C. Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Minh Hoá
b. Tăng cường công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện trên địa bàn
3.2.1. Phát triển BHXH tự nguyện về mặt lượng
BHXH tự nguyện theo luật định hiện nay gồm hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Theo thời gian, căn cứ thu nhập để đóng BHXH tự nguyện cũng thay đổi (do sự điều chỉnh của nhà nước và tình hình tăng trưởng kinh tế). Đồng thời cũng mở rộng dần các chế độ BHXH tự nguyện (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp,…). Do đối tượng thực hiện BHXH tự nguyện đa dạng và chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, làm việc không có quan hệ lao động, nên để triển khai có hiệu quả BHXH tự nguyện, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp có tính chiến lược để đưa BHXH tự nguyện vào cuộc sống và tăng độ bao phủ đối với toàn thể người lao động.
Nên để mở về tỷ lệ đóng và chế độ hưởng BHXH tự nguyện cho người lao động được lựa chọn. Theo đó, mức đóng sẽ không cố định ở 16%, 18% hay 22% nữa mà có thể có những tỷ lệ cao hơn, đồng thời chế độ hưởng cũng được mở ra tương ứng, không hạn chế ở hai chế độ. Trước mắt, cần thiết phải mở thêm chế độ BHYT cho người tham gia BHXH tự nguyện, cho dù có thể phải tăng mức đóng. Vì theo điều tra nghiên cứu và phân tích ở trên, nhu cầu được tham gia BHYT tự nguyện của người lao động là rất lớn. Nếu kết hợp giữa BHXH tự nguyện và BHYT tự nguyện thì sẽ khuyến khích người lao động tham gia nhiều hơn.
Hiện nay, mức hưởng chế độ hưu trí của người tham gia BHXH bắt buộc cũng quy định theo mức đóng và thời gian đóng, nhưng nếu mức hưởng hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu thì được điều chỉnh lên bằng mức lương tối thiểu. Điều này xét trên tổng thể các đối tượng tham gia BHXH thì hợp lý, vì BHXH thực hiện trên nguyên tắc đóng - hưởng. Nhưng nếu xét theo một bộ phận cụ thể nào đó thì sẽ thấy sự mất công bằng. Ví dụ, một bộ phận người lao động làm việc cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với mức lương tham gia BHXH chỉ tương đương mức lương tối thiểu. Khi đủ điều kiện về hưu, mức lương hưu tính
trên cơ sở mức đóng của họ thấp hơn lương tối thiểu và họ được điều chỉnh lên bằng mức lương tối thiểu. Trong khi đó, người tham gia BHXH tự nguyện đóng trên cơ sở mức lương được lựa chọn và khi nghỉ hưu nếu thấp hơn lương tối thiểu thì nhà nước cũng nên hỗ trợ vì nếu không hỗ trợ thì theo thời gian giá trị đồng tiền cũng thay đổi, có thể đến thời điểm đó đồng tiền bị mất giá, không đủ cho người tham gia BHXH tự nguyện trang trải cho cuộc sống của mình.