Những Tòa án có thẩm quyền tạo ra án lệ trong hệ thống Dân luật

Một phần của tài liệu bài tập nghiên cứu đề tài môn lý luận nhà nước và pháp luật án lệ lý luận và thực tiễn (Trang 33)

Ở Pháp, hệ thống tòa án được chia thành hai ngạch là Tòa án Tư pháp và Tòa án Hành chính, trong đó chỉ có những tòa án cấp cao nhất của hai hệ thống tòa án này mới có thẩm quyền tạo ra án lệ. Tòa phá án là tòa án cấp cao nhất của ngạch Tòa án Tư pháp, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra án lệ thông qua chức năng giám đốc thẩm (chức năng phá án) của nó. Tòa Hành chính tối cao của Pháp còn được gọi là Hội đồng nhà nước. Những án lệ của tòa án này là thực sự đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong sự phát triển luật hành chính ở Pháp. Về nguyên tắc, không có quy định bắt buộc tòa án cấp dưới phải tuân theo án lệ của Hội đồng nhà nước nhưng sự tôn trọng và đề cao vai trò của các án lệ của Hội đồng nhà nước đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa pháp lý ở Pháp.

Ở Cộng hòa Liên bang Đức, không phải mọi tòa án đều có thẩm quyền tạo ra án lệ. Thẩm quyền tạo ra án lệ chỉ thuộc về những tòa án cấp cao nhất trong hệ thống tòa án liên bang. Đối với hệ thống tòa án nước Đức, Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức có thẩm quyền cao nhất và nó được coi là tòa án duy nhất ở Đức có thẩm quyền tạo ra các án lệ mang tính bắt buộc được đảm bảo bằng những quy định của Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức và Luật Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức. Điều của Luật Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức quy định: "Các quy định của Tòa án Hiến pháp Liên bang có hiệu lực bắt buộc với các cơ quan của chính quyền liên bang và các tiểu bang cũng như tất cả nhưng Tòa án và các cơ quan nhà nước khác". Hơn nữa, chính Tòa án Hiến pháp cộng hòa Liên bang Đức đã cho phép các tòa án trong quá trình xét xử được sử dụng nhiều loại nguồn luật khác nhau, trong đó bao gồm cả các án lệ, thay vì chỉ thừa nhận một nguồn luật văn bản quy phạm pháp luật. Tòa án Hiến pháp của Cộng

28

hòa Liên bang Đức thừa nhận rằng, thuật ngữ "luật" trong Hiến pháp không phải là cố định, mà luật có thể được hiểu theo nghĩa chính thức và nghĩa thực tế. Vì vậy, có thể chấp nhận được việc án lệ đã được viện dẫn đến trong quyết định của các tòa án của nước Đức.

Ở Nhật Bản, thông thường thì những bản án và quyết định của tòa án cấp cao hơn thường được xem là "án lệ", đặc biệt là những bản án, quyết định của Tòa án tối cao, vì có "hiệu quả pháp lý nhất định" đối với tòa án cấp dưới16.

Tuy nhiên, có trường hợp không chỉ các bản án và quyết định của tòa án cấp dưới đều có thể trở thành "án lệ"; bởi vì khi một tòa án cấp dưới ra một bản án nhất định đối với một vấn đề quan trọng về mặt xã hội nhưng chưa có bất kỳ một bản án nào trước đó giải quyết; bản án này sẽ thu hút sự chú ý của xã hội như là một bản án quan trọng của cơ quan pháp luật Nhà nước và các tòa án khác khi giải quyết một vấn đề tương tự có thể tham khảo bản án đó. Pháp luật Nhật Bản không có quy định nào về nghĩa vụ của thẩm phán thuộc tòa án cấp dưới buộc phải tuân theo án lệ. Vì thế, các thẩm phán của tòa án cấp dưới không tuân theo những án lệ một cách mù quáng mà họ xem xét án lệ với quan điểm phê bình và theo đuổi những cách giải quyết phù hợp nhất đối với vụ án mà họ xử lý.

Trong hệ thống tòa án của Liên bang Nga, theo Hiến pháp, các quyết định của Tòa án Hiến pháp là các tiền lệ pháp lý. Chúng tạo nên nội dung chính của một đạo luật có tính chất ràng buộc, mà các tòa án khác bắt buộc phải tuân theo.

Dân luật là dạng coi trọng lý luận pháp luật, có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao với Bộ luật dân sự ra đời rất sớm và đồ sộ. Đại diện cho dòng họ này có thể kể đến Pháp, Đức, Ý... Tiền lệ pháp luật không được coi trọng. Ở Đức, án lệ trước đây không được coi là nguồn luật của hệ thống này; Tòa án không có quyền lập pháp mà chỉ có 16 Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Ngọc Ánh (2009), "Án lệ Nhật Bản và một số vấn đề đặt ra khi đưa án lệ vào công tác xét xử tại Tòa án Việt Nam",Tòa án nhân dân, tr. 34-43.

29

quyền áp dụng pháp luật vào những trường hợp cụ thể. Ngược lại, pháp luật thành văn có vị trí quan trọng.

Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, án lệ vẫn chưa được chính thức thừa nhận và được toà án sử dụng. Tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng và áp dụng án lệ thực sự là cần thiết đối với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai. Nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta nhìn nhận sự phát triển một cách bao quát và chi tiết với từng hệ thống pháp luật cụ thể, thậm chí sự phát triển của án lệ trong từng lĩnh vực pháp luật cụ thể ở các nước trên thế giới. Xét về mặt lịch sử, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa từng bị ảnh hưởng bởi truyền thống thông luật. Những khái niệm về nguyên tắc “stare decisis” (nguyên tắc bắt buộc tuân theo án lệ) chưa từng được đánh dấu trong văn hoá pháp lý Việt Nam. Nhưng Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị ngày 02/06/2005 đã đề ra mục đích xây dựng và hoàn thiện từng bước hoạt động của Tòa án nhân dân là “TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm”17.

30

CHƯƠNG 6: THỰC TIỄN SỬ DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM 6.1. Quá trình hình thành và phát triển án lệ ở Việt Nam

Án lệ không chỉ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể, mà nó còn là vấn đề pháp lý từ lâu đã được quan tâm và tìm hiểu ở Việt Nam. Nguồn gốc của chúng và các học thuyết gắn liền với án lệ vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ thời La Mã, nó đã có ảnh hưởng lớn đến cả hệ thống thông luật (Common Law) và dân luật (Civil Law) và đa số các quốc gia trên thế giới từ nhiều thế kỷ trước. Đối với đất nước Việt Nam chúng ta, do truyền thống của nhà nước pháp luật theo hệ thống luật thành văn (Civil Law), nên việc quyết định bắt đầu áp dụng án lệ từ trước đến nay vẫn là một điều gì đó rất mới, chưa thực sự phổ biến nhưng phần nào đã chỉ ra một bước ngoặt mang tính đột phá của quá trình cải cách tư pháp, gắn liền với lịch sử xây dựng và hoàn thiện pháp luật của đất nước.

Việc áp dụng án lệ ở Việt Nam đã có từ trước năm 1960, ra đời, tồn tại và được áp dụng trong nhiều văn bản pháp luật chính thức, được công bố và phổ biến rộng rãi trên các tạp chí chuyên ngành.

Như đã đề cập trước đó, án lệ có từ trước năm 1960, nhưng sau năm 1960, thuật ngữ “án lệ” không còn được áp dụng, sử dụng nữa mà thay vào đó là thuật ngữ “luật lệ” được sử dụng phổ biến hơn. Cho tới từ sau 1975 đến trước năm 2006, khái niệm “án lệ” hầu như đã không còn được sử dụng một cách chính thức. Mặc dù "án lệ" vẫn đang được thảo luận và nghiên cứu, nhưng nó chỉ là nghiên cứu mang tính hàn lâm. Ở miền Bắc của Việt Nam, từ sau 1945, thuật ngữ "án lệ" được sử dụng trong một số văn bản sau18: Thông tư số 442/TTG ngày 19/01/1955 của Thủ tướng chính phủ về trừng trị một số loại tội phạm; Thông tư số 19-VHS ngày 30/6/1955 của Bộ Tư pháp về việc áp dụng luật lệ; Chỉ thị số 772-TATC ngày 10/7/1959 của Tòa án nhân dân Tối cao về vấn đề đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc, phong kiến; hay Thông tư số 92-TC ngày

18 Lê Tiến Dũng(27/06/2014), “Án lệ trong pháp luật Việt Nam”, Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương, https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201406/an-le-trong-phap-luat-viet-nam-295001/, truy cập lần cuối ngày 10/12/2021

31

11/11/1959 của Bộ Tư pháp-TANDTC, giải thích và quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của các TAND phúc thẩm Hà Nội, Hải Phòng và Vinh,...

Năm 2015, Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ được ban hành. Nghị quyết này được xem là cơ sở pháp lý quan trọng, là bước ngoặt, cột mốc lớn đánh dấu sự tồn tại, phát triển và áp dụng rõ ràng của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Cụ thể, theo Quyết định số 220/QĐ-CA công bố án lệ ngày 06/04/2016 công bố 06 án lệ đã được Hội đồng thẩm phán TANDTC thông qua. Trong đó, có 04 án lệ lĩnh vực dân sự, 01 án lệ lĩnh vực hình sự và 01 án lệ lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tính đến nay(10/12/2021), theo Nghị quyết số 04/2019/NQ–HĐTP và Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP, Việt Nam có tổng cộng 43 án lệ đã được công bố, trong đó có 24 án lệ dân sự; 09 án lệ kinh doanh, thương mại; 06 án lệ hình sự, 02 án lệ hành chính; 01 án lệ lao động và 01 án lệ hôn nhân và gia đình.

Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, hệ thống án lệ nước ta có thể được xem là sự giao thoa giữa các nền văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc trên thế giới bởi nó có cả đặc điểm của hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law. Đây cũng là minh chứng cho sự ham học hỏi, tiếp thu tinh hoa nhân loại có chọn lọc, phát huy nhằm góp phần mở ra cho nước nhà một trang sách mới, một sự phát triển đáng kể trong nền luật pháp nước ta.

6.2. Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng án lệ tại Việt Nam

Trải qua bề dày lịch sử Việt Nam, ngay từ thuở sơ khai đất nước được độc lập, hệ thống pháp luật Việt Nam đã được xây dựng và không ngừng phát triển. Năm 2013, sau khi được "mở đường" trong Hiến pháp, áp dụng án lệ trong xét xử tại nước ta đã có những khẳng định rõ ràng thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể:

Tại Khoản 14 Điều 9 Luật Phá Sản năm 2014 có quy định19: "Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án 19 Nguyễn Thị Hồng Nhung, “Sách chuyên khảo Án lệ trong giải quyết vụ việc dân sự”, NXB ĐHQG TP.HCM

32

nhân dân tối cao." Có thể thấy, dù được đề cập gián tiếp nhưng quy định này có thể được xem là đã "khai sáng" cho việc bắt tay vào sử dụng án lệ trong việc tiến hành thủ tục phá sản tại toà án.

Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam, có hàng loạt những điều luật quy định về việc sử dụng án lệ được ghi nhận chính thức, chẳng hạn tại Khoản 2 Điều 6 Bộ Luật dân sự 201520, đã quy định: "Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng." hay theo như tại Khoản 3 Điều 45 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015: "Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này." Bên cạnh đó, trong Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 này còn có quy định tại Khoản 2 Điều 264 như sau : "...nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. ..."21

Đặc biệt, tại Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn và công bố án lệ có đề cập nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử vụ án: "Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. Trường hợp áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Toà án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án." hay tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 cũng trong bộ luật này quy định: "Trường hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định

20 Khoản 2, điều 6 Bộ Luật dân sự 2015 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015- 296215.aspx

21 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Bo-luat-to-tung-dan-su- 2015-296861.aspx

33

của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ."; "Trường hợp do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ, đồng thời phải kiến nghị ngay với Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để xem xét hủy bỏ theo hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 9 Nghị quyết này." Qua Nghị Quyết này có thể thấy, "án lệ" đã có một chỗ đứng nhất định trong hệ thống pháp luật Việt Nam ta, đồng thời, văn bản này còn cho chúng ta thấy tầm ảnh hưởng, là cơ sở pháp lý quan trọng và cũng chính thức được thừa nhận và trao quyền cho Tòa án việc áp dụng án lệ.

Thông qua đó, có thể rút ra những kết luận về việc áp dụng án lệ Việt Nam như sau: Thứ nhất, "án lệ" có giá trị pháp lý thấp hơn so với nghị quyết, nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật khác bởi vì án lệ được ra đời là để bổ sung, hoàn thiện những yếu kém, thiếu sót, khiếm khuyết, lỗ hổng pháp lý chưa được hướng dẫn hoặc đã có hướng dẫn nhưng không rõ ràng.

Thứ hai, khi giải quyết các vụ việc liên quan đến các tình tiết, sự kiện tương tự, điều quan trọng là phải đảm bảo chúng được giải quyết như nhau, mục đích nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, khách quan và minh bạch trong việc áp dụng pháp luật, những vụ việc có tình tiết giống nhau sẽ cho ra kết luận như nhau.

Thứ ba, án lệ có thể bị vô hiệu, bãi bỏ hoặc từ chối áp dụng khi không còn phù hợp hoặc có những thay đổi tình thế dẫn đến không còn phù hợp khi xét xử trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu bài tập nghiên cứu đề tài môn lý luận nhà nước và pháp luật án lệ lý luận và thực tiễn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)