Chủ thể của quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Hoạch định nguồn nhân lực PHÂN TÍCH và THIẾT kế CÔNG VIỆC (Trang 135)

Chương 7 : Khích lệ và duy trì nguồn nhân lực

7.2.1.2. Chủ thể của quan hệ lao động

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 của Việt Nam, chủ thể của quan hệ lao động bao gồm: người lao động/tập thể lao động và người sử dụng lao động. Trong đó:

- Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động

- Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sủ dụng lao động

- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có th mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Bên cạnh các chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ lao động như trên, Bộ luật Lao động còn quy định về các tổ chức đại diện tập thể lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Các chủ thể này tùy từng trường hợp cụ thể và cấp độ của quan hệ lao động mà có thể trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp vào quan hệ lao động của các bên.

- Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành cơng đồn cơ sở hoặc Ban chấp hành cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập cơng đồn cơ sở

- Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Hoạch định nguồn nhân lực PHÂN TÍCH và THIẾT kế CÔNG VIỆC (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)