Đặc điểm án lệ trong hệ thống dân luật

Một phần của tài liệu bài tập nghiên cứu đề tài môn lý luận nhà nước và pháp luật án lệ lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 31)

Ngày nay, mặc dù hầu hết các quốc gia thuộc hệ thống dân luật đề cao vai trò nguồn luật văn bản, các quốc gia này cũng đồng thời rất chú trọng việc sử dụng án lệ như là nguồn bổ trợ cho nguồn văn bản pháp luật bằng hình thức tuyển tập xét xử của tòa tối cao. Ở các nước này, tòa án tối cao có hai nhiệm vụ chính: Sửa sai cho các tòa cấp dưới bằng hình thức hủy các bản án sai; giải thích pháp luật nhằm khắc phục sự thiếu hụt, lạc hậu, không rõ ràng của các quy phạm pháp luật thành văn. Nhiệm vụ thứ hai của tòa tối cao được xem như là hoạt động sáng tạo pháp luật và án lệ được tạo ra bằng con đường này. Việc giải thích pháp luật của tòa án tối cao sẽ tạo ra tiền lệ, khi các tòa cấp dưới gặp phải các vụ việc tương tự thì họ sẽ sử dụng cách giải thích của tòa tối cao mặc dù đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với họ.

Khác với dòng họ Common Law, dòng họ Civil Law do chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực nên không thừa nhận vai trò lập pháp của các cơ quan xét xử. Các luật gia lục địa châu Âu hầu như có quan điểm tương đối thống nhất rằng lập pháp là hoạt động của Nghị viện, Tòa án là cơ quan áp dụng pháp luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động xét xử tạo ra luật. Án lệ là hình thức pháp luật không được

25

khuyến khích phát triển và chỉ áp dụng một cách hạn chế như là hình thức khắc phục khiếm khuyết của pháp luật thành văn.

Một phần của tài liệu bài tập nghiên cứu đề tài môn lý luận nhà nước và pháp luật án lệ lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)