Tình hình áp dụng án lệ vào hoạt động xét xử

Một phần của tài liệu bài tập nghiên cứu đề tài môn lý luận nhà nước và pháp luật án lệ lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 42)

Sau thời điểm án lệ được công bố, các tòa án từ cấp cao cho đến địa phương đã không ngừng chủ động tìm tòi và nghiên cứu để áp dụng và viện dẫn áp lệ vào xử lý các vụ việc tương tự trong các bản án hay quyết định để tính thống nhất trong pháp luật khi xét xử được bảo đảm. Theo thông tin được thống kê trên trang thông tin điện tử của TANDTC tính đến ngày 30/09/2021, hiện nay đã có gần 1200 bản án hoặc quyết định của Tòa án đã viện dẫn và áp dụng án lệ23.Đây được coi là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy rằng sau 5 năm triển khai và phát triển, án lệ đã thực sự được đón nhận và đi vào đời sống pháp lý của nước ta, góp phần tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ công lý và thực hiện quyền tư pháp của TAND trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, thậm chí khi xử lý những vụ việc có tính tiết tương tự, nhiều tòa án vẫn chưa áp dụng án lệ đồng thời cũng không nêu rõ lý do cho việc không viện dẫn áp lệ đó. Điều đó đã được chứng mình thông qua việc kiểm sát các bản án sơ, phúc thẩm trên địa bàn Hà nội Phòng 10 Viện KSND thành phố Hà Nội đều có nhận xét với 70% số án này chưa viện dẫn án lệ, thậm chí có địa phương vẫn áp dụng lãi suất cơ bản, không đưa ra lập luật tại sao không áp dụng án lệ số 08/2016/AL nên bị Viện KSND thành phố Hà Nội kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Lấy án lệ số 08/2016/AL để làm rõ, ở phần khái quát án lệ “Khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng, tổ chức tín dụng khoản tiền nợ gốc chưa thanh toán, tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong

23 Tham khảo số liệu được thống kê trên trang thông tin điện tử https://www.toaan.gov.vn , truy cập lần cuối ngày 23/12/2021

36

khoản nợ gốc này. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay.” Thực tiễn giải quyết án tranh chấp HĐTD trước năm 2013 đa số đều có quan điểm giải thích tương tự TTLT 01/1997 đều xác định sau khi xét xử, HĐTD đã chấm dứt nên sau xét xử đều Điều 305 BLDS năm 2005 áp dụng lãi suất chậm trả với tất cả các khoản tiền theo lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, cuối năm 2012 đầu năm 2013, trên cơ sở bản án GĐT, Tòa kinh tế TAND tối cao và tòa án một số tỉnh có văn bản hướng dẫn tạm thời áp dụng áp dụng lãi suất chậm thi hành án theo lãi suất đã thỏa thuận tại HĐTD (phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước). Do việc xét xử theo lối mòn đó từ năm 2013 đến nay, kể cả khi đã có Án lệ 08/2016, nhiều bản án vẫn xét xử như nội dung án lệ số 08/2016/AL nhưng không nêu rõ tên án lệ để làm căn cứ pháp lý cho bản án hay quyết

định của mình. 24

Một phần của tài liệu bài tập nghiên cứu đề tài môn lý luận nhà nước và pháp luật án lệ lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)