PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT số 2 tuy phước, huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 38)

5. Những đóng góp mới của đề tài

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:

Phương pháp mô tả cắt ngang

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu

Xác định cỡ mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, số đối tượng nghiên cứu được tính theo công thức:

n = Z2(1 – α/2).p(1-p)/e2

Trong đó:

n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết.

Z = 1,96 (làm tròn 2,0) với độ tin cậy là 95%.

α: mức ý nghĩa thống kê (0,05).

p: khả năng có thể xảy ra của tổng mẫu nghiên cứu là 25% (ước đoán theo các nghiên cứu trước).

e: khoảng cách sai lệch giữa tỉ lệ thu được và tỉ lệ trong quần thể (0,05).

Như vậy, cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 300 học sinh. Thực tế chúng tôi đã khảo sát 1137 học sinh tại trường THPT Số 2 Tuy Phước.

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái - thể lực

+ Chiều cao đứng:

Đơn vị đo là cm, dụng cụ đo là thước đo chiều cao có độ chính xác đến 1mm. Theo phương pháp đo cổ điển của Martin (ba điểm nhô ra nhất về phía sau của lưng, mông, vai chạm thước; đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và điểm giữa bờ vai trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thẳng ngang vuông góc với trục cơ thể). Người được đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, không mang dép, hai gót chân sát nhau sao cho 4 điểm chân, lưng, mông, gót chạm vào thước [30].

+ Cân nặng:

Được xác định bằng cân y tế có độ chính xác đến 0,1kg. Cân được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, các đối tượng đo mặc quần áo mỏng, đứng thẳng sao cho trọng tâm cơ thể rơi vào điểm giữa cân, đo xa bữa ăn [30].

+ Vòng ngực trung bình:

Dụng cụ đo là thước dây có độ chính xác đến 0,1mm. đo ở tư thế đứng thẳng, vòng thước dây quanh ngực vuông góc với cột sống và đi qua xương bả vai ở phía sau và mũi ức ở phía trước. Đo ở hai thì hít vào và thở ra hết sức sau đó lấy trung bình cộng [30].

+ Chỉ số BMI:

Theotổ chức y tế thế giới WHO (1995), BMI được phân loại theo bảng 2.2: Công thức tính của BMI = M2

h

Trong đó M là cân nặng (kg); h là chiều cao đứng (m).

Ngoài ra, BMI được đánh giá theo tiêu chuẩn của CDC dùng cho trẻ từ 2 đến 20 tuổi thể hiện ở biểu đồ 2.1 và 2.2 [54] theo tuổi và theo giới tính.

Bảng 2.2 BMI dành cho trẻ thuộc châu Á từ 2 – 20 tuổi

STT BMI Phân loại

1 BMI ≥ 29 Béo phì

2 25 ≤ BMI ≤ 28,9 Nguy cơ béo phì 3 16,5 ≤ BMI ≤ 24,9 Bình thường 4 BMI < 16,5 Thiếu cân

Biểu đồ 2.1 BMI từ 2 -20 tuổi đối với nam

+ Thiếu cân: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 (percentile < 5th), tương đương với chỉ số BMI <16,5.

+ Sức khỏe dinh dưỡng tốt: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến 85, tương đương với chỉ số BMI nằm trong khoảng 16,5 ≤ BMI ≤ 24,9.

+ Nguy cơ béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 đến 95, tương đương với chỉ số BMI nằm trong khoảng 25≤ BMI ≤ 28,9.

tương đương với chỉ số BMI ≥ 29.

Biểu đồ 2.2 BMI từ 2 -20 tuổi đối với nữ

2.3.3.2 . Phương pháp nghiên cứu các chỉ số sinh lý [30]

+ Nhịp tim

Được xác định bằng ống nghe, khi đo đối tượng ngồi ở tư thế thoải mái, người đo đặt ống nghe vào ngực trái của đối tượng, ở vị trí giữa đốt xương sườn thứ 5 và thứ 6. Đếm nhịp tim trong vòng 1 phút. Lặp lại 3 lần, lấy giá trị trung bình. Nếu kết quả 3 lần khác xa nhau quá thì cho đối tượng nghỉ 15 phút rồi tiến hành đo lại.

+ Huyết áp

Được xác định bằng phương pháp Korotkov, dụng cụ đo là huyết áp kế đồng hồ.

Tư thế đo: đặt cánh tay trái ngang trong tư thế nằm thoải mái, người đo quấn vải cao su của huyết áp kế quanh cánh tay đối tượng, chặt vừa phải, đặt

ống nghe lên động mạch cánh tay dưới tấm cao su để nghe mạch đập và đặt đồng hồ của huyết áp kế trước mặt.

Cách đo: Vặn chặt ốc ở bóp cao su rồi từ từ bơm cho đến khi kim đồng hồ chỉ vào số 150-160 mmHg. Sau đó mở nhẹ ốc cho hơi thoát ra từ từ đồng thời lắng nghe. Trị số trên đồng hồ lúc nghe tiếng đập đầu tiên là chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và tiếng cuối cùng là chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Đo 3 lần và lấy giá trị trung bình.

2.3.3.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số đánh giá về năng lực trí tuệ + Trí tuệ:

Được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm và sử dụng test Raven. Test Raven gồm 5 bộ A, B, C, D, E với 60 khuôn hình có cấu trúc theo nguyên tắc phức tạp dần từ khuôn hình 1 đến khuôn hình 12. Từ bộ A đến bộ E cũng phức tạp dần như vậy. Từng bộ A, B, C, D, E có nội dung riêng, cụ thể:

Bộ A – thể hiện tính toàn vẹn, tính liên tục của cấu trúc. Bộ B – thể hiện sự giống nhau giữa các cặp hình.

Bộ C – thể hiện những thay đổi trong cấu trúc. Bộ D – thể hiện sự thay đổi chổ của các hình.

Bộ E – thể hiện sự phân giải sự hình thành các cấu hình.

Mỗi đối tượng thực nghiệm được phát một quyển test Raven và một phiếu trả lời, sau khi nghe hướng dẫn sẽ làm bài độc lập với thời gian không hạn chế. Thực tế khoảng 45 phút.

Cứ mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm, chỉ có bài tập nào có độ biến thiên cho phép thì mới được tính, nếu không đáp ứng được nhu cầu đó sẽ bị loại và phải làm lại.

IQ = − 15+100

SD X X

Trong đó: IQ - là chỉ số thông minh; X – điểm trắc nghiệm cá nhân;

X - điểm trắc nghiệm trung bình của nhóm người cùng độ tuổi; SD – độ lệch chuẩn.

Sau đó đối chiếu với chỉ số IQ với tiêu chuẩn phân loại hệ số thông minh của D. Wechsler 1955 [61] để tính sự phân bố trẻ theo các mức trí tuệ

Bảng2.3 phân bố mức trí tuệ theo chỉ số IQ của D. Wechsler.

STT Mức trí tuệ Chỉ số IQ Loại trí tuệ

1 I > 130 Rất xuất sắc

2 II 120 – 129 Xuất sắc

3 III 110- 119 Thông minh

4 IV 90 – 109 Trung bình

5 V 80 – 89 Tầm thường

6 VI 70 – 79 Kém

7 VII <70 Ngu đần

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu:

Tất cả các số liệu điều tra được từ các chỉ số sinh học và trí tuệ được xử lý theo 2 bước:

Bước 1:

+ Kiểm tra các phiếu kết quả thu được, loại bỏ phiếu không hợp lệ và tiến hành cho các em làm lại.

+ Đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá các loại test để chấm điểm các phiếu trả lời

+ Lập bảng thống kê số liệu các chỉ số nghiên cứu và tính toán các thông số theo thuật tính toán thống kê để phân tích:

+ Giá trị trung bình mẫu (X ) : 1

n i i x X n = =  , trong đó:

xi : giá trị đo đếm ở mỗi lần nhắc lại. n: là số mẫu + Độ lệch chuẩn (SD): ( )2 1 , 30 n i i x X SD n n = − =   + Sai số trung bình (m) SD m n =

+ Sự sai khác hai giá trị trung bình của hai mẫu nghiên cứu khác nhau được kiểm định bằng “t- test” (phép thử student)

2 2 A B A B X X t m m − = +

Trong đó: XA là giá trị trung bình nhóm mẫu A XB là giá trị trung bình nhóm mẫu B

mA và mB lần lượt là sai số trung bình của nhóm mẫu A, nhóm mẫu B. Sau khi tính được giá trị thống kê t, chúng ta tính được xác suất P. * Nếu t ≥ 1,96 thì P < 0,05; t ≥ 2,33 thì P < 0,02; t ≥ 2,58 thì P < 0,01; t ≥ 3,29 thì P < 0,001; thì sự sai khác giữa hai giá trị có ý nghĩa thống kê.

* Nếu t < 1,96 thì P > 0,05; thì sự sai khác giữa hai giá trị không có ý nghĩa thống kê.

+ Hệ số tương quan Pearson (r)

Được tính bằng chương trình tools - data Analysis – regression theo công thức sau:

1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 . . . . n n n i i i i i i n n n n i i i i i i i i n X Y X Y r n X X n Y Y = = = = = = = − =             − −                             

Trong đó: r – hệ số tương quan giữa hai đại lượng X, Y; Xi – từng giá trị đại lượng X

Yi – từng giá trị đại lượng Y N – số mẫu

Với: r ≥ 0,7 Tương quan chặt

0,3 ≤ r < 0,7 Tương quan trung bình r < 0,3 Tương quan yếu

0 < r ≤ 1 Tương quan thuận (X↑, Y↑) -1 ≤ r ≤ 0 Tương quan nghịch (X↑, Y↓)

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI – THỂ LỰC CỦA HỌC SINH 3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh 3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh

Kết quả nghiên cứu chiều cao của học sinh trường THPT Số 2 Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định được thể hiện trong bảng 3.1:

Bảng 3.1 Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi

Chiều cao đứng theo giới tính

Nam Nữ Chung X1-

X2 P(1-2) n X SD Tăng n X SD Tăng N X SD Tăng

16 211 161,74 6,50 - 174 152,71 5,40 - 385 157,66 7,52 - 9,03 <0,001

17 171 164,91 5,84 3,17 191 155,16 5,81 2,45 362 159,77 7,59 2,11 9,75 <0,001

18 184 166,02 5,58 1,11 206 154,36 5,47 -0,8 380 159,86 8,02 0,09 11,16 <0,001 Trung bình tăng /năm 2,14 0,82 1,1

Các số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, chiều cao của học sinh tăng dần theo lứa tuổi. Cụ thể ở tuổi 16, chiều cao trung bình của học sinh là 157,66 ± 7,52 cm ; đến 17 tuổi là 159,77 ± 7,59 cm và ở tuổi 18 là 159,86 ± 8,02 cm. Tốc độ tăng ở các lứa tuổi không giống nhau. Tốc độ tăng từ 16 – 17 tuổi là 2,11 cm/năm nhanh hơn so với giai đoạn 17 – 18 tuổi là 0,09 cm/năm. Tốc độ tăng trung bình là 1,1 cm/năm.

Xét theo giới tính, chiều cao học sinh giữa nam và nữ có sự khác biệt. Cụ thể, lúc 16 tuổi chiều cao của học sinh nam đạt 161,74 ± 6,50 cm và 152,71 ± 5,40 cm ở học sinh nữ, mức chênh lệch là 9,03 cm (P<0,001); ở 17 tuổi, chiều cao của học sinh nam đạt 164,91 ± 5,84 cm và ở học sinh nữ là 155,16 ± 5,81cm, mức chênh lệch là 9,75 cm (P<0,001) và chiều cao của học sinh ở tuổi 18 là cao nhất 166,02 ± 5,58 ở nam và 154,36 ± 5,47cm ở nữ, mức

chênh lệch là 11,16 cm (P<0,001). Như vậy, ở độ tuổi từ 16 – 18, chiều cao của học sinh nam luôn cao hơn học sinh nữ. Chúng ta có thể thấy sự sai khác thông qua biểu đồ 3:1:

161,74 164,91 166,02 152,71 155,16 154,36 157,66 159,77 159,86 145 150 155 160 165 170 16 17 18 Đ ơn v ị cm Đơn vị tuổi Nam Nữ Chung

Biểu đồ 3.1 Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của một số tác giả khác về chiều cao trung bình của học sinh trong độ tuổi 16–18, thấy có sự khác biệt, kết quả so sánh được trình bày ở bảng 3.2.

Theo một số tác giả, Thẩm Thị Hoàng Điệp (1996)[9] và Cs kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Trần Thị Loan (2002) [30] nghiên cứu học sinh 16– 18 tuổi tại quận Cầu Giấy – Hà Nội đều cho thấy chiều cao của học sinh nam cao hơn học sinh nữ, nhưng so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì thấp hơn.

Sở dĩ có sự khác biệt này có lẽ do điều kiện sống hiện nay được cải thiện rất nhiều so với trước đây. Những nghiên cứu trước, mức sống của người dân còn thấp, điều kiện kinh tế còn khó khăn hơn giai đoạn hiện nay. Do đó, chế độ dinh dưỡng không bảo đảm dẫn đến chiều cao của học sinh trong số liệu

nghiên cứu của các tác giả thấp hơn so với số liệu nghiên cứu của chúng tôi. Còn so với số liệu của Nguyễn Thị Hồng [16] nghiên cứu trên học sinh THPT Trần Quang Diệu và THPT Nguyễn Bĩnh Khiêm huyện Hoài Ân, Bình Định; Nguyễn Thị Thịnh [49] nghiên cứu trên học sinh THPT Nguyễn Trân, huyện Hoài Nhơn , Tỉnh Bình Định nghiên cứu trong thời gian gần đây và đều ở khu vực nông thôn kinh tế chủ yếu nông nghiệp, đời sống nhân dân còn khó khăn, nên so kết quả của chúng tôi có sự chênh lệch đáng kể.

Bảng 3.2 Chiều cao trung bình (cm) của học sinh theo kết quả của các tác giả khác nhau

Giới tính Tuổi Thẩm Thị Hoàng Điệp (1996) Trần Thị Loan (2002) Nguyễn Thị Hồng (2017) Nguyễn Thị Thịnh (2018) Lê Thị Thanh Tâm (2019) Nam 16 156,15 157,94 165,65 163,69 161,74 17 159,94 161,15 167,64 165,75 164,91 18 160,03 161,88 168,36 165,88 166,02 Nữ 16 150,08 154,67 155,64 153,53 152,71 17 151,50 154,93 157,26 153,78 155,16 18 152,03 155,41 157,68 154,02 154,36

Như vậy, chiều cao của học sinh trường THPT Số 2 Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định tăng dần theo lứa tuổi. Chiều cao của học sinh nam lớn hơn chiều cao của học sinh nữ trong cùng lứa tuổi. Tốc độ tăng chiều cao của học sinh không đều, thời điểm tăng mạnh nhất là giai đoạn 16 – 17 tuổi. Tốc độ tăng trung bình hằng năm của học sinh nam là 2,14 cm/năm, của học sinh nữ là 0,82 cm/năm và tăng chung là 1,1 cm/năm.

3.1.2. Cân nặng của học sinh

Kết quả nghiên cứu về cân nặng của học sinh THPT Số 2 Tuy Phước, Tuy Phước, Bình Định được trình bày ở bảng 3.3:

Bảng 3.3 Cân nặng (Kg) của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi

Cân nặng (Kg) theo giới tính

Nam Nữ Chung X 1-

X 2

P(1-2)

n X SD Tăng n X SD Tăng N X SD Tăng

16 211 50,03 10,13 - 174 45,74 7,28 - 385 48,09 9,20 - 4,29 <0,001

17 171 53,63 10,39 3,6 191 47,74 6,82 2,0 362 50,52 9,17 2,43 5,89 <0,001

18 184 54,47 9,09 0,84 206 46,64 6,23 -1,1 390 50,53 8,65 0,01 7,63 <0,001 Trung bình tăng /năm 2,22 0,45 1,22

Các số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, cân nặng của học sinh tăng theo lứa tuổi. Ở tuổi 16, cân nặng trung bình của học sinh là 48,09 ± 9,20 kg, tuổi 17 là 50,52 ± 9,17 kg và đạt 50,53 ± 8,65 kg ở tuổi 18. Tốc độ tăng không đều ở các giai đoạn, tốc độ tăng mạnh nhất và đạt 2,43 kg/năm ở giai đoạn 16 – 17 tuổi và vào giai đoạn 17 – 18 tuổi chỉ còn 0,01 kg/năm. Tốc độ tăng trung bình đạt 1,22 kg/năm.

Xét theo giới tính, cân nặng của học sinh nam luôn lớn hơn học sinh nữ. Ở độ tuổi 16, cân nặng trung bình của học sinh nam là 50,03 kg; lứa tuổi 17 đạt 53,63 kg; ở lứa tuổi 18 đạt 54,47 kg. Mức tăng nhanh ở giai đoạn 16 – 17 tuổi đạt 3,6 kg/năm, tăng chậm lại ở giai đoạn 17 – 18 tuổi chỉ còn 0,84 kg/năm. Tốc độ tăng trung bình của học sinh nam là 2,22 kg/năm. Đối với học sinh nữ thì cân nặng ở 16 tuổi là 45,74 ± 7,28 kg, lên 17 tuổi là 47,74 ± 6,82 kg và đến 18 tuổi đạt 46,64 ± 6,23 kg. Như vậy tốc độ tăng cũng giống như học sinh nam, tăng mạnh giai đoạn 16 – 17 tuổi là 2,0 kg/năm vài ở giai đoạn 17 – 18 tuổi giảm 1,1 kg/ năm. Tốc độ tăng trung bình ở học sinh nữ là 0,45 kg/năm. Mức chênh lệch về cân nặng giữa học sinh nam và học sinh nữ là khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT số 2 tuy phước, huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)