MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH 1 Động mạch

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 3 doc (Trang 31 - 33)

3.1. Động mạch

- Nhánh động mạch thận cấp máu cho bể thận và phần trên niệu quản. Nhánh động mạch sinh dục cấp máu cho phần trên niệu quản bụng. Nhánh động mạch chậu chung cấp máu cho đoạn dưới niệu quản bụng.

- Nhánh động mạch bàng quang dưới hoặc trực tràng giữa cấp máu cho niệu quản đoạn chậu.

3.2. Tĩnh mạch

Thu nhận máu trở về theo các tĩnh mạch tương ứng đi kèm theo động mạch cùng tên.

3.3. Bạch huyết

Đổ vào các hạch bạch huyết dọc theo động mạch chậu trong và hạch bạch huyết thắt lưng.

3.4. Thần kinh

Là các sợi thần kinh tách ra từ đám rối thận và đám rối hạ vị. Gồm các sợi vận động chi Phối cơ trơn thành niệu quản và các sợi cảm giác đau khi có sự căng đột ngột thành niệu quản. 1. ĐM mạc treo tràng trên 2. Nhánh niệu quản của ĐM thận 3. ĐM mạc treo tràng dưới 4. Nhãnh niệu quản của ĐM thắt lưng 5. ĐM chậu trong 6. Nhánh niệu quản của ĐM tử cung 7. Nhánh niệu quản của ĐM bàng quang dưới 8. Bó mạch thượng vị dưới 9. ĐM tử cung 10. Niệu quản đoạn chậu hông 11. Nhánh niệu quản của ĐM chậu chung 12. Nhánh niệu quản cüa ĐM sinh dục 13. Bó mạch sinh dục 14. Niệu quản đoạn bụng 15. ĐM thận

BÀNG QUANG

Bàng quang (vesica urinaria) là một tạng rỗng mà hình dạng kích thước và vị trí thay đổi theo số lượng nước tiểu chứa bên trong.

Bàng quang nhận nước tiểu từ hai thận qua niệu quản rồi thải ra ngoài qua niệu đạo. Trung bình bàng quang có thể chứa được 500 ml nước tiểu mà không quá căng. Bình thường, khi bàng quang có từ 250 - 350 ml nước tiểu thì có cảm giác muốn đi tiểu, nếu cố nín tiểu thì dung tích bàng quang có thể tăng lên nhiều. Trong trường hợp bí tiểu bàng quang căng to, có thể chứa tới vài lít nước tiểu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 3 doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)