Đánh giá, dự báo tác động của nguồn phát sinh bụi, khí thả

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 50 - 54)

- Khí thải phát sinh trong công đoạn vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ thi công của các phương tiện giao thông

e. Khả năng phục hồi của các đối trượng bị tác động

4.2.1.2. Đánh giá, dự báo tác động của nguồn phát sinh bụi, khí thả

a. Nguồn phát sinh

- Khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển. - Khí thải phát sinh từ khu vực chuồng trại chăn nuôi:

+ Khu vực xử lý nước thải (mùi khó chịu);

+ Chuồng nuôi (mùi của phân, nước tiểu do lợn thải ra); + Phương tiện vận tải đi lại trong khu vực Trại chăn nuôi; + Thức ăn dư thừa của lợn;

b. Thành phần và tải lượng

* Khí thải do hoạt động của các phương tiện vận chuyển

Khí thải và bụi do hoạt động của các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn này không phải là vấn đề lớn, vì hoạt động của xe là không thường xuyên, chủ yếu phục vụ việc chuyên chở thức ăn chăn nuôi và lợn con xuất chuồng. Tuy nhiên, nếu đàn lợn được vận chuyển ra vào dự án không phải bằng phương tiện chuyên dụng thì môi trường không khí trên tuyến đường vận chuyển rất có thể sẽ chịu thêm tác động do đặc thù của dự án là phân thải, mùi hôi phát sinh do chuyên chở động vật sống. Do vậy, dự án sử dụng một xe tải có trọng tải 4,5 tấn có lót đáy thùng xe, để chuyên chở thức ăn chăn nuôi và lợn con xuất chuồng. Do đó, quá trình vận chuyển lợn ra vào dự án sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí ở mức không đáng kể.

* Khí thải phát sinh từ khu vực chuồng trại chăn nuôi

Mùi hôi phát sinh từ chuồng trại chăn nuôi là hỗn hợp khí được tạo ra bởi quá trình phân hủy kỵ khí và hiếu khí của các chất thải chăn nuôi, quá trình thối rữa các chất hữu cơ trong phân, nước tiểu gia súc hay thức ăn dư thừa sẽ sinh ra các khí độc hại có mùi hôi thối khó chịu. Cường độ của mùi hôi phụ thuộc vào điều kiện mật độ vật nuôi, sự thông thoáng, nhiệt độ và độ ẩm không khí cao ảnh hưởng tới khu vực xung quanh trong phạm vi bán kính 100m.

- Đối tượng, quy mô tác động: Đối tượng chịu tác động trực tiếp của khí thải chuồng nuôi là lợn, công nhân trực tiếp chăm sóc lợn, công nhân viên dự án và dân cư khu vực xung quanh dự án.

Thành phần các chất khí trong chuồng nuôi biến đổi tùy theo gia đoạn phân hủy chất hữu cơ, tùy theo thành phần của thức ăn, hệ thống vi sinh vật và tình trạng sức khỏe của lợn. Các khí này có mặt thường xuyên và gây ô nhiễm chính, có thể gây hại đến sức khỏe con người và vật nuôi như NH3, H2S, CH4 và Mercaptan.

Khí NH3 và H2S được hình thành chủ yếu trong quá trình thối rữa của phân do các vi sinh vật gây thôi, ngoài ra NH3 còn được hình thành từ sự phân giải ure của nước tiểu.

Theo Tô Minh Châu thì cơ chế của quá trình thối rữa protein trong phân, để phân giải được protein thì các vi sinh vật phải tiết ra men protease ngoại bào, phân giải protein thành các polypeptid, olygopeptid. Các chất này tiếp tục được phân giải thành các axit amin, một phần axit amin này được vi sinh vật sử dụng trong quá trình sinh tổng hợp protein của chúng, một phần khác đưuọc tiếp tục phân giải theo những con đường khác nhau. Thường là khử amin, khử cacboxyl hoặc khử amin và cacboxyl. Quá quá trình này ngoài NH3 và H2S, còn có một số khí trung gian được hình thành cũng góp phần vào việc tạo mùi hôi chuồng nuôi.

* Quá trình hình thành NH3

Nhóm –NH2 của axit amin được tách ra để hình thành NH3 (kể từ ngày ngày thứ 3 đến ngày thứ 21 thì lượng khí này được sản sinh ra rất nhiều).

Alanine → axit lactic + NH3

Serine → axit pyruvic + NH3 NH3

Protein H2S

Indole Scatole phenole Axit hữu cơ mạch ngắn

Trong chất thải chăn nuôi, luôn tồn tại một lượng vi sinh vật hoại sinh. Nguồn gốc thức ăn của chúng là các chất hữu cơ, vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan tạo những sản phẩm vô cơ: NO2, NO3, SO3, CO2, quá trình này tạo xảy ra nhanh không tạo mùi thối. Nếu lượng chất hữu cơ có quá nhiều vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng hết lượng oxy hòa tan trong nước làm khả năng hoạt động phân hủy của chúng kém, gia tăng quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các sản phẩm CH4, H2S, NH3, H2, Indol, Scortol… tạo mùi hôi, nước có màu đen vàng, là nguyên nhân làm gia tăng bệnh đường hô hấp, tim mạch ở người và động vật.

* Tác hại của Ammonia (NH3)

Sinh ra từ sự khử amine của protein trong chất thải, là chất không màu, mùi khai, dễ tan trong nước và gây kích ứng, NH3 nhẹ hơn không khí (d=0,59). Nếu chuồng trại thông thoáng tốt thì ảnh hưởng của nó không đáng kể. NH3 tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi, đường hô hấp sẽ gây tiết dịch, co thắt khí quản và ho. Trường hợp NH3 trong không khí cao, có thể gây viêm phổi, gây hoại tử đường hô hấp. NH3 từ phổi vào máu đi lên não gây nhức đầu và có thể dẫn đến hôn mê. Trong máu NH3 bị oxy tạo thành NO2 gây nên hiện tượng Met - Hb.

Nồng độ NH3 trong không khí chuồng nuôi không nên vượt quá 25 - 35 ppm. Trên lợn, NH3 có thể làm chậm sự dậy thì và động hớn trên lợn nái dự bị. NH3 được hấp thu trên bụi và di chuyển sâu vào trong đường hô hấp sẽ mở đường cho các bệnh về đường hô hấp. Trên lợn, nồng độ NH3 cao trong không khí (<50ppm) làm tăng tỷ lệ bệnh viêm phổi và viêm teo xương mũi trên lợn.Nồng độ amonine trong không khí cao hơn 30ppm sẽ làm tăng khả năng nhiễm virus Marek và Mycoplasma. Sự hiện diện của NH3 làm sinh tính gây bệnh của E.coli tren đường hô hấp.Đối với công nhân trại chăn nuôi lợn, amonia trong không khí có thể dẫn đến bệnh đường hô hấp như viêm phổi, ho, nặng ngực, thở ngắn, thở khò khè, nồng độ NH3 cao (>25 ppm) có thể làm tăng khả năng viêm khớp, abcesses. Tác động của NH3, bụi và vi sinh vật trong không khí đến sức khỏe của người và vật nuôi thường kết hợp với nhau.

Bảng 4.26. Tác hại của amoniac đến sức khỏe và năng suất của gia súc, gia cầm

Vật nuôi Nồng độ NH3 Tác hại

Lợn Nồng độ >10ppm Gia tăng tỷ lệ gia súc bị ho

50-100 ppm Giảm trọng lượng/ ngày: 12-13% 61 ppm Giảm 5% lượng thức ăn

Nguồn: Hồ Thị Kim Thoa (2003)

Ảnh hưởng của khí Hydrogen Sulphide (H2S): H2S là một loại khí rất độc được sinh ra từ sự phân hủy lợn, là sản phẩm hợp chất chứa lưu huỳnh, nặng hơn không khí (d = 1,19) dễ hòa tan trong nước, chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây tử vong. Nồng độ H2S trong chuồng nuôi không nên vượt quá 8-10 ppm. H2S có thể thấm váo niêm mạc tạo thành Na2S dễ dàng đi vào máu. Trong máu, H2S được giải phóng trở lại để theo máu lên não gây phù hay hoại tử tế bào thần kinh, làm tê liệt trung khu vận động, trung khu vận mạch gây rối loạn hô hấp, H2S phá hủy Hemoglobin (Hb) gây thiếu máu hay kết hợp với sắt trong Hb làm mất khả năng vận chuyển oxy của Hb. Ngoài ra, H2S còn làm rối loạn hoạt động của một số men vận chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp mô bào. Công nhân hoạt động trong dự án nếu thường xuyên hít phải khí H2S sẽ bị choáng, khó thở. Trường hợp ngộ độc cấp tính có thể gây tử vong. Khí NOx có tính độc cao, nhất là NO2, chỉ tiếp xúc vài phút với một nồng độ NO2 5 phần triệu đã có thể gây ảnh hưởng xấu đến phổi, tiếp xúc vài giờ với không khí có nồng độ NO2 khoảng 15 – 20 phần triệu có thể gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan. Nồng độ NO2 1% có thể gây tử vong trong vài phút.

Bảng 4.26. Nồng độ cho phép của một số khí và mùi trong chuồng nuôi

Chất khí Mùi Giới hạn (mg/l)

Allyl mercaptan Mùi rất khó chịu 0,00005

Ammonia Mùi khai 0,037

Benzyl mercaptan Mùi khó chịu 0,00019

Crotyl Mùi chồn hôi 0,000029

Ethyl Mùi bắp cải thối 0,00019

Ethyl Sulphide Mùi gây ói 0,00025

Hydrogen Sulphide Mùi trứng thối 0,0011

Methyl mercaptan Mùi bắp cải thối 0,0011 Methyl Sulphide Mùi rau cải thối 0,0011

Skatole Mùi phân 0,0012

Sulphur dioxide Mùi cay hăng 0,009

Thiocrezol Mùi khét, mùi chồn hôi 0,0001

c. Phạm vị tác động

- Môi trường không khí bên trong và bên ngoài khu vực Trang trại.

d. Đối tượng bị tác động

- Môi trường không khí xung quanh khu vực Trang trại. - Công nhân lao động trực tiếp tại Trang trại.

Tác hại của khí thải chăn nuôi không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của lợn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người công nhân. Triệu chứng thường gặp trên người công nhân và một số tiêu chuẩn về nồng độ khí độc và mùi trong chuồng nuôi.

Bảng 4.28. Triệu chứng thấy ở công nhân nuôi lợn có khí độc chăn nuôi

Triệu chứng Tỷ lệ quan sát

Ho 67%

Đàm 56%

Đau họng 54%

Chảy mũi 45%

Đau mắt (xốn mắt, chảy nước mắt) 39%

Nhức đầu 37%

Tức ngực 36%

Thở ngắn 30%

Thở khò khè 27%

Đau nhức cơ 25%

Nguồn: Donham và Gustafson (1992). Trích Nguyễn Chí Minh (2002).

e. Khả năng phục hồi của các đối trượng bị tác động

Khả năng phục hồi của các đối tượng bị tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là các yếu tố về cường độ chất thải tác động, các yếu tố thuận lợi của tự nhiên để phục hồi… Hơn nữa khi dự án đi vào hoạt động chủ dự án có đầu tư trông cây xanh bao quanh Trang trại nguồn thải dạng khí thải tại khu vực rất ít do đó các đối tượng chịu tác động của nguồn thải này không lớn do đó khả năng phục hồi của các đối tượng này sẽ diễn ra nhanh.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w