Nhánh bao mỡ ĐM thận 2 ĐM thắt lưng

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 3 doc (Trang 25 - 27)

2. ĐM thắt lưng 3. ĐM mạc treo tràng dưới 4. Nhánh bao mỡĐM kết tràng trái 5. ĐM kết tràng trái 6. ĐM kết tràng phải 7. ĐM sinh dục 8. ĐM niệu quản 9. Vòng ĐM ngoài thận 10. ĐM mạc treo tràng trên 11. ĐM thận 12. ĐM thượng thận dưới 13. Nhánh xiên 14. Vòng nối ngoài thận 15. Tuyến thượng thận 16. ĐM hoành dưới

Hình 3.25. Các nhánh nối của động mạch ngoài thận

7.3. Tĩnh mạch thận (vena renalis)

Các mao tĩnh mạch thận bắt nguồn từ các tĩnh mạch sao ở vùng vỏ và từ các tĩnh mạch cung ở vùng tủy. Các tĩnh mạch tập trung lớn dần, đi trước và sau bể thận rồi tập trung lại ở rốn thận thành thân tĩnh mạch thận, nằm phía trước của động mạch thận tương ứng tới đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Tĩnh mạch thận trái dài hơn tĩnh mạch thận phải.

7.4. Bạch huyết (lymphaticae renalis)

Các mạch bạch huyết của thận đi theo mạch thận và đổ vào các hạch bạch huyết quanh cuống thận. Cuối cùng đổ vào chuỗi hạch nằm cạnh động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ dưới.

7.5. Thần kinh(nervus renalis)

Thận được chi phối bởi các nhánh thần kinh tách ra từ đám rối thận thuộc hệ thần kinh thực vật đi dọc theo động mạch thận, hầu hết là các sợi thần kinh vận mạch. Ngoài ra, thận còn có các sợi thần kinh cảm giác nằm chủ yếu ở thành bể mang cảm giác đau, cảm giác căng đầy của đài bể thận đi vào tủy gai qua các dây thần kinh tạng.

TUYẾN THƯỢNG THẬN 1. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG 1. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

Tuyến thượng thận (glandula suprarenalis) gồm hai tuyến nhỏ mầu vàng nhạt, dẹt theo chiều trước sau, nằm áp lên mặt trước trong cực trên mỗi thận, được bao quanh bởi mô mỡ quanh thận cùng với thận trong mạc thận, song được ngăn cách với thận bởi một chế mỏng mạc thận.

Tuyến gồm 2 phần vỏ và tủy, thực ra là 2 tuyến nội tiết khác nhau bởi nguồn gốc phát triển và chức năng.

- Vỏ thượng thận giàu lipid, không chứa mô ái crôm, tiết các nội tiết tố loại steroid. Có chức năng duy trì nước - điện giải trong cơ thể và liên quan đến chuyển hoá carbohydrat; đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng bình thường của cơ thể với “stress”.

- Tủy thượng thận ngấm nhiều muối crôm, phát triển từ cùng những tế bào sinh ra hệ thần kinh giao cảm, được coi như một cơ quan hậu hạch giao cảm, vì chỉ nhận các sợi chi phối thần kinh trước hạch. Nó tiết ra epinephrin và norepinephrin, đưa vào máu có tác dụng giống như các chất sinh ra do hoạt hoá phần thần kinh giao cảm.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 3 doc (Trang 25 - 27)