Thống kê theo đặc điểm cá nhân

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG của NGƯỜI dân về DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG TRƯỜNG hợp tại CHI NHÁNH văn PHÒNG ĐĂNG ký đất ĐAI h (Trang 49 - 53)

Thơng tin chungSố lượngTỷ lệ (%)

1 Giới tính Nam 150 69.77 Nữ 65 30.23 2 Tuổi Dưới 25 tuổi 17 7.91 Từ 25 – 34 tuổi 60 27.91 Từ 35 – 49 tuổi 128 59.53 Trên 50 tuổi 10 4.65 3 Thu nhập Dưới 4 triệu đồng 102 47.44 Từ 4 – 6 triệu đồng 70 32.56 Từ 6 – 8 triệu đồng 30 13.95 Trên 8 triệu đồng 13 6.05 4 Lĩnh vực đất đai Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 113 52.56 Đo đạc đất đai 30 13.95

Thủ tục xác nhận hồ sơ nhà ở và tài sản gắn liền với đất 35 16.28

Đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất 26 12.09

Tìm hiểu thơng tin về đất đai (Lô số, giá quy định của nhà nước,

giá thị trường…) 11 5.12

Khác 0 0

5 Tìm hiểu thơng tin về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Quốc qua hình thức

Qua hỏi người thân, bạn bè 25 11.63

Qua chính quyền phường, xã 140 65.12

Qua phương tiện thông tin đại chúng (xem tivi, nghe đài, đọc

báo 20 9.30

Qua mạng internet. 30 13.95

Khác 0 0.00

Tổng cộng215100

(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra của tác giả)

Xét về giới tính: Qua bảng trên, ta thấy tỷ lệ giữa nam và nữ chênh lệch

nhiều, cụ thể là có 150 người dân là Nam chiếm 69,77% và 65 người dân là Nữ chỉ chiếm 30,23% (Bảng 3.2). Vì tác giả chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên số liệu này phù hợp với thực tế là người dân là Nam thường là chủ hộ nên các thủ tục

đất đai Nam đi làm nhiều hơn so với Nữ. Điều này tương đối phù hợp với thực tế tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Quốc.

Xét về độ tuổi: Qua bảng 3.2 thống kê trên ta thấy, các đối tượng trả lời ở độ

tuổi trung niên từ 34 đến 49 tuổi có số lượng lớn nhất, trong 215 người được khảo sát thì có tới 128 người trong độ tuổi này, chiếm tỷ lệ 59,53%, điều này phù hợp với thực tế tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Quốc. Kế đến là độ tuổi từ 25 đến 34, có 60 người, chiếm tỷ lệ 27,91%, độ tuổi khá trẻ dưới 25 tuổi, chỉ có 17 người chiển tỷ lệ 7,9%. Riêng độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 10 người chiếm tỷ lệ 4.56%.

Xét về thu nhập: Qua bảng 3.2 thống kê trên ta thấy, Về thu nhập cho thấy

trong 215 mẫu nghiên cứu có 102 người được phỏng vấn có thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng, chiếm 47,44%; 70 người có thu nhập 4-6 triệu đồng/tháng, chiếm 32,56%, 30 người có thu nhập 6-8 triệu đồng/tháng, chiếm 13,95% và có 13 người thu nhập trên 8 triệu đồng/tháng. Nhìn chung mức thu nhập người dân ở Huyện Phú Quốc khơng cao so với mức thu nhập bình qn của cả tỉnh.

Xét về lĩnh vực đi đăng ký: Qua bảng 3.2 thống kê trên ta thấy, lĩnh vực đi

đăng ký tại Vp chiếm tỷ lệ cao nhất là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong 215 người được khảo sát thì có tới 113 người trong độ tuổi này, chiếm tỷ lệ 52,56%, điều này phù hợp với thực tế tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Quốc vì Trong thời gian gần đây Huyện mới phát triển, giá đất tăng cao dẫn tới người dân tích cực đi đăng ký làm lại giấy tờ đất phù hợp với pháp luật. Kế đến là xác nhận hồ sơ nhà ở gắn với quyền sử dụng đất, có 35 người, chiếm tỷ lệ 16,28%, Thủ tục đăng ký đo đất cũng được quan tâm có đến 30 người chiến tỷ lệ 13,95%. Riêng tìm hiểu về thủ tục đất đai chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 11 người chiếm tỷ lệ 5,12%.

Xét về Tìm hiểu thơng tin về Chi nhánh Văn phịng Đăng ký đất đai:

Qua bảng 3.2 thống kê trên ta thấy, người dân chủ yếu tìm hiểu thơng tin Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Quốc thơng qua chính quyền xã, trong 215 người được khảo sát thì có tới 140 người, chiếm tỷ lệ 65,12%, kế đến là thơng qua

mạng internet, có 35 người, chiếm tỷ lệ 13,95%, thơng qua bạn bè và người thân có đến 25 người chiến tỷ lệ 11,63%. Riêng thông qua thông tin đại chúng chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 20 người chiếm tỷ lệ 9,3%. Điều này cũng tương đối phù hợp với điều kiện thực tế tại Huyện Phú Quốc là Huyện mới đảo.

3.5. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dùng để đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đến làm thủ tục đăng ký đất đai tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Thang đo bao gồm 32 biến quan sát, dữ liệu được thu thập, mã hoá và nhập vào phần mềm SPSS 23.0 (Phụ lục 0).

Thang đo được dùng để đo lường mức độ hài lòng với chất lượng dịch vụ hành chính là thang đo Likert 5 điểm (cấp độ hài lòng của người dân tăng dần từ 1 đến 5, từ hồn tồn khơng đồng ý đến hồn toàn đồng ý).

Các thang đo được đánh giá qua hai cơng cụ chính là hệ số Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến - tổng (Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0.6 trở lên (Hair và cộng sự, 1998).

Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng. Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích định lượng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi tắt là nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998).

Các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal components với phép xoay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố eigenvalue = 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >= 50% (Gerbing & Anderson, 1998), với điều kiện là chỉ số KMO >= 0.5. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA:

0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố thích hợp.

Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H 0 : độ tương quan giữa các biến quan sát khơng có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < .005) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng & Ngọc, 2005, 262).

3.5.1. Độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy là mức độ mà phép đo có thể tránh được các sai số ngẫu nhiên, liên quan đến tính chính xác, nhất quán của kết quả. Phương pháp kiểm tra độ tin cậy nhằm thực hiện đánh giá lại độ tin cậy của thang đo trong từng nhân tố, hệ số

Cronbach’s alpha được sử dụng làm tiêu chuẩn để loại bỏ các biến rác. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại cùng với điều kiện hệ số

Cronbach’s alpha phải lớn hơn 0,6 (nhưng tốt nhất là lớn hơn 0,7) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Phụ lục 5).

Thang đo “Cơ sở vật chất”

Từ kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cơ sở vật chất, có 05 thang đo (biến quan sát) CSVC2, CSVC3, CSVC4, CSVC5 và CSVC6 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và hệ số alpha nhỏ hơn alpha tổng do đó đều đạt yêu cầu . Ngoại trừ biến CSVC1 có hệ số alpha 0,96 lớn hơn alpha tổng và khi loại biến này ra khỏi thang đo thì hệ số alpha của thang đo được cải thiện tăng lên đạt mức 0,96. Vì thế, biến CSVC1 khơng đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo.

Bảng 3.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cơ sở vật chất

Biến quan sátHệ số tương quan biến tổngAlpha nếu bị loại bỏ biến

CSVC2 0,868 0,953 CSVC3 0,895 0,949 CSVC4 0,855 0,956 CSVC5 0,908 0,947 CSVC6 0,915 0,946 Cronbach’s Alpha = 0,96

(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra của tác giả)

Thang đo “Sự tin cậy”

Cronbach’s alpha = 0,917

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG của NGƯỜI dân về DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG TRƯỜNG hợp tại CHI NHÁNH văn PHÒNG ĐĂNG ký đất ĐAI h (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w