Hệ thống thu gom, thoát nước thải:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 61 - 63)

- Khí thải phát sinh trong công đoạn vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ thi công của các phương tiện giao thông

c. Hệ thống thu gom, thoát nước thải:

- Theo như đánh giá ở phần trên toàn bộ nước thải từ quá trình chăn nuôi tại trang trại ước tính với khối lượng phát sinh lớn nhất khoảng 32 m3/ngày đêm. Như vậy tổng lượng nước thải toàn dự án đưa vào hệ thống xử lý 32 m3/ngày đêm

- Dựa vào lưu lượng, thành phần và tính chất của nước thải, đề xuất công suất hệ thống xử lý toàn bộ dự án là 35 m3/ngày đêm.

Cơ sở lựa chọn công nghệ hệ thống xử lý nước thải tại dự án:

Với yêu cầu cụ thể về đặc tính nước thải đầu vào, yêu cầu chất lượng nước sau xử lý vấn đề công nghệ được lựa chọn phải đảm bảo phù hợp các yếu tố:

+ Hiệu quả xử lý: Phải đáp ứng được yêu cầu xử lý 100 % đạt cột B của QCVN 62- MT:2016/BTNMT;

+ Kinh tế: Tổng kinh phí đầu tư trong quá trình lắp đặt và vận hành hệ thống phù hợp;

+ Điều kiện khí hậu: Xét đến sự thay đổi khí hậu của từng mùa, phù hợp với điều kiện khí hậu vùng miềm;

+ Phù hợp với hiện trạng mặt bằng, diện tích chiếm đất.

+ Đặc trưng loại hình chăn nuôi: đối với chăn nuôi lợn nái việc thu phân được thu gom riêng, không hòa lẫn vào nước thải, nồng độ các chất ô nhiễm giảm hơn so với mô hình chăn nuôi lợn thịt việc thu phân thực hiện đồng thời cùng với nước thải.

Dựa trên kinh nghiệm xử lý nhiều trang trại, Quy trình công nghệ xử lý Chủ dự án xuất gồm 2 bước:

Bước 1: Tiền xử lý:

Phân lợn lẫn nước thải được dẫn đến hố thu gom tại đây được xử lý sơ bộ qua máy ép phân đặt trước bể Biogas sau đó mới tiến hành quá trình xử lý sinh học, hóa lý phía sau.

Bước 2. Xây dựng hệ thống quy trình công nghệ xử lý hoàn chỉnh, đồng bộ:

(1) Xử lý cơ học: bể điều hòa + lắng trọng lực, lọc

(2) Xử lý sinh học: Bể thiếu khí (Anoxic) + Bể hiếu khí (Aeroank) + Bể lắng sinh học.

3) Xử lý bằng hóa lý: đông keo tụ

(4) Khử trùng: dùng hóa chất khử trùng để xử lý vi sinh vật có gây bệnh có trong nước thải.

(5) Lọc áp lực: Sử dụng bể lọc áp lực sau đó đó dẫn ra ao sinh hoạt để xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.

(6) Ao sinh học: Để xử lý sinh học, tận dung nuôi thủy sản trước khi thải ra ngoài môi trường tiếp nhận.

Nước thải sau xử lý được tuần hoàn sử dụng để tưới cây hoặc dẫn xả ra mương thoát nước với lưu lượng 32 m3/ngày.

* Quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi:

CHÚ THÍCH Đường nước Đường khí Đường hóa chất Đường bùn Bể hiếu khí 1 Bể Anoxic (thiếu khí) Máy thổi khí Dinh dưỡng Bể thu gom Bể điều hòa Hầm Biogas Hồ sinh học 3 Hồ sinh học 4 NaOCl Bể khử trùng Lọc áp lực Hồ sinh học 1 Hồ sinh học 2 NaOH-PAC-Polimer

Bể Keo tụ-tạo bông Bể lắng sinh học Bể lắng Hóa-lý Bể hiếu khí 2 Bể chứa bùn Xử lý định kỳ

Hình 4.3. Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi * Quy trình, chức năng từng đơn vị công nghệ xử lý:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w