Hình 3.31. Cân rốn trước bàng quang Từ nông vào sâu gồm có:
- Da, tổ chức dưới da.
- Các cơ thành bụng trước bên, chú ý đường trắng giữa ở đây rất hẹp. - Mạc ngang bụng.
- Khoang trước bàng quang (khoang Retzius) trong khoang chứa đầy tổ chức mở và tổ chức liên kết lỏng lẻo, đáy khoang liên quan với đám rối tĩnh mạch Santorini (khi phẫu thuật bàng quang phải nhét đầy gạc vào khoang này để tránh nước tiểu tràn vào khoang gây nhiễm trùng).
- Cân rốn trước bàng quang là một màng cân mỏng, ôm sát mặt trước bên bàng quang. Cân có hình tam giác mà đỉnh dính vào rốn, 2 cạnh bẽn ôm lấy dây chằng rốn trong (thừng động mạch rốn).
- Dây treo bàng quang: đi từ đỉnh bàng quang tới rốn. - Phúc mạc ở trong cùng và có 2 trường hợp cần chú ý:
+ Nếu bàng quang rỗng thì phúc mạc sau khi phủ thành bụng lật lên phủ bàng quang bình thường.
+ Nếu bàng quang đầy và có cầu bàng quang vượt trên khớp mu thì phúc mạc sau khi phủ thành bụng, lật lên phủ bàng quang tạo thành túi bịt lách giữa bàng quang và thành bụng trước (áp dụng nguyên tắc mổ bàng quang ngoài phúc mạc). Trong khi phẫu thuật người ta có thể dựa vào một số đặc điểm để nhận ra mặt trước bàng quang: có hai tĩnh mạch đi song song hai bên đường giữa, phần cơ mặt trước bàng quang rất dầy.
2.2. Mặt trên
dây chằng rộng.
2.3. Mặt sau dưới
Còn gọi là đáy bàng quang và có hai liên quan chính:
- Với các tạng sinh dục và trực tràng, ở nam giới mặt sau bàng quang có bọng tinh, ống tinh, niệu quản (đoạn chậu) xa hơn là trực tràng; còn ở nữ giới, liên quan ở 1/3 trên với cổ tử cung, 2/3 dưới với âm đạo, xa hơn là trực tràng.
- Với phúc mạc: sau khi bọc mặt sau dưới bàng quang, lật lên phủ các tạng sinh dục - trực tràng, tạo thành các túi cùng. Đặc biệt túi cùng sâu nhất là túi cùng lách giữa tạng sinh dục và trực tràng gọi là túi cùng Douglase.
- Riêng ở nam giới, đáy túi cùng Douglase dính chập lại tạo thành cân gọi là cân nhiếp hộ - phúc mạc, nằm ngăn cách giữa trực tràng và các tạng sinh dục.
Hình 3.32. Bàng quang mặt sau, ống tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt