở các giai đoạn, tốc độ tăng mạnh nhất và đạt 2,43 kg/năm ở giai đoạn 16 – 17 tuổi và vào giai đoạn 17 – 18 tuổi chỉ còn 0,01 kg/năm. Tốc độ tăng trung bình đạt 1,22 kg/năm.
Xét theo giới tính, cân nặng của học sinh nam luôn lớn hơn học sinh nữ. Ở độ tuổi 16, cân nặng trung bình của học sinh nam là 50,03 kg; lứa tuổi 17 đạt 53,63 kg; ở lứa tuổi 18 đạt 54,47 kg. Mức tăng nhanh ở giai đoạn 16 – 17 tuổi đạt 3,6 kg/năm, tăng chậm lại ở giai đoạn 17 – 18 tuổi chỉ còn 0,84 kg/năm. Tốc độ tăng trung bình của học sinh nam là 2,22 kg/năm. Đối với học sinh nữ thì cân nặng ở 16 tuổi là 45,74 ± 7,28 kg, lên 17 tuổi là 47,74 ± 6,82 kg và đến 18 tuổi đạt 46,64 ± 6,23 kg. Như vậy tốc độ tăng cũng giống như học sinh nam, tăng mạnh giai đoạn 16 – 17 tuổi là 2,0 kg/năm vài ở giai đoạn 17 – 18 tuổi giảm 1,1 kg/ năm. Tốc độ tăng trung bình ở học sinh nữ là 0,45 kg/năm. Mức chênh lệch về cân nặng giữa học sinh nam và học sinh nữ là khá rõ rệt, lúc 16 tuổi là 4,29 kg (P<0,001), 17 tuổi là 5,89 kg (P<0,001), 18 tuổi là 7,63 kg (P<0,001).
Ở cả ba lứa tuổi sự sai khác về cân nặng ở nam và nữ đều có ý nghĩa thống kê. Như vậy, ở lớp tuổi 16 – 18, cân nặng của học sinh tăng dần và cân nặng của học sinh nam cao hơn học sinh nữ.
Chúng ta có thể thấy sự khác biệt này qua biểu đồ 3.2:
50,03 53,63 54,47 45,74 47,74 46,64 48,09 50,02 50,33 40 42 44 46 48 50 52 54 56 16 17 18 Đơn v ị k g Đơn vị tuổi Nam Nữ Chung
Biểu đồ 3.2 Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi và giới tính
Khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của một số tác giả, chúng tôi thấy có sự sai khác. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 3.4:
Bảng 3.4 Cân nặng (kg) của học sinh theo kết quả của các tác giả khác nhau Giới
tính Tuổi Đào Huy Khuê (1991) Nguyễn Ngọc Châu (2009) Phan Thị Bích Tuyền (2014) Trương Nguyễn Thúy Kiều (2018) Lê Thị Thanh Tâm (2019) Nam 16 37,49 48,42 51,32 48,58 50,03 17 42,94 50,48 53,49 51,21 53,63 18 46,29 51,81 55,47 51,76 54,47 Nữ 16 38,83 43,76 45,26 43,23 45,74 17 41,09 45,74 47,55 44,41 47,74 18 43,12 46,14 48,74 44,02 46,64
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi và kết quả nghiên cứu của các tác giả có sự khác biệt. Cụ thể, so với nghiên cứu của Đào Huy Khuê (1991)[19], Nguyễn Ngọc Châu (2014)[4], Trương Nguyễn Thúy Kiều (2018) [20], thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, nhưng lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phan Thị Bích Tuyền (2014) [55] về cân nặng ở học sinh nam và thấp hơn ở học sinh nữ. Tuy nhiên, có một điểm giữa tương đồng về kết quả nghiên cứu giữa các tác giả và chúng tôi là cân nặng của học sinh đều tăng theo lứa tuổi, mức độ tăng không đều và cân nặng của học sinh nam cao hơn cân nặng ở học sinh nữ trong cùng độ tuổi.
Sự chênh lệch về kết quả nghiên cứu này được giải thích bằng sự cải thiện điều kiện về kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời gian gần đây. Hiện nay, TuyPhước cũng phát triển đáng kể về kinh tế nên điều kiện sống của học sinh ngày càng được chăm sóc tốt hơn,đặc biệt là chế độ dinh dưỡng tốt đã có tác dụng làm tăng cân nặng của học sinh và kể cả người lớn.
Như vậy, cân nặng của học sinh THPT Số 2 Tuy Phước tăng dần theo lứa tuổi, cân nặng của học sinh nam cao hơn cân nặng của học sinh nữ. Tốc độ tăng không đều và tăng nhanh ở giai đoạn 16 – 17 tuổi. Cân nặng ở nam tăng mạnh hơn đạt 2,22 kg/năm, ở nữ tăng chậm hơn đạt 0,45 kg/năm và mức tăng trung bình chung cả nam và nữ là 1,12 kg/năm.
3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh
Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của học sinh từ 16 – 18 tuổi ở trường THPT Số 2 Tuy Phước, Tuy Phước, Bình Định được thể hiện trong bảng 3.5:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vòng ngực trung bình của học sinh tăng dần theo lứa tuổi. Cụ thể ở tuổi 16, vòng ngực trung bình đạt 75,52 cm; lên 17 tuổi vòng ngực trung bình là 76,19 cm, tăng 0,67 cm; đến 18 tuổi vòng ngực
trung bình đạt 79,90 cm, tăng 1,71 cm. Tốc độ tăng trung bình mỗi năm là 1,19 cm.
Bảng 3.5. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi
Vòng ngực trung bình (cm) theo giới tính
Nam Nữ Chung 1 X - 2 X P(1-2)
n X SD Tăng n X SD Tăng N X SD Tăng
16 211 76,57 3,35 - 174 74,24 2,67 - 385 75,52 3,27 - 2,33 <0,001
17 171 77,36 3,47 0,79 191 75,14 2,79 0,9 362 76,19 3,32 0,67 2,22 <0,001
18 184 79,35 3,27 1,99 206 76,78 3,51 1,59 390 77,90 3,64 1,71 2,57 <0,001 Trung bình tăng /năm 1,39 1,24 1,19
Xét về giới tính, vòng ngực của học sinh tăng theo lứa tuổi. Cụ thể ở tuổi 16, vòng ngực của học sinh nữ là 74,24 ± 2,67 cm, của nam là 76,57 ± 3,35 cm; nam lớn hơn nữ 2,33 cm (P<0,001). Ở tuổi 17, vòng ngực trung bình của học sinh nữ là 75,14 ± 2,79 cm, của học sinh nam là 77,36 ± 3,47 cm, nam lớn hơn nữ là 2,22 cm (P<0,001). Đến tuổi 18, vòng ngực trung bình nam đạt 79,35 ± 3,27 cm, ở học sinh nữ đạt 76,78 ± 3,51 cm, nam lớn hơn nữ là 2,57 cm (P<0,001).
Đối với học sinh nam, giai đoạn 16 – 17 tuổi vòng ngực trung bình tăng tăng 0,79 cm/năm, sau đó mức độ tăng dần 1,99 cm/năm ở giai đoạn 17 – 18 tuổi, trung bình tăng 1,39cm/năm. Còn ở học sinh nữ thì vòng ngực trung bình ở giai đoạn 16 – 17 tuổi, đạt 0,9 cm/năm, sau đó tăng 1,59 cm/năm ở giai đoạn 17 – 18 tuổi, trung bình tăng ở nữ đat 1,24cm/năm. Như vậy kích thước vòng ngực của học sinh nam tăng nhanh hơn kích thước vòng ngực học sinh nữ, vòng ngực của học sinh nam và nữ đều tăng qua các lứa tuổi. Chúng
ta có thể thấy sự chênh lệch vòng ngực của học sinh nam và học sinh nữ qua biểu đồ 3:3: 76,57 77,36 79,35 74,24 75,14 76,78 75,52 76,19 77,9 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 16 17 18 Đơn v ị cm Đơn vị tuổi Nam Nữ Chung
Biểu đồ 3.3. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và theo giới tính
So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của một số tác giả khác được trình bày ở bảng 3.6:
Bảng 3.6 Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo kết quả của các tác giả khác nhau Giới tính Tuổi Đào Huy Khuê (1991) Trần Thị Loan (2002) Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) Trương Nguyễn Thúy Kiều (2018) Lê Thị Thanh Tâm (2019) Nam 16 69,26 72,07 75,20 75,96 76,57 17 73,14 76,92 77,16 79,01 77,36 18 76,01 77,88 79,46 79,49 79,35 Nữ 16 66,43 72,04 77,12 77,12 74,24 17 68,65 73,80 79,34 78,34 75,14 18 69,10 74,87 80,59 79,01 76,78
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Huy Khuê (1991)[19], Trần Thị Loan (2002) [30] thì vòng ngực trung bình của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn rất nhiều nhưng lại nhỏ hơn kết quả nghiên cứu của Trương Nguyễn Thúy Kiều (2018)[20] và Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014)[37] ở nam tuổi 18 và ở nữ từ 16 - 18tuổi có sự chênh lệch đáng kể.
Theo chúng tôi, sự thay đổi số đo vòng ngực của cơ thể phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, cân nặng, điều kiện phát triển kinh tế xã hội, môi trường sống, học tập và rèn luyện nên khi nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau, ở các vùng, miền khác nhau thì kết quả nghiên cứu cũng không giống nhau.
Ngoài ra, từ 16 – 18 tuổi ở nữ là giai đoạn sau dậy thì nên vòng ngực đã phát triển, còn ở học sinh nam sự phát triển cơ thể muộn hơn nên đây chính là giai đoạn dậy thì, sự phát triển về cơ, xương cũng tăng lên đáng kể làm cho vòng ngực cũng phát triển mạnh mẽ và cân đối ở giai đoạn này. Với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong những năm gần đây, điều kiện sống của người dân được nâng cao, chế độ dinh dưỡng được cải thiện do đó các số đo về thể lực ngày càng tăng lên.
Như vậy, vòng ngực của học sinh tăng dần theo tuổi, vòng ngực của học sinh nam lớn hơn học sinh nữ . Vòng ngực của học sinh nam mỗi năm (1,39 cm/năm) tăng nhanh hơn so với nữ (1,24 cm/năm). Vòng ngực tăng trung bình mỗi năm đạt 1,19 cm/năm.
3.1.4. Chỉ số BMI của học sinh
Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính từ 16 – 18 tuổi ở trường THPT Số 2 Tuy Phước, Tuy Phước, Bình Định được thể hiện trong bảng 3.7:
Bảng 3.7 Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi
Chỉ số BMI theo giới tính
Nam Nữ Chung 1 X - 2 X P (1-2)
n X SD Tăng n X SD Tăng N X SD Tăng
16 211 19,02 3,38 - 174 19,57 2,71 - 385 19,27 3,11 - - 0,55 >0,05
17 171 19,54 3,16 0,52 191 19,96 2,54 0,39 362 19,76 2,86 0,49 -0,42 >0,05
18 184 19,75 2,96 0,21 206 19,50 2,42 -0,46 390 19,62 2,69 -0,14 0,25 >0,05 Trung bình tăng /năm 0,41 -0,03 0,17
Qua kết quả nghiên cứu trên ta thấy, chỉ số BMI của học sinh tăng dần ở độ tuổi 16 – 17 và giảm ở độ tuổi 18. Cụ thể, lứa tuổi 16, chỉ số BMI trung bình là 19,27 kg/m2; 19,76 kg/m2 lúc 17 tuổi và đạt 19,62 kg/m2 ở lứa tuổi 18. Mức độ tăng cũng khác nhau. Giai đoạn từ 16 – 17 tuổi, chỉ số BMI tăng đạt 0,49 kg/m2 sang giai đoạn 17-18 tuổi, BMI chỉ còn 0,14 kg/m2. Mức tăng bình quân mỗi năm là 0,17 kg/m2 .
Xét về giới tính, chỉ số BMI của nam nhìn chung cũng tăng dần theo tuổi nhưng mức độ tăng không đồng đều giữa các độ tuổi và ở nữ không tăng. Chỉ số BMI của học sinh nam từ 19,02 ± 3,38 kg/m2 lúc 16 tuổi 19,54 ± 3,16kg/m2 và 19,75 ± 2,96 kg/m2 lúc 18 tuổi. Mức độ tăng trung bình mỗi năm đạt 0,41 kg/m2. Chỉ số BMI của học sinh nữ từ 19,57 ± 2,71 kg/m2 lúc 16 tuổi,19,96 ± 2,54kg/m2 và 19,50 ± 2,42 kg/m2 lúc 18 tuổi. Mức độ trung bình