Những điểm tích cực và hạn chế trong việc áp dụng án lệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu bài tập nghiên cứu đề tài môn lý luận nhà nước và pháp luật án lệ lý luận và thực tiễn (Trang 43)

Từ những minh chứng về ví dụ và số liệu ở trên, ta có thể nói rằng án lệ đã không còn mang tính chất lý luận mà đã đi vào thực tiễn của đời sống pháp lý thông qua các vụ án hay những hoạt động nghiên cứu và đã để lại một dấu ấn vô cùng tích cực.

Thứ nhất, án lệ đã góp phần trong công cuộc minh bạch hóa của nền tư pháp hóa Việt Nam để mang đến sự công bằng và hạn chế tối đa tình trạng “lách luật” và tình trạng tuyên án tùy tiện của các các bộ ngành Tư Pháp. Ông Nguyễn Sơn - Phó Chánh án - TAND tối cao cho rằng “Khi án lệ được ban hành thì người dân có thể biết các quan hệ xã hội có tính chất tương tự, cái gì là tội phạm, mức độ tội phạm đến đâu, như thế nào, họ không phải đi tìm hiểu. Chúng tôi mong muốn áp dụng án lệ để tránh việc dư luận cho rằng có chạy án, tránh việc người dân đi khiếu nại tố cáo khi những vụ án tương tự cùng một tòa án thì người này xử khác người kia xử27.”

Thứ hai, án lệ đã mang đến nhiều thuận lợi cho công tác xét xử các vụ án và giải quyết được những vấn đề mà pháp luật thành văn chưa quy định hoặc quy định không rõ ràng. Theo sự biến động không ngừng của đời sống, các quan hệ xã hội từ đó mà cũng không ngừng biến đổi theo một cách nhanh chóng. Điều đó dẫn đến việc đôi khi pháp luật thành văn vẫn chưa kịp thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế đó. Vì thế, áp dụng án lệ trong xét xử cùng với những hệ thống nguồn pháp luật khác như tập quán, lẽ công bằng,… sẽ đem đến cho hệ thống pháp luật Việt Nam một sự linh hoạt, mềm dẻo và

26 Tọa đàm “Án lệ tại Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Khoa Luật - ĐH Kinh tế - Luật, xem trực tiếp tại https://fb.watch/a4kc9Sw41Q/ , xem ngày 23/12/2021

27 TAND tối cao công bố áp dụng án lệ, xem trực tuyến tại https://tuoitre.vn/tand-toi-cao-cong-bo-ap-dung-an- le-993499.htm , truy cập lần cuối ngày 23/12/2021

38

đảm bảo tính có căn cứ khi xử lý các vụ việc không có quy phạm pháp luật điều chỉnh hay không thể áp dụng tương tự pháp luật.

Thứ ba, trong xu hướng hội nhập pháp luật trên thế giới, việc ban hành và áp dụng án lệ trong xét xử sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Bởi vì, tiếp thu tinh hoa từ những hệ thống pháp luật trên thế giới và áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sẽ khắc phục những lỗ hổng của pháp lý nước ta.

Tuy nhiên, tính đến nay từ sau ngày án lệ được ban hành, việc áp dụng án vào thực tiễn để xét xử vẫn còn mang đến một số khó khăn nhất định cho ngành Tư pháp Việt Nam, cụ thể như sau:

Thứ nhất, khác với các nước Anh, Pháp, án lệ ở Việt Nam là những bản án đã trải qua quá trình biên tập, viết lại từ bản án gốc hay quyết định gốc. Điều đó giúp mọi người có thể dễ dàng nắm bắt được những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ cụ thể và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, một minh chứng cho thấy nhược điểm của quyết định gốc đó là Quyết định giám đốc thẩm số 29/2019/DS-GĐT ngày 12-11-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được phát triển thành án lệ số 39/2020/AL theo thủ tục rút gọn (tức “được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”).Trong quyết định này, có một nội dung được nhận diện phát triển thành án lệ và trở thành Nội dung án lệ trong Án lệ số 39/2020/AL với nội hàm “[1]...Như vậy, có cơ sở xác định cụ C đã thỏa thuận bán một phần căn nhà số 182 đường A đang thuê của Nhà nước cho bà C1 với điều kiện khi cụ C được Nhà nước hóa giá, hay nói cách khác, giao dịch giữa cụ C và bà C1 là giao dịch dân sự có điều kiện, khi nào cụ C được Nhà nước bán hóa giá nhà thì giao dịch phát sinh hiệu lực. Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 quy định: "Trong trường hợp các bên thỏa thuận về một sự kiện là điều kiện thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng, thì khi sự kiện đó xảy ra, hợp đồng phải được thực hiện hoặc chấm dứt". Điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng tuy không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, nhưng trong phần nhà đất cụ Cthỏa thuận chuyển nhượng cho bà C1 có diện tích 42,74m2 nằm trong lộ giới, Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của cụ C cho nên phần lớn điều kiện đó không xảy ra. Vì vậy, sự thỏa thuận giữa cụ Cvới bà C1 không phát sinh hiệu lực, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên vô hiệu là có căn cứ.”. Khi đọc Nội dung án lệ này, chúng ta thấy nội dung được phát triển thành

39

án lệ vẫn mang tính sự vụ như đề cập tới cụ C, C1 cũng như căn nhà số 182 đường A, diện tích 42,74m2. Chính vì nội dung muốn phát triển thành án lệ trong quyết định gốc mang tính sự vụ như vậy nên rất khó áp dụng cho các vụ việc tương tự. Vì vậy, khi phát triển quyết định trên thành Án lệ số 39/2020/AL, Hội đồng Thẩm phán phải gia cố thêm phần Khái quát nội dung án lệ theo đó “Người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bên bán) cam kết sau khi mua hóa giá nhà của nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà. Trường hợp này, phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra28”.

Bên cạnh đó, án lệ ở Việt Nam còn tương đối đơn giản và ngắn gọn, chỉ đơn thuần chỉ ra những tình huống pháp lý rồi dẫn đến kết luận hay nêu ra các quy định của pháp luật. Cùng với đó, nhân lực của ngành Tư Pháp có trình độ chuyên môn cao vẫn còn rất hạn chế, cùng với kỹ năng và kinh nghiệm trong việc áp dụng và viện dẫn áp lệ còn yếu kém. Từ những hạn chế trên, phần nào đã gây ra những khó khăn trong công tác đưa án lệ vào hoạt động xét xử của Tòa án.

Thứ hai, như số liệu đã thống kê ở trên, ta có thể thấy được rằng số án lệ ở Việt Nam hiện nay vô cùng ít ỏi. Từ sau khi ban hành án lệ đầu tiên vào năm 2016 đến nay, số án lệ được ban hành chỉ có 43 án lệ, và thành tích đó rất đáng được trân trọng nhưng quả thực nó đã không xứng đáng với sự mong đợi của chúng ta. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực hình sự, mặc dù trong số 43 án lệ kể trên vẫn có 7 án lệ về hình sự29 nhưng ta có thể thấy rằng vẫn chưa có một văn bản nào ghi nhận vai trò của án lệ trong lĩnh vực này. Điều này có thể hạn chế sự phát triển hay phát triển không tương đồng của án lệ trong lĩnh vực hình sự khi so sánh với lĩnh vực dân sự. Ví dụ, ở Điều 6, Khoản 2, Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng “Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy

28 Quy trình phát triển án lệ tại Việt Nam – Một số vướng mắc và giải pháp khắc phục – PGS.TS Đỗ Văn Đại, xem trực tuyến tại https://www.toaan.gov.vn/webcenter/ShowProperty?nodeId=/UCMServer/TAND171835 , truy cập lần cuối ngày 23/12/2021

40

định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.”Hay ở Điều 45, Khoản 3, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có ghi nhận rằng “Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp

luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập

quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này30.” Thứ ba, hiện nay Tòa án nhân dân tối cao chỉ mới tổ chức được 2 hội thảo tập huấn về kỹ năng nhận diện tình huống pháp lý tương tự. Một là vào năm 2017, TANDTC đã tổ chức dưới hình thức trực tuyến trong thời lượng một buổi. Hai là vào năm 2019, trong dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh Châu Âu và UNDP tài trợ, TANDTC đã tổ chức Hội nghị “Tập huấn về kỹ năng soạn thảo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân31” và cũng trong thời lượng một buổi. Với khoảng thời gian ít ỏi, thực sự hiện nay, các thẩm phán vẫn chưa được đào tạo kỹ càng về kỹ năng phát hiện tình huống pháp lý và thói quen viện dẫn án lệ trong hoạt động áp dụng pháp luật của mình, dẫn đến tình huống e ngại trong việc sử dụng án lệ và chỉ vận dụng tinh thần, đường hướng để đưa ra quyết định xét xử trong bản án hay quyết định mà không viện dẫn trực tiếp vào trong án lệ, bản án. Từ những vấn đề đã được phân tích ở trên trong công tác vận dụng án lệ vào trong thực tiễn xét xử và đào tạo, học tập nghiên cứu ở Việt Nam, ta có thể thấy, trong thời kỳ giao thoa và hội nhập văn hóa và hợp tác với các quốc gia trên thế giới, việc công nhận, ban hành và áp dụng án lệ là việc không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên, thực tiễn đó đòi hỏi sự thách thức trong ngành Tư pháp nói chung và cán bộ nhân viên ngành nói riêng. Việc đề ra những phương hướng và lối đi đúng đắn cho sự phát triển của án lệ trong tương là một điều vô cùng quan trọng để sớm khắc phục những hạn chế và nâng cao lòng tin của người dân đối với một xã hội công bằng và công lý.

30 Tham khảo Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015

31 Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị “Tập huấn về kỹ năng soạn thảo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân”, 2019, tham khảo từ trang

https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitiettin?dDocName=TAND095216 , truy cập lần cuối ngày 23/12/2021

41

PHẦN IV: MỞ RỘNG

CHƯƠNG 7: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Từ những kinh nghiệm thực tiễn về việc áp dụng án lệ từ các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần tham khảo để rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng án lệ như sau:

Thứ nhất, pháp luật cần mang đến cách hiểu rõ ràng và cụ thể nhất về “án lệ” và “tình huống pháp lý tương tự. Việt Nam nằm trong hệ thống Pháp luật Châu Âu lục địa, nên án lệ ở Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nặng nề của hệ thống pháp luật này. Nên theo Điều 2, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, án lệ “có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể.32”

Điều đó đồng nghĩa với việc án lệ chỉ có nghĩa vụ giải thích pháp luật thành văn chứ không phải tạo ra những quy định pháp luật mới để xử lý những tình huống chưa được luật điều chỉnh hay có luật điều chỉnh nhưng chưa cụ thể, rõ ràng và cần giải thích và làm rõ thêm. Vì thế, xét trên mục tiêu tối cao nhất của pháp luật là công bằng và công lý, tòa án cần trao quyền nhiều hơn để xử lý những tình huống chưa có pháp luật điều chỉnh, đồng thời, phải thiết lập những nguyên tắc pháp luật mới phù hợp nhiệm vụ xét xử của tòa án.

Ngoài ra, ta cần có một quan niệm đúng đắn hơn về bản chất của án lệ. Theo Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy định lựa, công bố và áp dụng án lệ, tại Điều 1, có quy định rằng “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử33”. Với cách nói trên, ta vẫn còn có một cách hiểu chung chung và không rõ ràng về bản chất của án lệ. Bởi vì một bản án hay quyết định được đưa ra dựa trên những lập luận

32 Án lệ trong hệ thống pháp luật thông luật Anh - Kinh nghiệm cho việc hoàn thiện quy định về án lệ ở Việt Nam, 2021, tham khảo từ trang https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=332 , truy cập lần cuối ngày 23/12/2021

42

về những vấn đề cần giải quyết, tình tiết khách quan, tính khách quan và tính hợp pháp của chứng cứ do đương sự trình lên,... Điều ấy có thể khiến mọi người hiểu sai về án lệ. Vì thế, để án lệ thực sự đi vào đời sống pháp lý một cách mạnh mẽ hơn, ta nên học tập kinh nghiệm từ các nước theo hệ thống thông luật. Theo hệ thống thông luật Anh, quốc gia đặt nền tảng cho sự ra đời định nghĩa và hình thức án lệ một cách chặt chẽ, ứng với một nguồn luật quan trọng để củng cố và bổ sung cho những thiếu sót của pháp luật thành văn. Với việc tiếp thu ý kiến trên, ta có thể thay thế cụm từ “án lệ là những lập luận…” thành “án lệ là những nguyên tắc bắt buộc”. Bởi vì nếu chỉ quy định theo Điều 1, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, các tòa án sẽ không đồng nhất sử dụng án lệ, dẫn đến hậu quả một quan hệ xã hội nào đó sẽ không được điều chỉnh đúng lúc. Do đó, thay thế cụm từ trên sẽ định hướng hình thức án lệ mang tính thực tiễn hơn, và Tòa án các cấp sẽ thống nhất hơn trong cách xét xử.

Bên cạnh đó, việc hiểu rõ hơn về “tình huống pháp lý tương tự” là một điều vô cùng cần thiết để đảm bảo tính khách quan trong việc áp dụng án lệ trong xét xử. Để làm tốt được điều đó, các thẩm phán cần nắm vững “tình tiết chính” ở đâu và thế nào là “tương tự”.

Thứ 2, ta cần xây dựng và phát triển án lệ thành ba loại chính: Án lệ để áp dụng (Án lệ bắt buộc), Án lệ để giải thích luật và Án lệ mẫu (Án lệ tham khảo). Trong xu hướng phát triển hài hòa cùng nhau của hệ thống thông luật và hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, án lệ đã và đang ngày càng một quan trọng hơn trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Vì thế, trong quá trình xét xử, số lượng án lệ gia tăng là một điều không thể nào tránh khỏi nên việc xây dựng và chỉnh lý, sắp xếp và lưu trữ hệ thống án lệ mang tính hệ thống và khoa học sẽ giúp các thẩm phán dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm.

Ngoài ra, án lệ khi được thừa nhận ở các nước theo hệ thống thông luật cũng có thứ bậc

Một phần của tài liệu bài tập nghiên cứu đề tài môn lý luận nhà nước và pháp luật án lệ lý luận và thực tiễn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)