Trung Quốc sẽ dùng 3 biện pháp để quản trị Hong Kong

Một phần của tài liệu BCA211 (Trang 39 - 41)

TTXVN (Hong Kong) - Theo truyền thông Hong Kong, Hội nghị Trung ương 4

Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX đã kết thúc với nhiều tín hiệu được phát đi từ ban lãnh đạo Trung Quốc. Thông cáo của Hội nghị Trung ương 4 cho biết Trung Quốc đại lục sẽ thực hiện quản lý hai đặc khu hành chính Hong Kong và Macau theo Hiến pháp và Luật Cơ bản, đồng thời thiết lập và kiện toàn hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi đối với các đặc khu hành chính để bảo vệ an ninh quốc gia.

Các quan chức Trung Quốc khẳng định sẽ “tăng cường quản trị Hong Kong”, phát tín hiệu sẽ tiếp tục cứng rắn trong việc dập tắt phong trào chống đối của người dân Hong Kong. Giới truyền thông Hong Kong nhận định rằng dựa theo Luật Cơ bản, Trung Quốc có 3 công cụ pháp lý để thắt chặt kiểm soát đối với Hong Kong, trong đó có việc thực thi luật pháp Đại lục ở Hong Kong, hoàn thiện cơ chế bổ nhiệm và miễn nhiệm của Trung ương đối với trưởng đặc khu và các quan chức chủ chốt trong chính quyền đặc khu và chế độ giải thích về Luật Cơ bản của Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc, thực thi quyền lực của chính quyền trung ương theo Hiến pháp và Luật cơ bản.

Truyền thông Hong Kong thân Bắc Kinh dẫn lời Tổng thư ký Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương (Hong Kong) Lý Phong cho rằng Bắc Kinh đưa ra đường hướng trong một văn bản quan trọng, bước tiếp theo chắc chắn sẽ hành động. Báo Văn Hối cho rằng Bắc Kinh sẽ tận dụng tối đa quyền hạn mà Luật cơ bản cho phép để nỗ lực đảo ngược tình thế hiện nay tại Hong Kong. Theo đó, chính quyền Trung ương có thể sẽ áp dụng ba biện pháp sau:

Một là áp dụng một số pháp lệnh của Đại lục ở Hong Kong: Điều 18 Luật Cơ bản

của Hong Kong quy định “Ủy ban Thường vụ Nhân đại Toàn quốc quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, hoặc quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp nếu Đặc khu Hành chính Hong Kong xuất hiện tình trạng bất ổn, gây nguy hại đến sự thống nhất và an ninh quốc gia, nếu chính quyền đặc khu mất kiểm soát, Chính phủ Trung ương có thể ban hành mệnh lệnh thực thi luật pháp mang tính quốc gia có liên quan tại Đặc khu Hành chính

Hong Kong”. Kể từ khi nổ ra phong trào phản đối sửa đổi “Điều lệ trao đổi tội phạm bỏ trốn” (Luật dẫn độ) tại Hong Kong từ đầu tháng 6/2019 đến nay, Trung Quốc Đại lục từng đe dọa sẽ thực thi “tình trạng khẩn cấp” ở Hong Kong nhưng đến nay vẫn kiềm chế, chưa thực hiện. Tuy nhiên, Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã sử dụng Luật khẩn cấp của Hong Kong để ban hành lệnh cấm bịt mặt khi tham gia biểu tình. Bên cạnh đó, các nhà chức trách đã ban hành lệnh cấm “kích động bạo lực” trên các trang mạnh xã hội trực tuyến, động thái này đã bị chỉ trích là “biến tướng của lệnh cấm internet”.

Hai là Nhân đại Trung Quốc một lần nữa “giải thích luật”: Điều 8 Luật Cơ bản quy

định quyền giải thích Luật Cơ bản thuộc về Ủy ban Thường vụ Nhân đại Toàn quốc. Trước đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhiều lần “giải thích luật”, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa Hong Kong và Bắc Kinh, trong đó bao gồm các “diễn giải” về tuyên thệ của các thành viên Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Kết quả là nhiều thành viên phe dân chủ đã bị tòa án tước tư cách thành viên Hội đồng Lập pháp. Tại cuộc họp báo ngày 1/11, Chủ nhiệm Ủy ban Luật Cơ bản thuộc Nhân đại Toàn quốc Trầm Xuân Diệu đã đưa ra giới hạn đáy của Bắc Kinh đối với “Một nước, hai chế độ”, khẳng định Trung Quốc đại lục không dung thứ cho các hành vi “gây chia rẽ đất nước, gây nguy hại đến an ninh quốc gia”. Ông cũng đề xuất “cải thiện cơ chế bổ nhiệm và miễn nhiệm của Trung ương đối với trưởng đặc khu và các quan chức chủ chốt trong chính quyền đặc khu”.

Trong Luật Cơ bản có các quy định chi tiết về “Một nước, hai chế độ” và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với trưởng đặc khu. Nếu Bắc Kinh muốn thay đổi, có thể cần phải được Ủy ban Thường vụ Nhân đại Toàn quốc thông qua cái gọi là “giải thích Luật Cơ bản”. Các đây không lâu từng có thông tin cho rằng Bắc Kinh dự định bổ nhiệm “quyền trưởng đặc khu” thay thế bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trước tháng 3/2020. Theo Luật Cơ bản, trong trường hợp người đứng đầu chính quyền Hong Kong rời bỏ chức vụ trước thời hạn, Cục trưởng Cục Hành chính Tổng hợp đương nhiệm sẽ là người giữ chức quyền trưởng đặc khu.

Ba là tiếp tục thúc đẩy Điều 23 Luật Cơ bản: Điều 23 Luật Cơ bản yêu cầu Chính

quyền Đặc khu Hong Kong ban hành luật "cấm các hành vi phản bội tổ quốc, chia rẽ đất nước, kích động nổi loạn, lật đổ chính quyền Trung ương và và đánh cắp các bị mật nhà nước”. Điều khoản này đã bị gác lại do những tranh cãi lớn trong thời gian xây dựng Luật Cơ bản. Năm 2003, Trương ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thúc đẩy Điều 23 Luật Cơ bản, kết quả đã dẫn đến việc 500.000 người dân Hong Kong xuống đường để biểu tình phản đối, Chính quyền Hong Kong đã buộc phải trì hoãn vô thời hạn điều khoản này. Trong những năm gần đây, phe thân Bắc Kinh trong chính quyền Hong Kong thường đưa ra những làn sóng ủng hộ việc tái thúc đẩy Điều 23 Luật Cơ bản, châm ngòi kích động trong xã hội Hong Kong, nhưng đến nay vẫn chưa thực sự có hiệu lực. Tuy nhiên, thông cáo của Hội nghị Trung ương 4 vừa qua rõ ràng yêu cầu chính quyền Hong Kong thiết lập “Luật pháp bảo vệ an ninh quốc gia”, đây được xem như một tín hiệu tái thúc Điều 23 Luật Cơ bản. Nhà bình luận chính trị Lâm Hòa Lập gần đây cho rằng Điều 23 Luật Cơ bản

đã được đưa vào chương trình nghị sự tại Hội nghị Trung ương 4, có thể sẽ được ban hành trong vòng một năm. Ông dự đoán nếu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga rời bỏ ghế Trưởng Đặc khu Hong Kong vào tháng 3/2020, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tân trưởng đặc khu Hong Kong (người thay thế bà Lâm) sẽ là thúc đẩy Điều 23 Luật Cơ bản.

Một phần của tài liệu BCA211 (Trang 39 - 41)