nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Mức phí và lệ phí phù hợp với thu nhập của người dân
1 5 3,78 0,728
Không phải chi trả thêm các khoản phí ngoài quy định của cơ quan hành chính nhà nước
1 5 3,84 0,681
Mức phí và chất lượng dịch vụ được cung cấp là hợp lý
2 5 3,85 0,717
Các mức phí, lệ phí hiện nay đúng với quy định của Nhà nước
2 5 3,60 0,610
Không phải chi “lót tay” cho CBCC để giải quyết việc nhanh hơn
1 5 3,70 0,609
(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra của tác giả)
3.7.4. Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng theo các đặc điểm cá nhân
Trong phần này tác giả sẽ sử dụng kiểm định sự khác biệt bao gồm: Giới tính, Độ tuổi, Trình độ, Thu nhập, Lĩnh vực đăng ký bằng kiểm định t-test và ANOVA.
Kiểm định về sự khác biệt theo giới tính
Kiểm định Independent – samples T-test sẽ cho ta biết có sự khác biệt về sự hài lòng giữa nam và nữ hay không (Phụ lục 8). Với phương pháp Independent – samples T-test, kiểm định về sự bằng nhau của phương sai bằng thống kê Levene Test được thực hiện trước khi phân tích ANOVA.
Thống kê Levene Test được tiến hành với giả thuyết H0 rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau, nếu kết quả kiểm định cho mức ý nghĩa < 0,05 thì có thể bác bỏ giả thuyết H0, ngược lại nếu kết quả kiểm định cho mức ý nghĩa > 0,05 thì có thể chấp nhận giả thuyết H0 rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau.
Theo kết quả (Bảng 3.22) ta thấy kích thước mẫu của từng nhóm đều lớn hơn 30, cụ thể nam: 150 người với thống kê trung bình là 3,6031; nữ có 65 người với thống kê trung bình là 3,6160. Do đó, kiểm định mẫu độc lập T – test sẽ được sử
dụng để kiểm định mối quan hệ này. Trong kiểm định Levene Test, Sig = 0,403 > 0,05, vậy ra có thể chấp nhận giả thuyết H0 rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau, có nghĩa là phương sai giữa hai phái nam và nữ không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed có Sig = 0,906> 0,05 nên ta kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng trung bình giữa hai phái.
Bảng 3.22. Kiểm định T-test