Thành phần và tải lượng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 28 - 30)

* Nước thải sinh hoạt:

Trong giai đoạn này dự kiến có 20 công nhân lao động và sinh hoạt trực tiếp tại công trường xây dựng. Với nhu cầu sử dụng nước khoảng 100 lít/người/ngày đêm thì lượng nước cấp cho công nhân khoảng 2,0 m3/ngày.đêm. Lượng nước thải được tính bằng 100% lượng nước cấp, vậy mỗi ngày công trường thải ra khoảng 2,0 m3/ngày.đêm nước thải.

Nước thải sinh hoạt dạng này có thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ, vô cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO (1993) thì tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong giai đoạn này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.6. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008 (mg/l) BOD5 45 - 54 0,9 - 1,08 375 - 450 50 COD 72 - 102 1,44 – 2,04 600 - 850 - TSS 70 - 145 1,4 – 2,9 583,3 – 812,3 100 ∑N 6 - 12 0,12 - 0,24 50 - 100 - Amoni 2,4 - 4,8 0,048 - 0,096 20 - 40 10 ∑P 0,4 - 0,8 0,008 - 0,016 3,33 - 6,67 - Coliform 106 - 109 MPN/100ml 5x103 MPN/100ml

Nhận xét: Từ những kết quả trên cho thấy nước thải sinh hoạt phát sinh có các chỉ tiêu vượt rất nhiều so với QCVN 14:2008/BTNMT vậy nếu không được xử lý nước thải này sẽ gây ra những tác động rất xấu tới nguồn tiếp nhận.

* Nước mưa chảy tràn

Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực có thể được xác định theo công thức thực nghiệm như sau:

Q = 2,78 x 10-7x ψ x F x h (m3/s) Trong đó:

2,78 x 10-7 - hệ số quy đổi đơn vị;

 - hệ số dòng chảy, phụ thuộc đặc điểm mặt phủ, độ dốc...;

Bảng 4.7. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ

Loại mặt phủ ψ

Mái nhà, đường bê tông 0,80 - 0,90

Đường nhựa 0,60 - 0,70

Đường lát đá hộc 0,45 - 0,50 Đường rải sỏi 0,30 - 0,35 Mặt đất san 0,20 - 0,30 Bãi cỏ 0,10 - 0,15

(Nguồn: TCXDVN 51:2006)

Căn cứ vào đặc điểm bề mặt của khu vực dự án đang san gạt tạo mặt bằng, chọn hệ số dòng chảy ψ = 0,3.

h - cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h (h = 100 mm/h); F - diện tích thi công dự án dự án (F = 15.000 m2).

Theo tính toán lưu lượng nước mưa chảy tràn theo tính toán khoảng 0,1251 m3/s (vào trận mưa trung bình).

Theo thống kê tính toán của tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ các chất ô nhiễm môi trường trong nước mưa chảy tràn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.8. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn

TT Chỉ tiêu Nồng độ (mg/l) 1 Tổng Nitơ 0,5 – 1,5 2 Tổng photpho 0,004 – 0,03 3 COD 10 - 12 4 TSS 10 - 20 c. Đối tượng bị tác động

Các loại nước thải phát sinh tại khu vực thi công nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường thì sẽ gây ra những tác hại không những đối với thuỷ vực tiếp nhận cụ thể là mương thoát nước và suối Nà Hón gần khu vực mà còn gián tiếp tác động nên những thành phần môi trường khác như môi trường đất, nước ngầm trong khu vực.

d. Phạm vi ảnh hưởng

Nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này không chứa các chất ô nhiễm độc hại tới môi trường, chủ yếu là làm tăng các thông số như TSS, độ đục...nên chỉ gây tác động tạm thời, cục bộ. Với tính chất như vậy, nước mưa chảy tràn thường có phạm vi ảnh hưởng không lớn chủ yếu là nguồn tiếp nhận nước thải.

e. Mức độ tác động xác suất xảy ra tác động

Tác động của nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này có thể đánh giá là tương đối nhỏ số lượng công nhân tham gia thi công không nhiều.

Mức độ tác động của nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án đối với môi trường xung quanh tùy vào mức độ và tần suất mưa của khu vực. Vào mùa khô, mưa ít, cường độ mưa không lớn nên mức độ tác động của nước mưa chảy tràn đến môi trường xung quanh khu vực dự án là không lớn. Vào mùa mưa, cường độ mưa lớn, tần suất mưa gần như là liên tục thì tác động của nước mưa chảy tràn đến môi trường xung quanh khu vực dự án là tương đối lớn, khả năng kéo theo các chất bẩn của nước mưa chảy tràn là lớn, đặc biệt là khả năng gây xói mòn, rửa trôi đất đá,...

f. Khả năng phục hồi của đối tượng chịu tác động

Theo đánh giá chất lượng nước khe mặt tại mương nước tiếp nhận nước thải của dự án chảy qua khu vực dự án còn khá tốt, khả năng tự làm sạch còn tốt. Do vậy mà với lượng nước thải thải vào suối thì khả năng tự làm sạch của môi trường đảm bảo. Khả năng phục hồi của chất lượng nước tại mương thoát nước khu vực là tương đối cao.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w