0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

MẠCH VÀ THẦN KINH 1 Động mạch

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - CHƯƠNG 3 DOC (Trang 29 -30 )

5.1. Động mạch

Là tuyến nội tiết nên được cấp mạch rất phong phú. So với kích thước tuyến lượng máu tương đối nhiều hơn các cơ quan khác trong cơ thể (trừ tuyến giáp). Có 3 loại động mạch thượng thận cấp huyết cho tuyến.

- Động mạch thượng thận trên gồm 6-8 nhánh tách từ động mạch hoành dưới, chủ yếu từ các ngành sau của nó đi thẳng xuống bờ trên tuyến như hình răng lược, có một số nhánh phân trước khi chui vào tuyến. Một hoặc vài nhánh ở ngoài cùng tận hết ở mỡ cạnh thận.

- Động mạch thượng thận giữa tách từ động mạch chủ bụng chạy ngang tới phía trong tuyến chia thành nhiều nhánh tới mặt trước trong tuyến và nối tiếp với các động mạch thượng thận trên và dưới.

- Động mạch thượng thận dưới tách ra từ động mạch thận, đi lên trên ngoài dọc bờ thận của tuyến và cho nhiều nhánh chui vào mặt dưới tuyến. Ba động mạch trên cho nhiều nhánh vào tuyến. Động mạch thượng thận trên tương đương với sự đóng góp phối hợp của cả hai động mạch thượng thận giữa và dưới. Có nhiều nhánh nhỏ cho bao mỡ quanh thận, đám rối thần kinh và các hạch lân cận.

Thường có một vòng mạch quanh thận-thượng thận, tạo nên bởi sự tiếp nối giữa các nhánh bên của các động mạch thượng thận ở trên với các động mạch thận, gian sườn, thắt lưng và các động mạch khác ở dưới.

5.2. Tĩnh mạch

Các tĩnh mạch thượng thận nhỏ tương ứng với các động mạch đi theo các nhánh động mạch tuyến. Trong đó, tĩnh mạch trung tâm lớn nhất thoát ra từ rốn tuyến, có đường kính khoảng 5mm.

Ở bên trái tĩnh mạch trung tâm thường hợp với tĩnh mạch hoành dưới để đổ vào tĩnh mạch thận. Còn ở bên phải nó thường đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới (hoặc đôi khi vào một tĩnh gan phải phụ giữa, trước khi tĩnh mạch này đỏ vào tĩnh mạch chủ dưới).

5.3. Bạch huyết

Các bạch huyết của tuyến xuất phát từ đám rối dưới bao xơ và trong tuỷ thượng thận, chúng đi theo các mạch của tuyến, chủ yếu theo tĩnh mạch thượng thận và tận hết ở các hạch trên của chuỗi thắt lưng (hạch bên động mạch chủ).

5.4. Thần kinh

Là các nhánh thần kinh nhỏ đi từ đám rối bụng và từ dây thần kinh tạng lớn. Chủ yếu đó là các sợi giao cảm tiền hạch từ dây tạng lớn và tận hết ở các tế bào chế tiết của tuỷ thượng thận. Chỉ có một thần kinh vận mạch cung cấp cho vỏ thượng thận.

NIỆU QUẢN 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG

Niệu quản (ureter) là một ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.

Niệu quản nằm sau phúc mạc, dọc hai bên cột sống thắt lưng và áp sát vào thành bụng sau.

Đường kính khi căng khoảng 5 mm, đều từ trên xuống dưới trừ 3 chỗ hẹp: một ở chỗ nối niệu quản - bể thận, một ở nơi niệu quản bắt chéo bó mạch chậu (nơi niệu quản đi ngang qua eo trên) và một ở trong thành bàng quang.

Do những chỗ hẹp này mà trong các trường hợp có sỏi thận hay sỏi bể thận khi rơi xuống niệu quản có thể bị kẹt ở đó gây nên cơn đau quặn thận.

Trên lâm sàng khi khám có thể tìm thấy các điểm đau niệu quản trên, giữa và dưới ứng với các chỗ hẹp này.

Chiều dài của niệu quản thay đổi theo chiều cao cơ thể, giới tính, vị trí của thận và bàng quang. Trung bình niệu quản dài 25 - 28 cm, tiếp theo từ bể thận đi chếch xuống dưới, vào trong và ra trước để tới đổ vào mặt sau dưới của bàng quang. Như vậy, ở trên 2 niệu quản cách xa nhau (khoảng 5 - 7 cm). Ở dưới 2 niệu quản gần nhau (cách nhau 2 - 3 cm).

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - CHƯƠNG 3 DOC (Trang 29 -30 )

×