Chất thải nguy hạ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 44 - 49)

- Khí thải phát sinh trong công đoạn vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ thi công của các phương tiện giao thông

c. Chất thải nguy hạ

Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau để kiểm soát ảnh hưởng do các chất thải nguy hại là dầu mỡ:

- Không sửa chữa máy móc, xe cộ tại công trường (chỉ sửa chữa trong trường hợp sự cố).

- Thu gom 100% lượng dầu mỡ thải và giẻ lau vào các thùng chứa riêng biệt đặt trong khu vực dự án.

- Ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng tái chế hoặc tiêu hủy chất thải nguy hại để thu gom và xử lý các loại chất thải này. Việc thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải rắn nguy hại được thực hiện bởi các tổ chức có năng lực phù hợp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại.

4.1.2.4. Về ô nhiễm ồn, rung

Để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn xây dựng Dự án chủ dự án phải áp dụng các biện pháp sau:

- Sử dụng các thiết bị và phương tiện phát sinh tiếng ồn với cường độ nhỏ nhất. - Hạn chế thi công xây dựng vào giờ cao điểm vào đêm khuya.

- Định kỳ bảo dưỡng, bôi trơn máy móc, để hạn chế tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông và máy móc xây dựng.

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân thi công tại công trường như giày, dép, mũ, bông tai, khẩu trang.

4.1.2.5. Về tác động đến tài nguyên sinh vật

- Quá trình thi công thực hiện đúng tiến độ, đúng quy hoạch, lựa chọn giải pháp thi công hợp lý theo điều kiện địa hình của khu vực thực hiện Dự án để giảm thiểu tác động đến môi trường.

- Nghiêm cấm săn, bắt động vật khu vực lân cận.

- Các máy móc phương tiện làm việc trong rừng có phương tiện và trang thiết bị chống cháy...

4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường tronggiai đoạn dự án đi vào vận hành giai đoạn dự án đi vào vận hành

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động

Đặc điểm khu vực thực hiện dự án là xung quanh đều là đất trồng rừng sản xuất chủ yếu là keo, mỡ,… Do đó sẽ là vùng đệm ngăn cách dự án và làm giảm thiểu tác động từ hoạt động chăn nuôi đến môi trường, điều hòa không khí và tạo thêm cảnh quan cho dự án.

Tóm tắt các nguồn thải trong quá trình hoạt động của Dự án như sau:

Bảng 4.19: Nguồn gây tác động môi trường chính từ Dự án

Stt Các nguồn phát

sinh Chất thải, các chất gây ô nhiễm

1 Hoạt động vận chuyển: chở thức ăn, xuất lợn...

- Tiếng ồn, bụi, khí thải SO2, NO2, CO - Mùi hôi thối

- Rác thải

2 Quá trình chăn nuôi lợn

- Nước mưa chảy tràn:Bụi, rác thải...

- Nước thải chăn nuôi; chứa nhiều chất hữu cơ, mùi hôi thối, mầm bệnh...

- Khí thải: CO2, NO2, NH3, H2S, CH4…

- Tiếng ồn và rung động từ hệ thống thông gió, nhà xưởng

- CTR: phân lợn, nước thải, bao bì,...

- Chất thải nguy hại: Bao bì đựng thuốc thú y, thuốc thú y hỏng hoặc hết hạn sử dụng,...

3 Hoạt động sinh hoạt của cán bộ và công nhân

- Nước thải sinh hoạt - Rác thải sinh hoạt

- Khí thải từ hoạt động nấu ăn

- Tập trung lượng lớn lao động: dịch bệnh, tệ nạn xã hội...

4

Hoạt động xử lý nước thải chăn nuôi & nước thải sinh hoạt

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Biogas và các hồ sinh học xử lý tiếp theo. - Mùi hôi thối từ khu vực xử lý nước thải - Mùi hôi thối từ khu vực ép phân

Sự cố hệ thống XLNT, dịch bệnh

- Vỡ, sụt lún hồ, bể chứa nước thải - Mầm bệnh

Bảng 4.20. Đối tượng và quy mô bị tác động

Stt Đối tượng

bị tác động Quy mô tác động

1 Môi trường không

khí Công nhân viên làm việc trực tiếp tại trang trại

2 Môi trường nước

- Trong trường hợp nước thải, chất thải rắn của dự án không được xử lý đúng quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt khu vực (Mương dẫn nước tưới tiêu và suối Nà Hón) và môi trường nước dưới đất khu vực.

3 Môi trường đất

- Trong trường hợp nước thải, chất thải rắn của dự án không được xử lý đúng quy định sẽ gây ô nhiễm, gây phú dưỡng đất ven khu vực dự án.

4 Sinh hoạt của cán bộ và công nhân

- Ô nhiễm nguồn nước mặt: Mương dẫn nước tưới tiêu và suối Nà Hón.

- Ô nhiễm không khí khu vực dự án. - Mất cảnh quan tại dự án.

5 Cảnh quan khu vực - Khu vực dự án và lân cận.

6 Kinh tế - xã hội

- Kinh tế xã hội khu vực.

- Đời sống của người dân, lao động tại dự án và lân cận thuộc thôn Nà Xỏm và các thôn lân cận.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng và giao thông khu vực: đường liên bản, liên xã.

- Trường hợp xảy ra sự cố: phát tán dịch bệnh làm ảnh hưởng hoạt động chăn nuôi trong vùng, nước thải chảy tràn ruộng nương canh tác khu vực và Suối Nà Hón.

4.2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của nguồn phát sinh chất thải lỏng

a. Nguồn phát sinh

- Nước thải sinh hoạt của công nhân; - Nước mưa chảy tràn;

- Nước thải chăn nuôi gồm: Nước dùng vệ sinh chuồng trại, nước thải trong quá trình tắm cho lợn, nước tiểu của lợn.

b. Thành phần và tải lượng

* Đối với nước thải sinh hoạt:

- Tổng số cán bộ công nhân viên trong giai đoạn đi vào hoạt động của dự án là 10 người. Lưu lượng nước thải sinh hoạt được xác định dựa trên nhu cầu cấp nước. Nhu cầu

sử dụng nước 100l/ngày/người. Nếu tính lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp thì lượng nước thải sinh hoạt dự kiến là: 1,0 m3/ngày.

- Đặc thù ô nhiễm của nước thải sinh hoạt có chứa nhiều các chất cạn bã, các chất lơ lửng (SS), tạp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật gây bệnh. - Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, 1993 tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính có trong nước thải sinh hoạt được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.21. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN (cột B) 14 :2008 BOD5 45 – 54 0,45 – 0,54 187,5 - 25 50 COD 72 – 102 0,72 – 1,02 300 - 425 - SS 70 – 145 0,7 – 1,45 291 - 406 100 Tổng N 6 - 12 0,06 – 0,12 25 - 50 - Amoni 2,4 – 4,8 0,024 – 0,048 10 - 20 10 Tổng P 0,4 – 0,8 0,004 – 0,008 1,67 – 3,33 -

Với kết quả tính toán như bảng trên cho thấy khi nước thải sinh hoạt khi không được xử lý thì nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải vượt rất nhiều lần so với QCVN 14:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt qua đó gây tác động xấu tới thủy vực tiếp nhận.

* Đối với nước mưa chảy tràn:

Khi có mưa, tùy thuộc theo cấu trúc mặt bằng rửa trôi mà nước mưa có thể chảy tràn hoặc thấm một phần xuống đất. Nước mưa chảy tràn kéo theo bụi, đất, cát và các chất lơ lửng vào nguồn nước mặt khu vực.

- Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn vào khu vực Dự án có thể được xác định theo công thức thực nghiệm sau:

Q = 2,78 x 10-7x ψ x F x h (m3/s) Trong đó:

2,78 x 10-7- hệ số quy đổi đơn vị.

ψ: Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc. ψ = 0,3 h- Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h (h = 100 mm/h). F - diện tích lưu vực tiếp nhận nước mưa chảy tràn (F = 80.000m2).

Theo tính toán lưu lượng nước mưa chảy tràn theo tính toán khoảng 0,6672 m3/s (vào trận mưa trung bình).

Theo thống kê tính toán của tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ các chất ô nhiễm môi trường trong nước mưa chảy tràn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.22. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn TT Chỉ tiêu Nồng độ (mg/l) 1 Tổng Nitơ 0,5 – 1,5 2 Tổng photpho 0,004 – 0,03 3 COD 10 - 12 4 TSS 10 - 20

Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động có bản chất như trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng trong sạch hơn nhiều, do lúc này bề mặt của dự án đã được thay bằng tòa nhà, sân bê tông và các khu vực trồng cây cảnh. Toàn bộ lượng nhiên liệu, sản phẩm đều chứa trong nhà kho có mái che, nên có thể coi mức độ ô nhiễm bởi nước mưa chảy tràn là không đáng kể.

* Đối với nước thải chăn nuôi:

Nước thải chăn nuôi gồm: Nước dùng vệ sinh chuồng trại, nước thải trong quá trình tắm cho lợn, nước tiểu của lợn, nước dùng cho hệ thống phun sương (vào mùa hè những hôm trời nắng nóng).

Căn cứ theo nhu cầu sử dụng nước hàng ngày tại chương I, dự báo nguồn và lượng nước thải phát sinh như sau:

Bảng 4.23. Bảng nhu cầu cấp nước cho lợn và lưu lượng nước thải phát sinh

Stt Mục đích sử dụng Nhu cầu sử dụng

(m3/ngày đêm)

Nước thải chăn nuôi phát sinh

(m3/ngày đêm)

1 Nước uống cho lợn thịt 14,73 11,784 (80% nước uống)

2 Nước rửa chuồng lợn thịt 20 20 (100% nước rửa)

Tổng cộng 34,73 31,784

Làm tròn 35 32

Ghi chú: Theo thực tế lượng nước cho lợn uống giúp lợn tăng trọng đặc biệt là lợn con, báo cáo tính toán lưu lượng thải từ việc cho lợn uống bằng 80% lượng nước cấp. Lượng nước cho lợn uống, khi thải ra sẽ được đi vào phân và nước tiểu, do đó nước rỉ từ quá trình ép phân đã được tính vào lượng nước thải do lợn uống. Lượng nước làm mát sẽ bay hơi, do đó, cần bổ sung thêm lượng nước hàng ngày vào các tấm làm mát, khâu này không có nước thải. Việc sử dụng tấm làm mát này không phát sinh cặn lắng.

Thành phần, tải lượng chất ô nhiễm

Trong các loại chất thải của chăn nuôi, chất thải lỏng là loại chất thải có khối lượng lớn nhất. Đặc biệt khi lượng nước thải rửa chuồng được hòa chung với nước tiểu của gia súc và nước tắm gia súc. Đây cũng là loại chất thải khó quản lý, khó sử dụng. Mặt

khác, nước thải chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nhưng người chăn nuôi ít để ý đến việc xử lý nó.

Chất thải lỏng còn chứa rất nhiều loài vi sinh vật và trứng ký sinh trùng, làm lây lan dịch bệnh cho người và gia súc, những vi sinh vật là mầm bệnh trong chất thải chăn nuôi thường bao gồm E. Coli. Campylobacter Jejuni, Salmonella spp, Leptospira spp, Listeria spp, Shigella spp, Proteus, Klebsiella… các nghiên cứu của Xoxibarovi và Alexandrenis (1978) cho thấy trong 1kg phân có thể chứa 2100 - 5000 trứng giun sán gồm chủ yếu các loại sau: Ascaris suum, Oesophagostonum, Trichocephalus.

Nước tiểu của lợn có thành phần chủ yếu là nước (chiếm 90% khối lượng nước tiểu) ngoài ra còn có hàm lượng N và urea khá cao có thể dùng để bổ sung đạm cho đất và cây trồng.

Bảng 4.24. Thành phần hóa học của nước tiểu lợn từ 70 – 100 kg

Đặc tính Đơn vị tính Giá trị Vật chất khô gram/kg 30,9 - 35,9 NH4 - N gram/kg 0,13 - 0,40 Nt gram/kg 4,90 - 6,63 Tro gram/kg 8,5 - 16,3 Urea M mol/l 123 - 196 Carbonates gram/kg 0,11 - 0,19 pH 6,77 - 8,19

Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv (1997-1998). Trích Nguyễn Hà Mỹ (2002)

Đặc tính và thành phần nước thải chăn nuôi của dự án chứa nhiều các tạp chất hữu cơ dễ phân huỷ thể hiện qua thông số BOD, tổng N, tổng P và các loại vi sinh vật gây bệnh.

Bảng 4.25. Thành phần nước thải chăn nuôi lợn

TT Đặc tính Đơn vị Nồng độ MT/2016/BTNMT (B)QCVN 62- 1 pH - 7,2 5,5-9 2 BOD5 mg/l 2817 100 3 COD mg/l 5210 300 4 TSS mg/l 615 150 5 Tổng N mg/l 206 150 6 Coliform MPN/100ml - 5000

[Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý - Trích dẫn Nguyễn Hà Mỹ (2002)]

Do vậy, nước thải chăn nuôi nhất thiết phải được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w