TM thượng thận 2 Vùng gan

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 3 doc (Trang 27 - 28)

2. Vùng gan 3. Vùng TMCD 4. Vùng tuỵ 5. Vùng dạ dày 6. Vùng cơ hoành 7. Vùng thận A. Mặt trước B. Mặt

a1. Tuyến thượng thận phải a2. Tuyến thượng thận trái

khoảng 1/30. Tuyến ở người lớn, lớn hơn mới đẻ một ít.

Sự thay đổi về tỷ lệ đó không chỉ do sự phát triển của thận mà còn vì tuyến thượng thận sau khi sinh đã bắt đầu giảm kích thước, do sự phát triển của vỏ lúc phôi thai. Đến cuối tháng thứ hai trọng lượng chỉ bằng khoảng 1/2 lúc mới sinh. Đến nửa sau của năm thứ hai tuyến mới lại tăng kích thước và dần dần lấy lại trọng lượng lúc mới sinh vào tuổi dậy thì hoặc trước đó một ít. Sau đó nó chỉ tăng rất nhẹ ở tuổi trưởng thành.

3. LIÊN QUAN

Mỗi tuyến có 3 mặt: mặt trước, mặt sau, mặt thận, và 2 bờ: trên, trong.

3.1. Tuyến thượng thận phải

Nằm sau tĩnh mạch chủ dưới và thùy phải gan, trước cơ hoành và cực trên thận phải. Tuyến có hình gần tam giác, đáy ở dưới úp lên phần trên bờ trong thận hơn là cực trên của thận phải.

Mặt trước hơi hướng ra ngoài, có một diện hẹp thẳng đứng ở trong nằm sau tĩnh mạch chủ dưới và một diện ngoài gần tam giác giáp với gan, phần trên áp trực tiếp vào vùng trần của gan, phần dưới có phúc mạc phủ lật xuống từ lá dưới dây chằng vành. Giữa 2 diện có rốn tuyến, từ đó thoát ra tĩnh mạch thượng thận phải, đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Mặt sau: rộng hơi lồi áp vào cơ hoành. Mặt thận: hẹp, úp lên cực trên và một phần mặt trước thận phải.

Bờ trong mỏng, liên quan tới tĩnh mạch chủ dưới và hạch bụng phải, nằm ở trong và dưới nó. Bờ trên áp vào diện trần của gan và liên quan với động mạch hoành dưới phải chạy lên trên, ra ngoài ở trước trụ phải cơ hoành.

3.2. Tuyến thượng thận trái

Hình bán nguyệt, chiều lõm úp vào bờ trong cực trên thận trái.

Mặt trước có hai diện: diện trên được phủ bởi phúc mạc của túi mạc nối, ngăn cách nó với đầu tâm vị dạ dày; diện dưới không có phúc mạc phủ dính trực tiếp với tuỵ và động mạch tỳ. Rốn tuyến quay về phía trước dưới, nằm gần phần dưới của mặt trước; từ đó thoát ra tĩnh mạch thượng thận trái đổ vào tĩnh mạch thận trái. Mặt sau giáp với trụ trái cơ hoành. Mặt thận úp vào thận trái. Bờ trong lồi, liên quan với hạch bụng trái nằm ở dưới và trong nó. Bờ trên là một đường cong liên tiếp với bờ trong, liên quan ở trên với các động mạch dưới hoành dưới trái và vi trái đi lên ở trước trụ trái cơ hoành.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 3 doc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)