Nguyên nhân các hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 97 - 99)

C. Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Minh Hoá

2.3.3Nguyên nhân các hạn chế

Nguyên nhân khách quan

BHXH tự nguyện giống như chiếc lưới an toàn xã hội theo nguyên tắc đóng hưởng. Tuy nhiên, người nghèo, cận nghèo, nhóm xã hội yếu thế, người dân tộc thiểu số khó khăn... là những đối tượng không có đủ điều kiện để tham gia. Muốn mở rộng độ bao phủ cho nhóm đối tượng này phải có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. Đây là một thách thức lớn đối với nước ta khi mà ngân sách Nhà nước eo hẹp.

Sự phối kết hợp trong các hoạt động của các cơ quan quản lý, các ban ngành về công tác chỉ đạo còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thực tiễn đặt ra.

Một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đó là công tác phát triển mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện. Hiện nay mới chỉ có mỗi một xã phường một đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ về BHXH tự nguyện còn hạn chế thì cần thiết giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho mỗi đại lý và có chế độ khen thưởng kịp thời cho những đại lý hoạt động xuất sắc.

Nguyên nhân chủ quan

Do nhận thức về BHXH tự nguyện người dân còn hạn chế, nhiều người còn nhận thức sai và không phân biệt được với các loại hình Bảo hiểm thương mại khác, hoặc chưa hiểu được hết lợi ích từ việc tham gia khi về già hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn.

Nhìn chung, người dân chưa có hiểu biết về BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng chiếm tỷ lệ khá cao, nhất là dân, lao động tự do… thường có trình độ dân trí thấp, lao động phổ thông, không có tay nghề là chủ yếu… Đối với cơ quan hoạch định chính sách trong thời gian qua mới tập trung vào khu vực làm công ăn lương, có quan hệ lao động là chủ yếu, chưa quan tâm thật đúng mức khu vực này và để kéo dài khá lâu mới ban hành chính sách, nên sự tham gia của người lao động theo các chương trình mục tiêu hoặc có tính chất địa phương là chủ yếu, chưa tham gia vào hệ thống BHXH quốc gia. Toàn xã hội cũng chưa có hiểu biết những kiến thức phổ thông về BHXH, vẫn có tâm lý "trẻ cậy cha, già cậy con" theo truyền thống Á Đông hoặc tự lo BHXH cho mình thông qua tiết kiệm hoặc tài sản.

Kết luận chương 2

Trong những năm qua BHXH huyện Minh Hoá đã phối hợp thường xuyên với các cơ quan, đoàn thể, phòng, ban như UBND - HĐND huyện Minh Hoá, Phòng Lao động thương binh xã hội, liên đoàn lao động, phòng văn hóa thông tin huyện Minh Hoá,bưu điện huyện Minh Hoá,… để phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn. Kết quả đã thu được những thành công nhất định. Công tác tuyên

truyền được chú trọng, triển khai đồng bộ, rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được quan tâm, kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc, nhạy cảm, bức xúc về BHXH, BHYT của người lao động và nhân dân.BHXH huyện đã chủ động tích cực đổi mới công tác quản lý, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ. Nhất là đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Kết quả thu BHXH tự nguyện của BHXH huyện minh Hoá trong thời gian qua liên tục tăng theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Minh Hoá vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần sớm được khắc phục. Khả năng mở rộng độ bao phủ còn thấp. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện khá cao, khả năng tham gia hạn chế do phần lớn lao động khu vực này có thu nhập thấp, khả năng tiết kiệm không cao là một thách thức rất lớn. Trong khi đó mức đóng khá cao so với thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện Minh Hoá có thể số người tham gia sẽ giảm đi,...

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HOÁ,

TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 97 - 99)