Nâng cao nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 103 - 104)

C. Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Minh Hoá

a.Nâng cao nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa

địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.

a. Nâng cao nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyệnMinh Hoá. Minh Hoá.

Qua phân tích thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ trên địa bàn huyện Minh Hoá bên cạnh những nguyên nhân do việc làm không ổn định, thu nhập thấp ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện ít, còn có nguyên nhân lớn là do nhận thức của người dân về BHXH tự nguyện còn rất hạn chế. Tỷ lệ lao động không biết về chính sách BHXH tự nguyện còn cao, thêm vào đó nguồn thông tin về chính sách họ có được chủ yếu qua bạn bè, người thân, nhiều trường hợp còn nhầm lẫn, không phân biệt được Bảo hiểm xã hội với các Công ty bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. Nhận thức đúng đắn về BHXH tự nguyện từ đó thấy rõ sự cần thiết phải tham gia BHXH tự nguyện nhằm ổn định cuộc sống khi về già hết tuổi lao động. Cần nâng cao nhu cầu, đồng nghĩa với việc nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn thành phố về sự cần thiết phải tham gia BHXH tự nguyện, không thể để mặc người dân khi tuổi cao sức yếu, khi gặp những trường hợp rủi ro rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Hơn nữa, trình độ học vấn của người nông dân thường rất thấp, dẫn tới khả năng tiếp cận và hiểu biết về chính sách còn hạn chế. Do đó, cơ quan BHXH huyện Minh Hoá phải phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan báo chí, tuyên truyền của huyện làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn về chính sách BHXH tự nguyện thông qua các kênh: thông tin đại chúng, hội nghị hội thảo, thông tin cổ động... là rất cần thiết.

Để thực hiện tốt cho chính sách BHXH tự nguyện, cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị trên địa bàn trong quá trình tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện cho dân. Thời gian qua, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban chức năng, thống nhất văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với chính sách BHXH tự nguyện. Thực hiện BHXH tự nguyện cho dân gắn liền với nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trong công tác an sinh xã hội trên địa bàn là góp phần

ổn định và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Vì vậy, cần phát huy tốt hơn vai trò của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện trong quá trình tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện cho dân.

Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ ban đầu cho hệ thống BHXH tự nguyện cho người dân. Kinh nghiệm cho thấy, ngay ở các nước phát triển, như Cộng hoà liên bang Đức, hàng năm Ngân sách nhà nước cũng phải hỗ trợ chi trả từ 75-80% cho BHXH dân.

Hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phải bảo đảm chủ động, tích cực và

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 103 - 104)