Có thể kỳ vọng gì ở Hội nghị cấp cao Đôn gÁ 14?

Một phần của tài liệu BCA211 (Trang 26 - 28)

TTXVN (eastasiaforum.org) - Cùng thời điểm diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN

35 ở Bangkok (Thái Lan) lần này, các nhà lãnh đạo khu vực như Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Australia Scott Morrison được kỳ vọng cùng tham gia với lãnh đạo các nước ASEAN ở Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 14 diễn ra bên lề ASEAN 35 lần này.

Được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 14/12/2005 ở Kuala Lumpur (Malaysia), EAS là cuộc gặp thường niên của lãnh đạo 16 quốc gia Đông Á và khu vực lân cận (mà ASEAN

là trung tâm) để thảo luận về các vấn đề hợp tác và đối thoại chiến lược liên quan tới những vấn đề chủ chốt như các thách thức chính trị, an ninh và kinh tế. Đây là dịp để các nước lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand cùng hai thành viên mới là Nga và Mỹ có cuộc gặp thường niên với lãnh đạo 10 nước ASEAN bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN. Mỹ và Nga tham gia EAS từ năm 2005 với tư cách quan sát viên.

Trong khi các Hội nghị Thượng đỉnh Các nền kinh tế mới nổi (G-20) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) thu hút được sự quan tâm và đưa tin rầm rộ của báo giới, EAS chỉ có được tỷ lệ tham gia rất nhỏ của truyền thông. Do đó, rất khó có thể nắm rõ được những sáng kiến và tầm ảnh hưởng mà EAS này mang lại cho thế giới. Bất chấp vị thế kém cỏi đó, EAS vẫn tiềm ẩn là một diễn đàn có giá trị. Được đăng cai tổ chức bởi quốc gia giữ vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN, EAS là diễn đàn dành cho tất cả các quốc gia trong khu vực chứ không chỉ là của những nước xây dựng lịch trình trong quá khứ. Các quốc gia thành viên EAS đại diện cho 54% dân số thế giới và 58% GDP toàn cầu.

Không giống như các diễn đàn khu vực khác, EAS tập trung vào những thách thức về chính trị, an ninh và kinh tế mà các nước trong khu vực đang phải đối mặt với nhiều chủ đề khác nhau. Năm 2018, các nhà lãnh đạo EAS đã thảo luận về vấn đề Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên, vấn đề chống khủng bố, hội nhập kinh tế khu vực, hợp tác hàng hải và kết nối... Tại hội nghị năm nay, các vấn đề như căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ- Trung Quốc, vấn đề Biển Đông và Hiệp định RCEP cũng sẽ trở thành những chủ đề chính trong chương trình nghị sự. Năm 2018, các nước tham gia RCEP đã bày tỏ mong muốn ký kết thỏa thuận này tại cuộc họp năm nay mặc dù ở thời điểm hiện tại vẫn chưa đi đến giai đoạn cuối cùng.

EAS có một số điều kiện phù hợp để trở thành diễn đàn đối thoại hàng đầu của khu vực nhưng câu hỏi đặt ra là liệu điều đó có trở thành hiện thực? Như Bisley đã nói hồi năm 2014 "mặc dù thực sự có tiềm năng song gần một thập kỷ tồn tại, EAS vẫn chưa thể tạo ra một bản sắc riêng biệt và cũng chưa có được tầm ảnh hưởng đối với sự hợp tác của khu vực".

EAS từng bị chế giễu chỉ là một bữa ăn tối thông thường với các bài phát biểu. Tuy nhiên, việc thực hiện vai trò chủ tịch luân phiên đồng nghĩa với việc mỗi nước có thể đưa ra cách thức tổ chức của riêng mình. Một số nước đã "giữ im lặng", ngoài các phiên họp toàn thể, để khuyến khích các cuộc thảo luận tự do hơn giữa các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị.

Tuyên bố Chủ tịch đưa ra sau hội nghị thường rất mơ hồ, chứa đầy mục tiêu cao cả và kỳ vọng về sự hợp tác lớn hơn. Trên thực tế, một tuyên bố không thể phản ánh toàn bộ quy mô cũng như thực chất các cuộc thảo luận. Việc chủ đề thảo luận của các nhà lãnh đạo được thông qua mỗi năm cũng đã phản ánh sự đồng thuận của EAS trong các vấn đề như chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, hàng hải, tội phạm mạng và tội

phạm xuyên quốc gia. Hiện vẫn còn những phạm vi đáng kể để cải thiện chiến lược truyền thông về EAS.

EAS có rất ít sự hỗ trợ về thể chế khi không có bộ phận thư ký độc lập, không phí thành viên hoặc ngân sách thường niên như các diễn đàn khu vực khác. Để giải quyết vấn đề này, các Đại sứ EAS tại Jakarta (Indonesia) đã phải thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ để chuẩn bị cho các cuộc họp của EAS trong khi một đơn vị chuyên trách của EAS trong Ban thư ký ASEAN cũng hỗ trợ việc giám sát và thi hành các quyết định của EAS. Các quan chức cấp cao mỗi năm thường có 3 cuộc họp để chuẩn bị nội dung cho hội nghị thượng đỉnh.

Bất chấp những lời chỉ trích, EAS tiếp tục được nhìn nhận theo hướng tích cực. Sách trắng về chính sách đối ngoại của Australia coi EAS là diễn đàn chính trị và an ninh hàng đầu trong khi cựu lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia Peter Varghese đã nổi tiếng khi mô tả rằng EAS là một trong hai cuộc họp đa phương quan trọng hàng đầu của Canberra. Nhật Bản cũng lên tiếng ủng hộ trong khi Ấn Độ đang ngày càng tham gia rất tích cực vào EAS. Điều có lợi nhất cho ASEAN là các cường quốc và các nước đối tác chính của khu vực đã tham gia EAS và quan trọng là tuân thủ luật chơi của ASEAN.

Để hiện thực hóa tiềm năng trên, đâu là vấn đề cần thiết phải thực hiện trong năm 2019 để chứng tỏ EAS đang hành động rất nghiêm túc? Đối với bất kỳ diễn đàn quốc tế nào, việc tham dự là điều hết sức quan trọng. Bisley và Malcolm Cook cho rằng sự tham gia tối thiểu của các cường quốc trong EAS ở những năm đầu tiên có nghĩa rằng "EAS không bao giờ tạo nên một ý nghĩa chính trị để thúc đẩy tham vọng lớn hơn hoặc đóng một vai trò quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế ở châu Á". Trung Quốc luôn cử đại diện tham dự là thủ tướng chứ không phải chủ tịch nước. Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa vẫn vắng mặt tại EAS 2019 và chỉ cử đại diện cấp bộ trưởng tham dự.

Một chỉ dấu khác cho thấy EAS đang hành động nghiêm túc sẽ là việc các nhà lãnh đạo tham gia một cuộc đối thoại thực sự. Điều này đòi hỏi sự thay đổi về giọng điệu khi các nhà lãnh đạo cùng nhau giải quyết các vấn đề.

Như Bisley và Cook đã đề xuất cách đây 5 năm, "Hội nghị Thượng đỉnh EAS có tiềm năng rõ rệt nhưng khả năng hiện thực hóa của nó phụ thuộc vào việc EAS phát triển ý thức rõ ràng hơn về mục đích, duy trì sự phân công lao động minh bạch với các cấu trúc khác về an ninh khu vực và kiến trúc, đồng thời thiết lập các phương tiện để phát triển các sáng kiến chính sách và động lực chính trị giữa các hội nghị thượng đỉnh hiện nay".

EAS đạt được tiến bộ nhất định song vẫn chưa thực sự có sự thay đổi toàn diện. Suy cho cùng, thành công của EAS phụ thuộc vào việc các quốc gia thành viên có chọn nó làm một "diễn đàn ưa thích" để cùng giải quyết các mối quan tâm của khu vực hay không. Trong khi một vài thành viên EAS đã luôn sẵn lòng thì các thành viên khác vẫn chưa coi EAS là một hội nghị thượng đỉnh quan trọng để đầu tư và phát triển.

Một phần của tài liệu BCA211 (Trang 26 - 28)