Một số khái niệm chung về bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 26 - 33)

1.1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu và sự tồn tại của nó là tất yếu, có nhiều khái niệm về BHXH do có nhiều cách tiếp cận BHXH khác nhau. Bảo hiểm là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. [7]

BHXH là sự bảo vệ của xã hội, của Nhà nước đối với người lao động. Người lao động sẽ được BHXH trợ giúp vật chất và các dịch vụ y tế cần thiết để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ.

Chỉ trong các trường hợp có những rủi ro liên quan đến thu nhập của người lao động thì mới được hưởng BHXH. BHXH được thực hiện trên cơ sở một quỹ tiền tệ. Tuy nhiên, những khái niệm này đã thể hiện được nhận thức chung về BHXH như sau:

Trước hết, BHXH là một loại hình bảo hiểm mang tính xã hội rất cao, tổ chức BHXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động, còn diện bảo vệ của BHXH lại bao gồm cả NLĐ và gia đình họ. Vì thế, suy cho cùng BHXH đã, đang và sẽ bảo vệ cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội.

Tham gia đóng góp để hình thành quỹ BHXH bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động. Quỹ được hình thành và sử dụng luôn có sự hỗ trợ và bảo hộ của Nhà nước.

Mục đích của BHXH là góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 như sau: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” (Luật BHXH, 2014)

1.1.1.2. Khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất ( K3Đ3- Luật BHXH 2014 )

Thực chất, BHXH tự nguyện là hình thức BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn tự nguyện tham gia, không có tác động khách quan áp đặt, không bị pháp luật cưỡng chế phải tham gia. Ở đó, họ được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH. Có thể nói, BHXH tự nguyện là loại hình BHXH nhằm bao phủ hết các đối tượng còn chưa được tham gia loại hình BHXH bắt buộc của người lao động theo pháp luật, đồng thời là cầu nối trung gian, là bước quá độ tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người lao động trong xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. [10]

Với bản chất như trên, BHXH tự nguyện chỉ có thể được hình thành và thực hiện trên cơ sở: người lao động và có thể cả người sử dụng lao động tự nguyện tham gia với điều kiện:

- Có nhu cầu thực sự về BHXH.

- Có khả năng tài chính để tham gia BHXH tự nguyện theo quy định.

- Có sự thống nhất với những quy định cụ thể (mức đóng, mức hưởng, quy trình thực hiện, phương pháp quản lý, sử dụng quỹ BHXH tự nguyện...).

- Có tổ chức, cơ quan đứng ra thực hiện BHXH tự nguyện: thu phí BHXH tự nguyện, quản lý quỹ BHXH tự nguyện, quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, thực hiện chi trả trợ cấp BHXH tự nguyện cho các đối tượng được thụ hưởng.

có chính sách ưu đãi cho hoạt động đầu tư quỹ.

Mặc dù mang tính chất tự nguyện nhưng chính sách BHXH tự nguyện vẫn là chính sách do Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. Nhà nước quy định mức đóng góp để hình thành Quỹ BHXH tự nguyện đủ lớn để chi trả cho người tham gia BHXH tự nguyện và xây dựng các chế độ mà người tham gia BHXH được hưởng ( bao gồm điều kiện hưởng, mức hưởng ) để bảo đảm bù đắp rủi ro cho người tham gia BHXH tự nguyện

Đối tượng tham của BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Họ là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạo nên quỹ BHXH với một khoản tỷ lệ nhất định so với tiền lương của người lao động theo quy định của luật BHXH. Tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó trong xã hội. [12]

* Đặc điểm về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, vấn đề chăm sóc và bảo vệ quyền lợi cho người lao động luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm chú trọng. Như chúng ta đã nói ở phần trên, vấn đề BHXH cho người lao động trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ khi ngành BHXH được thành lập số lượng đối tượng được tham gia BHXH đã tăng lên rõ rệt. Với mục tiêu đặt ra của ngành BHXH trong những năm tới là phải đảm bảo cho 100% đối tượng; lao động trong các thành phần, kinh tế kể cả trong và ngoài quốc doanh cũng như đối tượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lao động tự do được tham gia và hưởng BHXH. Một số đặc điểm cơ bản của đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện đó là đặc điểm của đối tượng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (nhóm đối tượng chiếm tỷ trọng lớn nhất). [14]

- Về thu nhập: Thu nhập của người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp trong những năm vừa qua ngày càng tăng, tốc độ tăng thu nhập tuy thấp hơn bình quân chung của cả nước. Chi phí của hộ dân ngày càng tăng cao, nhưng nhờ thu nhập tăng khá, ngoài phần chi tiêu dùng cho đời sống, phần lớn các gia đình đã có đầu tư tích lũy.

- Những vấn đề liên quan đến việc làm của người lao động: Do tính chất đặc trưng nghề nghiệp của đối tượng; tham gia BHXH tự nguyện có nhiều khác biệt so với nhóm đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Cụ thể như:

+ Đối với lao động làm công ăn lương thuộc các thành phần kinh tế quốc doanh, họ thường có công việc tương đối ổn định, được pháp luật bảo hộ, được hưởng các quyền lợi theo quy định trong Bộ Luật Lao động như quy định về tiền lương, tiền công, ngày nghỉ, thời gian lao động và các chế độ ưu đãi khác. Tính ổn định trong công việc của người lao động còn được thể hiện thông qua các ràng buộc vể mặt pháp lý như người lao động làm việc trong các doanh nghiệp đều có hợp đồng lao động ký kết với chủ sử dụng lao động, có thoả ước lao động tập thể đảm bảo cho người lao động được thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ theo đúng pháp luật quy định và các công ước Quốc tế. Chính vì vậy, việc tham gia BHXH cho người lao động cơ bản được giới chủ thực hiện một cách nghiêm túc. Trong khi đó, nếu xét trên khía cạnh về việc làm của đối tượng lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện, ta thấy lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, hưởng thu nhập trên giá trị sản phẩm do chính họ tạo ra. Đối với những lao động có tư liệu sản xuất (ruộng đất) thì thu nhập của họ còn có thể được xác định thông qua sản lượng thu hoạch của các năm, nhưng đối với những lao động không có tư liệu sản xuất thì công ăn việc làm và thu nhập của họ hoàn toàn mang tính thời vụ, tính chất công việc lại càng không mang tính ổn định. Để đảm bảo quyền lợi về BHXH cho nhóm đối tượng này thực sự là một vấn đề rất phức tạp vì quá trình làm việc của người lao động; có thể không mang tính liên tục. Theo kinh nghiệm về BHXH của một số nước phát triển như: Pháp, Đức.... họ cũng đã xây dựng một số mô hình về BHXH tự nguyện cho đối tượng lao động tự tạo việc làm, nhưng cơ bản phương thức để thực hiện là đều xây dựng một mức tham gia BHXH bình quân trên cơ sở mức thu nhập tối thiểu của xã hội. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, vấn đề việc làm cho người lao động vẫn là một trong những vấn đề mang tính bức xúc, đặc biệt là việc chuyển đổi tỷ trọng cơ cấu nền kinh tế, chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp. Như vậy,

không có nghĩa là việc tham gia BHXH cho đối tượng làm việc trong lĩnh vực này là không thực hiện được. Theo số liệu báo cáo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn BHXH tự nguyện ở một số tỉnh thì đa phần người dân rất có ý thức trong việc xác định tham gia BHXH và hưởng chế độ hưu trí. Như vậy, vấn đề việc làm của người lao động chỉ có thể được bảo đảm khi quy định về BHXH tự nguyện đề cập đến các vấn đề như cách xác định thời gian tham gia BHXH, mức tham gia ở từng thời điểm và phương thức quy đổi giữa các thời kỳ khác nhau. Ngoài ra do đặc thù công việc không mang tính ổn định có thể cho phép người lao động được lựa chọn thời gian nộp BHXH phù hợp với mức nộp đã đăng ký với cơ quan BHXH và được bảo lưu thời gian nộp BHXH nếu vì lí do nào đó người lao động bị mất việc làm.

+ Vấn đề quan hệ xã hội: do tính chất đặc thù công ăn việc làm, nghề nghiệp và thu nhập của người lao động, đặc biệt là sự tiếp cận tìm kiếm các thông tin liên quan đến sự vận động kinh tế, xã hội của đất nước. Họ thường thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như vấn đề về BHXH, vì vậy việc tuyên truyền nhằm thu hút đối tượng lao động tham gia BHXH gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, do quan điểm mang tính chất chủ quan tức thời, nên việc ứng ra một khoản tiền để chuẩn bị cho tương lai là điều khó thuyết phục trong tư duy của người lao động.

Xét về khả năng tham gia BHXH tự nguyện của lao động làm việc ở nông thôn nhìn chung còn thấp do thu nhập ở khu vực nay hiện còn thấp. Về mặt phương pháp luận, bất kỳ một chính sách BHXH nào, chính sách là điều kiện cần, thì điều kiện thực hiện là điều kiện đủ của nó. Nói một cách cụ thể, nghiên cứu chính sách để mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho người lao động là chúng ta nghiên cứu điều kiện đủ của nó để khi Nhà nước ban hành chính sách BHXH tự nguyện cho những đối tượng này thì nó có thể trở thành hiện thực và đi vào cuộc sống.

Vậy đối tượng tự nguyện tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc. Bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Ngoài ra, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có thể chia thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: Lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nay vì lý do nào đó nên không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc nữa, bao gồm:

+ Lao động dôi dư từ khu vực nhà nước do quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách hành chính. Những lao động thuộc diện "dôi dư" đó nhận trợ cấp bảo hiểm một lần hoặc về hưu trước tuổi còn khả năng lao động.

+ Lao động do bầu cử được bổ nhiệm vào các tổ chức dân cử như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp cơ sở, các đoàn thể và tổ chức quần chúng sau khi hết

nhiệm kỳ không được bầu lại có nhu cầu tiếp tục tham gia BHXH.

+ Lao động trong các doanh nghiệp thuộc đối tượng BHXH bắt buộc bị mất việc làm do doanh nghiệp phá sản, chuyển công tác hoặc bị thôi việc nhưng vẫn có nhu cầu tiếp tục tham gia BHXH.

- Nhóm 2: Những đối tượng chưa tham gia BHXH bắt buộc. Nhóm này bao gồm:

+ Lao động làm công ăn lương không có hợp đồng hoặc hợp đồng lao động theo thời vụ dưới 3 tháng. Thực tế cho thấy nhóm này bao gồm phần lớn là lao động trong các doanh nghiệp nhỏ. Theo Luật BHXH thì nhóm này mặc dù có quan hệ lao động nhưng không được tham gia BHXH vì người lao động phải làm việc theo hợp đồng lao động thời vụ có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên. Việc này chính là kẽ hở giúp cho các chủ sử dụng lao động lẩn tránh nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động bằng cách không ký hoặc ký hợp đồng lao động theo thời vụ.

+ Lao động là thành viên các hợp tác xã, tổ đội sản xuất trong một số lĩnh vực như tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, giao thông vận tải… Các nhóm lao động này không có quan hệ lao động nhưng hoạt động theo cơ chế "chia sẻ nghĩa vụ và quyền lợi".

+ Những người tự tạo việc làm và lao động tự do như người lái xe ôm, bán hàng rong, tự kinh doanh, sửa chữa xe đạp - xe máy… Nhóm này thường bị bỏ qua trong quá trình mở rộng BHXH do mối e ngại khả năng tài chính của họ để đóng bảo hiểm cũng như vấn đề mánh khóe che giấu thu nhập để nhận mức trợ cấp cao hơn người khác.

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân và lao động gia đình không hưởng lương. Đây là nhóm lao động gia đình cùng tham gia sản xuất và chia sẻ lợi nhuận nhưng không có quan hệ lao động.

+ Dân là nhóm lao động chiếm tỷ lệ cao nhất trong lực lượng lao động hiện nay nhưng chưa được tham gia BHXH, khó khăn lớn nhất cho họ khi tham gia BHXH là

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 26 - 33)