Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 100 - 104)

- Thứ nhất, trong bối cảnh dịch bệnh Covid còn nhiều diễn biển phức tạp ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước, nhiều nền kinh tế từ năm 2020 đến nay và trong thời gian tới, NHNN đã ban hành các Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 và các thông tư sửa đồi bổ sung điều chỉnh quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhàm hồ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19.

Theo đó một trong những điều kiện để khoản nợ được TCTD xem xét cơ cấu theo thông tư 01/2021/TT-NHNN là Phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát nhiều đợt kéo dài suốt từ Q1/2020 đến nay và dự kiến còn tiếp tục kéo dài với diễn biến khó

lường. Độ phủ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 còn chưa cao, tình hình dịch bệnh của các nước trong khu vực còn phức tạp. Với diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp thì việc giới hạn các khoản nợ phát sinh giải ngân trước ngày 01/8/2021

mới được đưa vào diện xem xét cơ cấu gây nhiều khó khăn và bất cập cho TCTD.

Trên cơ sở đó, kiến nghị NHNN nghiên cứu xem xét bỏ quy định về điều kiện thời điểm phát sinh khoản nợ.

- Thứ hai, nhằm đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân thì một trong những căn cứ quan trọng là thông tin quan hệ tín dụng CIC. Tuy nhiên bản tin CIC mới giới hạn ở thông tin quan hệ tín dụng của KHCN với các TCTD.

Việc thanh toán hóa đơn sinh hoạt hàng tháng như tiên điện, nước, cước viên thông cũng thể hiện ý chí, tín nhiệm của KHCN trong thực hiện các nghĩa vụ nợ phát sinh.

Theo đó, kiến nghị NHNN nghiên cứu phối hợp cùng các bộ ban ngành để triển khai làm giàu thông tin CIC thu thập đối với KHCN thêm tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán hóa đơn sinh hoạt điện, nước, cước viễn thông,... bên cạnh nghĩa vụ trả nợ ngân hàng để hỗ trợ cho công tác đánh giá xếp hạng tín dụng của VietinBank nói riêng và các TCTD nói chung.

KÈT LUẬN

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tống hợp hệ thống lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để phát triển mảng tín dụng cá nhân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của VietinBank trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu

sau:

Thứ nhất là, luận vãn trình bày tống quan lý luận cơ bản về tín dụng cá nhân. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điếm; vai trò của tín dụng cá nhân đối với các chủ thể trong nền kinh tế; các sản phấm tín dụng cá nhân; những tiêu chí đánh giá sự phát triển tín dụng cá nhân của NHTM. Luận văn đưa ra nhừng trường hợp ngân hàng nước ngoài thành công trên thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam từ đó chỉ ra bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và VietinBank nói riêng.

Thứ hai, luận văn nghiên cứu thực trạng tín dụng cá nhân tại VietinBank cùng những vấn đề đặt ra trong phát triển tín dụng cá nhân giai đoạn 2018 - 2020. Đồng thời, cũng nêu lên những tồn tại cần cải tiến thời giain tới như: hệ thống kênh phân phối;, tố chức bộ máy bán lẻ chưa chuyên nghiệp, khâu quảng bá, tiếp thị còn yếu... và những nguyên nhân của những tồn tại đối với việc phát triển tín dụng cá nhân tại VietinBank như: chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề hoàn thiện và phát triển tín dụng cá nhân một cách toàn diện, mạng lưới kênh phân phối hoạt động hiệu quả chưa cao, công tác makerting bán lẻ chưa thực sự được chú trọng,...

Thứ ba, trên cơ sở những nguyên nhân của tồn tại và định hướng phát triển của VietinBank, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để phát triển tín dụng cá nhân đối với VietinBank như: phát triển kênh phân phối; phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân; cải tiến quy trình, chính sách tín dụng cá nhân; giải pháp marketing; giải pháp hỗ trợ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Những giải pháp tác giả nghiên cứu và đề xuất nêu trên cần được triển khai một cách đồng bộ và vững chắc nhằm thực hiện được chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ song hành với bán buôn vốn VietinBank đang có lợi thế cạnh tranh. Từ

đó góp phân nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thê của VietinBank trong giai đoạn 5 năm tới 2021-2025.

Tín dụng cá nhân là đề tài không mới nhưng là vấn đề quan trọng và rất được quan tâm của VietinBank nói riêng và các TCTD trong triển khai hoạt động ngân hàng bán lẻ. Trong nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ hiện nay, có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở các ngân hàng trong nước mà còn ở các ngân hàng nước ngoài. Đe tồn tại và phát triển các ngân hàng buộc phải chuyển hướng tích cực sang phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và chiếm thị phần trong thị trường rộng lớn với gần 100 triệu dân.

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận văn không tránh khởi những khiếm khuyết và hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy cô, anh chị và các bạn để luận văn được bố sung hoàn chỉnh hơn và đóng góp cho công tác thực tiễn tại đơn vị nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO

1. Nguyễn Minh Hằng, 2016. “Phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng

TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chỉ nhánh Bắc Ninh", luận văn Thạc Sỹ -

Trường Đại hoc kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Tô Ngọc Hưng, 2019. “Giáo trình Tín dụng Ngân hàng". Hà Nội: NXB Lao động xã hội

3. Nguyễn Thị Kim Ngân, 2019. “Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

TMCP ngoại thương Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chỉ Minh”, luận văn

Thạc Sỹ- Trường Đại học ngân hàng TP Hồ Chí Minh

4. Quách Hoàng Phương, 2018. “Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bố Trạch Quảng

Bình ", luận văn Thạc Sỹ-Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế

5. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, 2015. “Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại

Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - Chỉ nhánh Lý Thường Kiệt”, luận văn

Thạc Sỹ- Trường Đại hoc kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Nguyễn Đức Thịnh, 2016. “Phảt triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân”, luận

văn Thạc Sỹ- Trường Đại học thương mại

7. Peter s. Rose, 2004. “Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại". Dịch từ tiếng Anh. HàNội: NXB Tài chính

8. NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng, 2019. “Giáo trĩnh Tín dụng Ngân hàng". Hà Nội: NXB Lao động xã hội

9. Các website tham khảo

- Website VietinBank: Vietinbank.vn

- Website Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam-VNBA: www.vnba.org” - Website Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: sbv.gov.com.vn

- Website: tapchitaichinh.vn - Website: Cafef.vn

- Website: VietStock.vn

Một phần của tài liệu Tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)