Đập thủy điện lớn trên sông Mekong tại Lào gây lo ngại cho các tổ chức môi trường

Một phần của tài liệu BCA211 (Trang 33 - 34)

môi trường

Theo đài RFI, được xây dựng suốt 9 năm trên dòng chảy chính của sông Mekong và đã được khánh thành ngày 29/10/2019, đập thủy điện Xayaburi sẽ phục vụ các lợi ích năng lượng của Lào, đất nước đang có tham vọng trở thành “máy phát điện” cho cả khu

vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc đưa đập thủy điện Xayaburi vào hoạt động lại khiến nhiều tổ chức bảo vệ môi trường sinh thái lo ngại, trong bối cảnh các dự án xây đập thủy điện quy mô nhỏ hơn ngày càng có nhiều, cản trở dòng chảy trên sông.

Dài 820m, đập Xayaburi là đập thủy điện vô cùng lớn đầu tiên của Lào, vận hành trên dòng chảy chính sông Mekong. Tại Trung Quốc, có 7 đập thủy điện cực lớn đang hoạt động. 10 dự án đập lớn khác đang được thực hiện hoặc đang được xây dựng tại Lào, Thái Lan và Campuchia. Đó là chưa kể tới hàng trăm con đập khác quy mô khiêm tốn hơn trên các nhánh của sông Mekong.

Đập Xayaburi bị chỉ trích kể từ khi dự án xây đập với tổng số tiền 4,5 tỷ USD được thông báo. Mặc dù công ty Thái Lan khai thác đập thủy điện Xayaburi mô tả con đập ‘không gây nguy hiểm cho các loài cá’, nhưng rất nhiều tổ chức bảo vệ môi trường lo ngại về những hậu quả mà các công trình xây dựng khổng lồ này gây ra.

Mekong có hệ sinh thái nước ngọt đa dạng thứ hai trên thế giới, chỉ sau hệ sinh thái sông Amazon. Đa số loài cá sống trên sông là cá di cư. Theo nhiều nghiên cứu mới đây, việc ngày càng có nhiều đập thủy điện được xây dựng có thể sẽ làm thay đổi chu kỳ sống và di cư của những giống loài này.

Ở lưu vực sông Mekong, nguồn thực phẩm và thu nhập của hơn 60 triệu dân phụ thuộc vào dòng sông. Đập Xayaburi lại được vận hành trong bối cảnh năm nay mưa rất ít trong khu vực. Trong mùa mưa, mực nước sông đã xuống thấp ở mức kỷ lục.

Một phần của tài liệu BCA211 (Trang 33 - 34)