Tàu Trung Quốc lại “khảo sát” trong vùng biển Việt Nam

Một phần của tài liệu BCA211 (Trang 28 - 31)

TTXVN (@Pham Thang Nam, @Song Phan, @Dự án Đại Sự Ký Biển Đông) –

Ngày 3/11, nhà quan sát Phạm Thắng Nam dẫn dữ liệu theo dõi tàu thuyền quốc tế cho biết tàu Hải Dương 620 đang trên đường về bãi đậu tại Đảo Hải Nam. Thời gian vừa qua, tàu này đã chạy qua đường phân định trên biển, đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và hoạt động ở đó một thời gian dài.

Ông Phạm Thắng Nam viết: “Như đã thông báo, tàu Hải Dương 620 khởi hành từ

cảng Macur trong Vịnh ChengMai thuộc đảo Hải Nam vào lúc 17:48 chiều 25/10 (giờ Việt Nam). Sau đó, tàu này chạy xuống Biển Đông, theo hướng Tây Nam, đến khu vưc giàn khoan Hải Dương Thạch Du 944 được hạ đặt và đang hoạt động khoan thăm dò dầu khí từ vài tháng trước.

Lưu ý: tên chính xác của giàn khoan này là Hải Dương Thạch Du 944, không phải là Đông Phương 13-2. Đông Phương 13-2 là tên một dự án. Dự án này được đặt theo tên một thành phố của đảo Hải Nam. Đây là một dự án thăm dò-khai thác dầu khí rất lớn của Trung Quốc, lại có sự tham gia và hỗ trợ quan trọng của một công ty ... Mỹ. Giàn khoan Hải Dương 944 chỉ là một thành phần của Dự án Đông Phương 13-2 mà thôi.”

Theo ông, sau khi chạy đi chạy lại, hoạt động tại khu vực giàn khoan Hải Dương 944 (nằm bên phải đường phân định, thuộc chủ quyền của Trung Quốc) một vài ngày, vào lúc 7:13 sáng 1/11 (giờ Việt Nam), tàu Hải Dương 620 đột ngột tắt hệ thống theo dõi tàu thuyền AIS để chạy qua đường phân định trên biển tại Vịnh Bắc Bộ. Sau khi đã vọt qua, con tàu chạy sang vùng biển bên trái đường phân định thuộc chủ quyền của Việt Nam, tàu Hải Dương 620 bật lại AIS.

Trong hai ngày 1/11 và 2/11, tàu này luôn hoạt động trong vùng nước do Việt Nam quản lý. Tàu Hải Dương 620 đã thực hiện một cuộc khảo sát “nhỏ”, với khoảng 7 đường khảo sát, mỗi đừờng dài trung bình 14,7 hải lý (khoảng 27 km).

Sau đó, vào lúc 19:21 tối 2/11 (giờ Việt Nam), tàu Hải Dương 620 bắt đầu chạy về lại vùng biển bên phải đường phân định, do Trung Quốc quản lý. Lần này, con tàu không tắt AIS.

Ông Phạm Thắng Nam cho biết thêm: “Để đánh giá chính xác mức độ nghiêm

trọng của việc tàu Hải Dương Thạch Du 620 vượt qua đường phân định trên biển, chạy sang vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, cần vẽ các hình đồ họa, trong đó đường phân định được đặt chính xác trên quỹ đạo hành trình thực của tàu Hải Dương Thạch Du 620 trong các ngày vừa qua. Nôi dung cả 3 bản đồ họa đều thống nhất với nhau về các điểm mấu chốt, cơ bản. Đây là các bằng chứng về sự thâm nhập ngang ngược của Trung Quốc vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.”

Ngoài ra, tài khoản Facebook của nhà quan sát Phạm Thắng Nam cũng đăng video bằng chứng không thể chối cãi về sự thâm nhập bất hợp pháp của tàu Hải Dương Thạch Du 620 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trong những ngày gần đây. Video ghi lại toàn bộ hành trình của Hải Dương Thạch Du 620 từ ngày 25/10 đến trưa 2/11, trong đó chỉ rõ sự thâm nhập bất hợp pháp của tàu này vào vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Video được tự động thiết lập trên cơ sở sử dụng một khối dữ liệu thực lớn thu nhận từ vệ tinh theo thời gian thực. Video được soạn thảo bởi các phần mềm biên tập video hiện đại...cho thấy bằng chứng không thể phủ nhận, dù chỉ một tình tiết nhỏ.

Video cho thấy rõ trong 2 ngày 1/11 và 2/11, tàu Hải Dương Thạch Du 620 đã đi rất sát bờ biển Việt Nam, gần khu vực xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Có một khoảng thời gian dài, tàu chỉ cách bờ biển nước ta khoảng 65 km, có khi chỉ là 60 km.

Ngày 2/11, nhà quan sát Phạm Thắng Nam lưu ý một thông tin quan trọng: Ngoài tàu Hải Dương Thạch Du 620, ngày 30/10, Trung Quốc còn điều thêm tàu Hải Dương Thạch Du 618 đến sát đường phân định trên biển tại Vịnh Bắc Bộ, khu vực giàn khoan Hải Dương Thạch Du 944 đang được hạ đặt để khoan thăm dò dầu khí.

Ngày 25/10, tàu Hải Dương Thạch Du 620 khởi hành từ cảng Macur trong Vịnh Chengmai. Khoảng 5 ngày sau, vào ngày 30/10/2019, cũng tại địa điểm trên, tàu Hải Dương Thạch Du 618 khởi hành và cũng đi xuống khu vực giàn khoan Hải Dương Thạch Du 944 đang hoạt động.

Trong mấy ngày qua, tàu Hải Dương Thạch Du 618 có nhiều lúc ngang ngược đi qua đường phân định trên biển tại Vịnh Bắc Bộ, đi khá xa sang phía bên trái của đường này, thuộc phạm vi Việt Nam quản lý, vi phạm nghiêm trong Hiệp định về đường phân định trên Vịnh Bắc bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết. Cũng như Hải Dương Thạch Du 620, tàu Hải Dương Thạch Du 618 là tàu hỗ trợ việc hạ đặt, thăm dò, khai thác cho các giàn khoan dầu khí.

Tài khoản facebook @Song Phan ngày 3/11 cho rằng: Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), hầu như mọi loại tàu đều có thể “đi qua vô hại”, thậm chí trong lãnh hải 12 hải lý, nên e rằng sẽ là hơi vội nếu nói tàu Hải Dương 620 (là loại tàu tiếp tế) “xâm nhập bất hợp pháp” vùng biển Việt Nam, trừ khi có dấu hiệu con tàu này làm điều gì đó trái luật.

Tuy nhiên, nhà quan sát Phạm Thắng Nam lý giải rằng, theo tinh thần của UNCLOS, thì “sự đi qua vô hại” chỉ được công nhận khi kèm theo các bằng chứng sau:

-Tàu chỉ đi ngang qua (một lần) vùng nước thuộc chủ quyền của nước khác, không dừng lại nhiều lần hay đi qua đi lại… hay thực hiện các hành động khác gây nghi ngờ rõ rệt cho nước có chủ quyền.

- Khi có sự chất vấn hay phản đối của chính quyền nước có chủ quyền, bên bị nghi ngờ là vi phạm phải có trả lời, giải thích, tường trình chính thức ngay.

- Khi các nhân viên-sĩ quan Cảnh sát biển thông báo trực tiếp với thuyền trưởng tại hiện trường (qua loa, vô tuyến) yêu cầu tàu rút khỏi EEZ, thì tàu được coi là vi phạm phải chấp hành hoặc phải giải thích trực tiếp. Tuy nhiên, vừa qua, Trung Quốc thực tế đã không thèm đếm xỉa và không thực hiện các yêu cầu trên, thậm chí còn phun vòi rồng, thậm chí đâm thủng các tàu của Cảnh sát biển Việt Nam.

Tài khoản Phạm Thắng Nam cũng ghi nhận sự hiện diện của một số tàu Cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực tàu Hải Dương Thạch Du 620 hoạt động để ngăn cản sự thâm nhập trái phép của tàu này.

Tàu Hải cảnh 35111 lại chuẩn bị một “đặc vụ” mới?

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông ngày 4/11 đưa tin tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc đã nổi tiếng với kỷ lục quấy nhiễu các hoạt động dầu khí của Malaysia, và mới nhất là hoạt động của Việt Nam cùng các đối tác tại lô 06-1 thuộc bể Nam Côn Sơn, nơi có mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ.

Ngày 2/11, tàu hải cảnh 35111 lại rời cảng Tam Á, tiến xuống phía Nam, hướng ra đảo nhân tạo Subi - một trong những căn cứ tiếp tế hậu cần cho nhóm tàu Trung Quốc trong suốt thời gian xâm phạm vùng biển Việt Nam và có thể là của cả các nước Malaysia và Philippines (dù với quy mô nhỏ hơn nhiều, ít hung hăng hơn).

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đặt dấu hỏi: “Đặc vụ tiếp theo của chiếc tàu hải cảnh này sẽ là gì? Cần tiếp tục theo dõi. Quan sát trên ảnh, chúng ta còn thấy sự hiện diện của tàu Anlucia. Đây cũng là con tàu xuất hiện từ đợt đầu tiên Trung Quốc gây áp lực ở khu vực lô 06-1. Chiếc tàu này để rất ít thông tin nên hiện giờ chúng tôi vẫn chưa thể xác định được danh tính thực sự của tàu này.”

Một phần của tài liệu BCA211 (Trang 28 - 31)