Đánh giá, dự báo tác động của nguồn phát sinh chất thải rắn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 54 - 58)

- Khí thải phát sinh trong công đoạn vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ thi công của các phương tiện giao thông

e. Khả năng phục hồi của các đối trượng bị tác động

4.2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động của nguồn phát sinh chất thải rắn

a. Nguồn phát sinh

- Chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động phục vụ sản xuất. - Phân Lợn.

- Chất thải nguy hại.

b. Thành phần và tải lượng

- Trong giai đoạn hoạt động chăn nuôi ổn định với số lượng cán bộ công nhân khoảng 10 người. Với định mức thải chất thải rắn sinh hoạt khoảng 0,8 kg/ngày/người thì tải lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính khoảng 8,0 kg/ngày.

- Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ (rau thừa, vỏ hoa quả, thức ăn thừa...). Giấy phế thải và các loại phế thải từ khâu phục vụ văn phòng. Các thành phần khó phân huỷ như bao bì, hộp đựng thức ăn, đồ uống bằng nilon, kim loại...

* Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động phục vụ sản xuất:

Loại chất thải có chứa nhiều các tạp chất hữu cơ như: phế thải từ thức ăn cho lợn, phân, các sàn chuồng nuôi hỏng và vỏ bao bì thức ăn.

Tải lượng, thành phần

- Các loại vỏ bao bì khoảng 10- 15 kg/ngày. * Phân lợn:

Số lượng phân thải phụ thuộc vào độ tuổi của lợn (phụ thuộc vào lượng tiêu thụ thức ăn hàng ngày). Theo nhóm nghiên cứu của Viện Chăn nuôi thì hiện nay hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn đều cho ăn bằng thức ăn có sẵn nên có thể tính theo lượng thức ăn tiêu thụ. Tính trung bình cho các nhóm lợn về tỷ số giữa lượng phân thu được/ngày và lượng thức ăn ăn vào/ngày là 1,252/2,92. Điều này có nghĩa là cứ 1 kg thức ăn ăn vào sẽ thải ra xấp xỉ 0,43 kg phân. Như vậy theo bảng nhu cầu thức ăn một ngày tại trang trại ta tính được lượng phân thải ra như sau:

Bảng 4.29: Khối lượng phân thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi

TT Loại lợn Số lợn thường xuyên bình quân (con/ngày) Nhu cầu thức ăn (kg/ con/ngày) Tổng lượng thức ăn (kg/ngày) Khối lượng phân thải (kg/ngày) 1 Lợn thịt trọng lượng 7,0 kg/con - 15 kg/con 500 0,5 250 107,5 2 Lợn thịt trọng lượng 15 kg/con - 30 kg/con 500 1,2 600 258 3 Lợn thịt trọng lượng 30 kg/con - 60 kg/con 500 2,1 1.050 451,5 4 Lợn thịt trọng lượng trên 60 kg/con 500 2,5 1.250 537,5 Tổng số = I + II 3.150 1.354,5

Như vậy lượng phân thải ra hàng ngày là 1.354,5 kg/ngày (1,3545 tấn/ngày), lấy tròn số là 1,36 tấn ngày.

Toàn bộ lượng phân 1,36 tấn/ngày được thu gom hòa lẫn với nước vệ sinh chuồng trại chảy về bể thu gom, sau đó được bơm lên máy ép phân. Khối lượng cụ thể như sau:

+ Máy ép phân xử lý được khoảng 80% lượng phân (1,088 tấn).

+ Còn 20% (0,272 tấn) lượng phân còn lại lẫn trong nước thải sẽ theo nước thải chăn nuôi dẫn về hầm biogas để xử lý.

Thành phần phân lợn chủ yếu gồm nước (56%-83%) và các chất hữu cơ, ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng N, P, K dưới dạng các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Phân lợn có chứa nguồn dinh dưỡng có giá trị, cây trồng dễ hấp thu và góp phần cải tạo đất nếu sử dụng hợp lý. Ngoài ra còn chứa nhiều virus, ấu trùng, trứng giun sán.... có hại cho sức khỏe của con người và gia súc. Các loại này có thể tồn tại vài ngày đến vài tháng trong phân, trong nước thải và trong đất. Nhìn chung khối lượng phân lợn này phát sinh tại trang trại là khá lớn nếu không có biện pháp xử lý hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp tại khu vực. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong phân lợn chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như: lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng gây chết lợn hàng loạt và có thể ảnh hưởng tới cả sức khỏe của con người.

- Xác lợn chết: Trong quá trình chăn nuôi không thể tránh được việc lợn chết. Lợn chết do các các yếu tố vi khí hậu không được đảm bảo như nóng quá, lạnh quá hoặc ngạt do điều kiện thông gió của chuồng nuôi. Lợn chết trong lúc lợn đẻ, lợn con sau khi sinh nằm đè lên nhau. Rất khó để ước tính khối lượng thải này, tuy nhiên lợn chết do các yếu tố vi khí hậu hoặc các yếu tố tác động cơ học thường xảy ra không lớn và thiệt hại nhỏ chủ yếu gây thiệt hại về kinh tế. Trung bình xác lợn chết khoảng 80 kg/tháng.

- Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải (thu được từ bể biogas, bể lắng): Trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh sẽ sinh ra một lượng bùn thải. Bùn thải chăn nuôi có đặc điểm dễ phân hủy, giàu dinh dưỡng, ước tính lượng bùn lỏng phát sinh theo từng ngày khoảng 2 - 3% lượng nước thải xử lý. Như vậy, lượng bùn lỏng thải phát sinh trung bình khoảng = 3% × 33 = 1,0 m3/ngày.

Quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi nếu không có các biện pháp thu gom và xử lý bùn sẽ gây mùi khó chịu, làm ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người gây mất mỹ quan trang trại.

Bảng 4.30: Tổng hợp khối lượng chất thải rắn không nguy hại

Stt Loại chất thải Đơn vị Khối lượng

gia súc

2 Phân lợn tấn/ngày 1,36

3 Bùn thải m3/ngày 10

4 Xác lợn chết không do dịch bệnh kg/tháng 80 * Chất thải nguy hại phát sinh:

Bảng 4.31. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình tháng tại khu chuồng trại

Stt Loại chất thải

CTNH Khối lượng Đơn vị

1 Giẻ lau, bao tay dính hóa chất/dầu mỡ 18 02 01 1,0 kg/tháng 2 Thùng, bao bì cứng thải bằng nhựa 18 01 03 2,0 kg/tháng 3 Bao bì mềm (bao gồm bao bì thuốc thú y) 18 01 01 2,5 kg/tháng

4

Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại (bao bì mềm thải chứa thành phần nguy hại từ quá trình sát trùng xe, chuồng trại)

14 02 02 5 kg/tháng

5 Hộp mực in thải 08 02 04 0,5 kg/tháng

Tổng 11

Chất thải có thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại chủ yếu là bao bì mềm thải chứa thành phần nguy hại phát sinh từ quá trình sát trùng xe và chuồng trại, sau khi sử dụng được thu gom và đem lưu giữ tại thùng chứa theo quy định. Trong trường hợp không được thu gom đúng quy định ảnh hưởng trực tiếp công nhân viên tại trang trại và môi trường khu vực dự án.

Ngoài ra trong quá trình chăn nuôi không thể tránh được việc lợn chết do dịch bệnh. Lợn chết do dịch bệnh thường chết với số lượng lớn trong thời gian ngắn nếu không được chôn lấp, tiêu hủy theo đúng quy trình sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường không khí, đất, nước ngầm của khu vực và tiềm ẩn nguy cơ lây truyền dịch bệnh tới đàn lợn của địa phương. Ngoài ra còn gây thiệt hại lớn về kinh tế cho chủ đầu tư, kéo theo hàng loạt các hậu quả về kinh tế xã hội, lao động, việc làm của địa phương.

c. Phạm vị tác động

Toàn bột chất thải rắn phát sinh trong quá trình chăn nuôi nếu không được phân loại, thu gom, xử lý triệt để sẽ làm mất mỹ quan môi trường khu vực dự án và khu vực lân cận, gây tác động trực tiếp đến môi trường đất khu vực dự án. Đặc biệt đối với một số chất thải có chứa các thành phần nguy hại, không được thu gom sẽ theo nước mưa ngấm xuống làm ảnh hưởng tới chất lượng của nước mặt khu vực tiếp nhận chất thải.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w