Xử lý nước thải bằng hầm Biogas: Toàn bộ lượng nước thải sau khi qua máy ép trục vít được dẫn tự chảy sang hầm sinh học biogas.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 63 - 65)

trục vít được dẫn tự chảy sang hầm sinh học biogas.

Công thức tính toán kích thước của hầm Biogas Trang trại kín (lạnh) như sau: Thể tích hầm (m3) = Tổng lượng nước thải x thời gian lưu nước thải (30ngày) x hệ số dự phòng K = 1,2.

Thể tích hầm Biogas (m3): 32 x 30 x 1,2 = 1.152 m3.

Hầm biogas (01 hầm) có kích thước dài x rộng x sâu = 25m x 12m x 4,0 m = 1.200 m3.

Nước thải chăn nuôi (bao gồm cả

phân, nước tiểu lợn) Bể lắng V=50 m3 Máy ép phân Phân khô Trộn men vi sinh Đóng bao

Nước thải Hầm Biogas Tưới cây

Hầm Biogas được xây dựng bằng cách đào hố lót vải địa kỹ thuật.

Dưới sự tác động của các loại vi sinh vật kỵ khí sẽ lên men nước thải, làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải, đồng thời sinh ra khí Biogas để đun nấu tại trang trại. Bùn sinh ra trong hầm Biogas được nạo hút định kỳ, bơm về hố thu phân để ép tách sau đó đem ủ làm phân bón cho cây trồng. Mô hình bể Biogas như sau:

Mô hình hầm biogas

+ Bạt HDPE là một loại bạt địa kỹ thuật có tỷ trọng PE (polietylen) cao so với các sản phẩm khác. Đặc điểm nổi bật của bạt HDPE là ít bị thủng, có khả năng chống bức xạ tia cực tím, chống nứt tốt dưới tác động của môi trường. Độ bền của bạt HDPE trong điều kiện nhiệt đới có thể kéo dài 15 – 20 năm. Khi kiểm tra thấy bạt bị thủng thì cần phải vá lại chỗ thủng, hoặc nếu chỗ thủng rộng thì phải thay thế tấm phủ bằng một tấm mới khác.

Hiệu suất xử lý bể của hầm biogas được trình bày trong bảng.

Bảng 4.32. Hiệu suất xử lý của hầm biogas

Bể biogas Lưu lượng BOD5 COD SS Tổng N

(m3/ngày) (kg/m3) (kg/m3) (kg/m3) (kg/m3) Nồng độ đầu vào 32 2,8 3,5 0,8 1,026 Hiệu suất xử lý 25% 30% 30% 23% Hàm lượng xử lý 0,7 1,05 0,24 0,23598 Nồng độ còn lại 2,1 2,45 0,56 0,79002 - Xử lý bằng bể điều hòa:

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau, đặc biệt là cụm sinh học giúp cho các vi sinh có thể thích nghi với nước thải trong điều kiện ổn định.

Từ đó, khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm đồng thời cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo vì: (1) Các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định ⟹ hiệu quả xử lý của quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng; (2) Chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định. (3) Tiết kiệm diện tích xây dựng do các công trình sau bể điều hòa được thiết kế theo lưu lượng nước thải trung bình giờ.

Dung tích chứa nước càng lớn thì độ an toàn về nhiều mặt càng cao. Để tránh lắng cặn và phân hủy kỵ khí phát sinh mùi hôi, Bể điều hòa được sục khí liên tục. Bên cạnh đó, bể điều hòa còn giúp cân bằng lưu lượng và nồng độ, giúp cho các quá trình sử dụng hóa chất cũng như chế độ hoạt động của các thiết bị cơ khí như bơm, máy thổi khí được duy trì một cách ổn định.

Bể điều hòa được máy thổi khí cấp khí vào hệ thống phân phối khí đặt trong bể điều hòa liên tục nhằm xáo trộn phân hủy một phần chất hữu cơ trong nước thải đồng thời tránh phân hủy kỵ khí gây mùi hôi.

Bùn lắng ở đáy bể lắng định kỳ sẽ được bơm về bể chứa bùn, còn nước thải sau khi qua bể điều hòa được bơm vào bể thiếu khí của cụm xử lý sinh học để tiếp tục xử lý.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO đề xuất cấp giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp Toàn Phát I Cẩm Giàng” (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w