Quy mô tác động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 36 - 38)

- Khí thải phát sinh trong công đoạn vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ thi công của các phương tiện giao thông

d. Quy mô tác động

* Phạm vi ảnh hưởng: Khu vực dự án và xung quanh, khu vực hai bên tuyến

đường vận chuyển.

Lượng bụi khuếch tán do thi công xây dựng của dự án đa phần là bụi lắng, khả năng lan truyền không xa. Hơn nữa lượng bụi này có khả năng kiểm soát được nhờ điều chỉnh ẩm độ đất san nền. Để hạn chế ô nhiễm bụi, dự án sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu cụ thể được trình bày trong Chương 4 của báo cáo này.

- Đối với nguồn phát tán đều trên diện rộng, có thể coi là nguồn mặt. Tại khu vực thi công, trên toàn bộ diện tích đều phát sinh bụi như: bụi và khí độc hại được phát sinh từ các hoạt động vận chuyển đất đá san lấp; vận chuyển đất đá thải trong khu vực dự án; từ máy móc bốc xúc, san gạt… Toàn bộ khu vực dự án thi công là nguồn mặt phát sinh bụi và các khí độc hại.

Phạm vi phát tán bụi và các loại khí độc hại trên nguồn mặt được xác định như sau: Để đơn giản hoá ta xét nồng độ chất ô nhiễm trên một diện tích bằng cách sử dụng hình hộp khí điển hình, thừa nhận khối không khí ở trên vùng ô nhiễm bất kỳ được hình dung là hình hộp có một cạnh đáy song song với hướng gió ta có sơ đồ sau:

Để tính toán với một quần thể ô nhiễm trong hộp, số lượng chất ô nhiễm trong hộp là tích số của lưu lượng không khí nhân với nồng độ chất ô nhiễm. Mức độ tăng trưởng chất ô nhiễm trong hộp là hiệu số của lượng ô nhiễm đi ra khỏi hộp và đi vào hộp theo định luật cân bằng vật chất:

Hình 4.1. Mô hình phát tán không khí nguồn mặt

Nguồn mặt Es Tốc độ gió C vào W L C

Mức độ thay đổi ô nhiễm trong hộp = Tổng mức độ ô nhiễm trong hộp - Mức độ ô nhiễm ra khỏi hộp

Ta thừa nhận luồng gió thổi vào hộp là không ô nhiễm và nồng độ ô nhiễm không khí trong hộp (khu vực xác định) ở thời điểm ban đầu là C(0)= 0, thì ta có thể xác định nồng độ chất ô nhiễm nguồn mặt dạng đơn giản như sau:

C= uH L Es 3 10 Trong đó:

C- nồng độ chất ô nhiễm trong hộp không khí (µg/m3);

Es- lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích (mg/m2.s);

H - chiều cao xáo trộn (m), phụ thuộc vào điều kiện ổn định của khí quyển (thay đổi theo thời gian trong ngày);

Bảng 4.13. Chiều cao xáo trộn

STT Thời điểm Hiện tượng xấu Chiều cao xáo trộn, m

1 Buổi sáng đến trưa Nghịch nhiệt 50-500

2 Buổi chiều (13h-18h) Bình thường 600-2000 L- chiều dài hộp khí (cùng chiều với hướng gió) (m), L = 1.500 m; u- tốc độ gió trung bình thổi vuông góc với hộp (m/s), u = 1,1m/s;

Thay các giá trị vào công thức trên, nồng độ chất ô nhiễm trung bình trong khu vực dự án với những độ cao xáo trộn khác nhau (ở các thời điểm khác nhau trong ngày).

Bảng 4.14. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khu vực dự án

STT Chiều cao xáotrộn (m) Bụi (µg/m3) CO (µg/m3) NO2(µg/m3) SO2

(µg/m3) 1 5 5,1818 33,8182 66,2727 12,0000 2 10 3,2386 21,1364 41,4205 7,5000 3 20 2,5909 16,9091 33,1364 6,0000 4 30 1,2955 8,4545 16,5682 3,0000 5 40 0,5182 3,3818 6,6273 1,2000 6 50 0,2591 1,6909 3,3136 0,6000 QCVN 05:2013 Trung bình 1h 300 30.000 200 350 Trung bình 24h 200 5.000 100 125 Nhận xét:

Với kết quả tính toán định lượng như trên, kết quả thu được so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT nhận thấy rằng trong khu vực thi công, nồng độ bụi và các khí độc hại thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.

- Suy giảm chất lượng môi trường không khí khu vực dự án;

- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân thi công và dân cư khu vực lân cận. Bụi phát sinh trong thời gian dài là nguyên nhân gây nguy cơ các bệnh về đường hô hấp, bệnh mắt và tiềm ẩn bệnh khác;

- Cản trở sự phát triển của hệ sinh thái khu vực. Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm cản trở khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng;

Tuy nhiên, theo các tính toán ở trên cho thấy các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chỉ mang tính cục bộ, ảnh hưởng chủ yếu trong phạm vi khu vực thi công, trên các tuyến đường vận chuyển, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công trên công trường; Mặt khác, mặt bằng của dự án khá rộng lớn, dân cư dọc tuyến đường vận chuyển thưa thớt, khoảng cách đến khu dân cư khá xa (đối với các hộ trong khu vực dự án được di dời trước khi tiến hành san lấp mặt bằng), do vậy, tác động của bụi, khí thải đến khu vực dân cư sẽ bị phân tán, quy mô tác động không lớn.

4.1.1.5.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thảiA. Tiếng ồn và độ rung A. Tiếng ồn và độ rung

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w