Khái quát về Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình và hoạt động tín dụng tạ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 43 - 51)

tại Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình

2.1.1. Khái quát về Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tổ chức tiền thân của Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Bố Trạch Quảng Bình được thành lập từ năm 1955, lúc mới thành lập chỉ có 07 cán bộ và có tên gọi là phòng giao dịch, trụ sở chính đóng tại Lý Hoà (xã Hải Trạch). Tháng 3/1998 Agribank chi nhánh Bố Trạch chính thức đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bố Trạch Quảng Bình, nhiệm vụ chính là huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư và cá thể, thực hiện chế độ kế toán và hạch toán báo sổ.

Từ 01/10/1998 đến ngày 31/05/2017 Agribank Chi nhánh Bố Trạch Quảng Bình được tổ chức và hoạt động theo Luật Tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành và điều lệ Agribank do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn.

Đến ngày 01/06/2017, Agribank chi nhánh huyện Bố Trạch Quảng Bình được nâng hạng lên loại 1 và đổi tên thành Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình tại Quyết định số 469/QĐ-HĐTV-TCTL ngày 18/05/2017 của Hội đồng thành viên Agribank.

Từ 01/06/2017 đến nay, Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình tiếp tục tổ chức và hoạt động theo luật Tổ chức Tín dụng do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành và điều lệ Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank CN Bắc Quảng Bình

Nguồn: Agribank CN Bắc Quảng Bình, 2020

Chú thích:

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Theo như Hình 2.1 ta thấy rằng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Agribank CN Bắc Quảng Bình theo kiểu cơ cấu chức năng. Tại Hội sở Agribank CN Bắc Quảng Bình có 5 phòng chuyên môn và 3 Phòng giao dịch trực thuộc vừa trực tiếp thực hiện các hoạt động phục vụ kinh doanh vừa thực hiện công tác hướng dẫn, chỉ đạo chi nhánh cấp dưới về mặt nghiệp vụ. Các chi nhánh Agribank loại 2 ở 3 huyện kinh doanh trên cơ sở chỉ đạo và giám sát của Agribank CN Bắc Quảng Bình. Dưới các chi nhánh loại II có 4 phòng giao dịch/điểm giao dịch trực thuộc trãi rộng khắp

Giám đốc Phó giám đốc phụ trách kế toán Phó giám đốc phụ trách tín dụng Phòng kế toán - ngân quỹ Phòng dịch vụ Marketing Phòng tổng hợp Phòng kiểm tra kiểm soát Phòng tín dụng

3 chi nhánh Agribank loại II 3 Phòng giao dịch trực thuộc

Các Phòng giao dịch trực thuộc, điểm giao dịch, ngân

địa bàn 3 huyện (Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa).

2.1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020

Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020, xét một cách tổng quát hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có những bước phát triển tích cực. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh được tổng hợp tại Bảng 2.1:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Bắc Quảng Bình giai đoạn 2018 - 2020 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % 1. Tổng thu nhập 442,163 613,496 750,463 171,33 38,75 136,97 22,33 2. Tổng chi phí 320,313 483,744 602,806 163,43 51,02 119,06 24,61 3. Lợi nhuận trước thuế 121,850 129,752 147,657 7,90 6,49 17,91 13,80

Nguồn: Agribank CN Bắc Quảng Bình (2018-2020)

Qua bảng 2.1 cho thấy, tổng thu có xu hướng tăng dần qua các năm. Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ chốt mang lại nguồn thu chủ yếu cho chi nhánh. Thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu hàng năm của Agribank CN Bắc Quảng Bình, tỷ trọng trung bình khoảng trên 90%. Hoạt động tín dụng được xem là hoạt động truyền thống của các ngân hàng và chi nhánh cũng không ngoại lệ. Tổng thu của Chi nhánh năm 2018 đạt 442,163 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 750,463 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân là 130,28%. Cùng với sự tăng trưởng của tổng thu, tổng chi của Chi nhánh cũng tăng qua các năm. Tốc độ phát triển bình quân của tổng chi giai đoạn 2018 - 2020 là 137,18%. Tuy nhiên, tốc độ phát triển hàng năm của tổng thu và tổng chi đang có xu hướng giảm dần. Trong đó, tốc độ giảm của tổng chi nhanh hơn tốc độ giảm của tổng thu nên lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh qua các năm có sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể: lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh năm 2018 đạt 121,85 tỷ đồng, đạt 105,96% so với kế hoạch. Năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt 129,752 tỷ đồng, tăng 7,9 tỷ đồng tức 6,49% so với năm 2018, đạt 105,49% so với kế hoạch. Đến năm 2020, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tiếp tục tăng lên đạt 147,657 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2019

và đạt 102,69% so với kế hoạch.

2.1.2. Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình

2.1.2.1. Các sản phẩm tín dụng tại chi nhánh

Hiện tại, Agribank đang triển khai 23 sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân và 16 sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp. (Phụ lục 01 và Phụ lục 02)

Là chi nhánh trực thuộc Agribank, Agribank CN Bắc Quảng Bình cũng được triển khai tất cả các sản phẩm tín dụng như trên. Về cơ bản, các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh đã đáp ứng khá đầy đủ các nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối với đối tượng nông dân, nông thôn. Tuy nhiên, so với các chi nhánh thuộc các ngân hàng khác trên địa bàn, các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh còn chưa thật sự đa dạng và phong phú.

Chẳng hạn, ngoài các sản phẩm tín dụng tương tự như Agribank CN Bắc Quảng Bình, thì chi nhánh Vietinbank chi nhánh Quảng Bình còn triển khai các sản phẩm đặc thù như: Cho vay thanh toán UPAS L/C (Thư tín dụng trả chậm có thể gửi thanh toán ngay); Cho vay kết hợp bảo hiểm; Chương trình tín dụng quốc tế JIACA, GCPF; Cho vay đặc thù dành cho doanh nghiệp vi mô; Cho vay nhà hàng, khách sạn; Cho vay kinh doanh tại chợ;... BIDV chi nhánh Quảng Bình có các gói cho vay đặc thù dành cho đầu tư và Vietcombank chi nhánh Quảng Bình thì đang triển khai rất mạnh các gói cho vay đặc thù dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Điều này cho thấy, về cơ bản, các NHTM trên địa bàn đều có các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và khách hàng tổ chức tương tự nhau, nhưng mỗi chi nhánh sẽ có những sản phẩm tín dụng đặc thù dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau phụ thuộc vào thế mạnh và định hướng kinh doanh của mình. Đối với Agribank CN Bắc Quảng Bình, mặc dù các sản phẩm đặc thù dành cho đối tượng nông dân, nông thôn có tác dụng khuyến khích mở rộng tín dụng đối với nhóm đối tượng này và phù hợp với định hướng của Nhà nước và tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, nhưng đây cũng là đối tượng có mức độ rủi ro tín dụng cao (là đặc thù của sản xuất nông nghiệp, vốn dễ bị tác động bởi thời

tiết và thiên tai), ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng.

2.1.2.2. Quy trình tín dụng tại Chi nhánh

Agribank CN Bắc Quảng Bình thực hiện quy trình cấp tín dụng theo Hình 2.2:

Hình 2.2: Quy trình thẩm định, cấp tín dụng tại Agribank CN Bắc Quảng Bình

Nguồn: Sổ tay tín dụng của Agribank CN Bắc Quảng Bình, 2020

Để có sự thống nhất trong toàn hệ thống, Agribank đã ra quyết định 225/QĐ- HĐTV-TD của Agribank ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank. Trong toàn bộ quá trình thẩm định tín dụng đến khi thanh lý hợp đồng, bộ phận tín dụng có chức năng thẩm định, giải ngân, theo dõi, quản lý hồ sơ

Xác định thị trường và thị trường mục tiêu

Nguồn gốc - Tự tìm kiếm/phát hiện - Khách hàng tự tìm đến - Người khác giới thiệu Đề xuất tín dụng Đánh giá - Mục đích - Hoạt động kinh doanh - Ban lãnh đạo - Số liệu Đàm phán - Kỳ hạn - Thanh toán - Các điều kiện - Bảo đảm tiền vay Phê duyệt - Cán bộ tín dụng - Trưởng phòng tín dụng - Giám đốc/TGĐ

Lập hồ sơ và giải ngân

Lập hồ sơ - Dự thảo hợp đồng - Xem xét lại hồ sơ - Kiểm tra TSBĐ Giải ngân - Giải ngân - Hồ sơ cần thiết Quản lý danh mục Quản lý tín dụng - Các con số - Các điều khoản - Tài sản bảo đảm - Các khoản thanh toán - Đánh giá tín dụng

Dấu hiệu bất thường Trả nợ đúng hạn Xứ lý - GốcThanh toán - Lãi Tổn thất - Không trả nợ gốc - Không trả nợ lãi - Nhận biết sớm - Chính sách xử lý - Quản lý kế hoạch

- Dấu hiệu cảnh báo - Cố gắng thu hồi nợ

- Chính sách tín dụng

- Lập kế hoạch: chiến lược, kinh doanh, hoạt động - Tiêu chí chấp nhận rủi ro (phân loại khách hàng)

khoản vay, đôn đốc thu nợ và phân tích tình hình hoạt động, tình hình tài chính, năng lực quản lý của khách hàng vay vốn trước, trong và sau khi cho vay.

Quy trình thẩm định của Chi nhánh được xây dựng bước đầu đã hướng tới một quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học hơn, duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với RRTD và thu hút khách hàng và các phương án, dự án đầu tư tốt.

2.1.2.3. Kết quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Quy mô tín dụng:

Với thế mạnh của một NHTM đa năng, Agribank CN Bắc Quảng Bình đã xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và có những chính sách, những sản phẩm tín dụng phù hợp. Nhờ đó, vốn tín dụng của Chi nhánh đã đến được với nhiều tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ ổn định, đảm bảo an toàn vốn, dư nợ tín dụng của Chi nhánh trong các năm qua đều tăng lên. Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh cũng bị ảnh hưởng và đang có những thay đổi nhất định.

Bảng 2.2: Quy mô tín dụng của Agribank CN Bắc Quảng Bình

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Tuyệt Tương đối Tuyệt Tương đối đối % đối %

Doanh số cho vay 12.348,57 20.351,63 23.846,72 8.003,1 64,81 3.495,

1 17,17 Doanh số thu nợ 11.234,20 18.914,54 22.649,08 7.680,3 68,37 3.734,

5 19,74 Dư nợ 4.892,18 6.329,27 7.526,91 1.437,1 29,38 1.197,6 18,92

Nguồn: Agribank CN Bắc Quảng Bình, (2018 – 2020)

Theo Bảng 2.2 cho thấy, quy mô dư nợ tín dụng giai đoạn 2018 - 2020 đều tăng. Trong đó, dư nợ năm 2019 đạt 6.329,27 tỷ đồng, tăng 1.437,1 tỷ đồng tương

đương tăng 29,38% so với năm 2018. Sang năm 2020 dư nợ tín dụng tăng chậm hơn Năm 2019, dư nợ đạt 7.526,91 tỷ đồng, tăng 1.197,6 tỷ đồng tương đương tăng 18,92% so với năm 2019. Như vậy, tốc độ tăng trưởng về số tương đối có xu hướng giảm xuống, tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ tín dụng đạt 23,58%.

Doanh số cho vay giai đoạn 2018 - 2020 của Chi nhánh cũng có sự biến động cả về số tương đối và số tuyệt đối. Cụ thể: doanh số cho vay năm 2019 đạt 20.351,63 tỷ đồng tăng 8.003,1 tỷ đồng, tức tăng 64,81% so với năm 2018. Sang năm 2020, doanh số cho vay tiếp tục tăng thêm 3.495,1 tỷ đồng đạt mức 23.846,72 tỷ đồng, tăng 17,17% so với năm 2019. Sở dĩ, doanh số cho vay năm 2019 và năm 2020 là do Chi nhánh thực hiện chủ trương mở rộng cho vay KHCN, tập trung hỗ trợ KHCN vay vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng để mua nhà ở, sửa chữa và mua sắm các phương tiện sinh hoạt gia đình nhằm từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho một số bộ phận dân cư trên địa bàn. Đồng thời hỗ trợ KHCN có vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Doanh số thu nợ năm 2019 đạt 18.914,54 tỷ đồng, tăng 7.680,3 tỷ đồng, tức tăng 68,37% so với năm 2018. Sang năm 2020, doanh số thu nợ của Chi nhánh chỉ tăng lên 3.734,5 tỷ đồng, tức tăng 19,74% so với năm 2019. Tốc độ tăng doanh số cho vay cao thấp hơn tốc độ tăng doanh số thu nợ. Điều này là phù hợp vì trong thời gian qua, Chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn nên thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh hơn.

Cơ cấu tín dụng

Xét cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian

Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Năm 2018 dư nợ ngắn hạn đạt 2.411,3 tỷ đồng, chiếm 49,29% tổng dư nợ. Năm 2019 dư nợ ngắn hạn đạt 3.052,12 tỷ đồng, chiếm 48,22% tổng dư nợ và tăng 640,82 tỷ đồng tức tăng 26,58% so với năm 2018. Năm 2020, dư nợ ngắn hạn đạt 3.685,89 tỷ đồng, chiếm 48,97% tổng dư nợ, tăng 633,77 tỷ đồng, tức tăng 20,76% so với năm 2019. Tốc độ tăng bình quân 3 năm là 23,49%. Sở dĩ có sự tăng lên đó là do thời gian qua

Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để phù hợp với thực tế nguồn tiền đầu vào của cùng đối tượng. Đặc biệt là hình thức cho vay hạn mức tín dụng, tạo điều kiện cho khách hàng đủ vốn lưu động để SXKD kịp thời có hiệu quả.

Bảng 2.3: Dư nợ tại Agribank CN Bắc Quảng Bình giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % I. Theo thời hạn cho vay 4.892,18 6.329,27 7.526,91 1.437,09 29,38 1.197,64 18,92

1. Cho vay ngắn hạn 2.411,30 3.052,1 2

3.685,8

9 640,82 26,58 633,77 20,76 2. Cho vay trung hạn 2.060,9

2

2.694,3

3 3.182,62 633,41 30,73 488,29 18,12 3. Cho vay dài hạn 419,96 582,82 658,40 162,86 38,78 75,58 12,97

II. Theo thành phần kinh tế 4.892,18 6.329,27 7.526,91 1.437,09 29,38 1.197,64 18,92

DN ngoài quốc doanh 351,36 682,06 991,13 330,70 94,12 309,07 45,31

Hợp tác xã 0,00 1,00 1,00 1,00 - 0,00 0,00 Hộ sản xuất 4.223,1 6 5.623,1 5 6.415,5 1 1.399,9 9 33,15 792,36 14,09 Dân cư 317,66 23,06 119,27 -294,60 -92,74 96,21 417,22

Nguồn: Agribank CN Bắc Quảng Bình (2018-2020) Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ ngắn hạn. Trong đó, dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng khoảng 42%, còn dư nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trong dưới 9,2% tổng dư nợ. Trong giai đoạn 2018-2020 dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng trưởng cao chủ yếu là cho vay theo Nghị định 67 của Chính phủ. Chi nhánh đã thực hiện đúng sự chỉ đạo và hướng dẫn của Chính phủ và NHNN trong thực hiện một số chính sách phát triển thủy sản. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay phù hợp với định hướng của Agribank theo yêu cầu của nguồn vốn hiện có của hệ thống, bên cạnh đó cũng phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế Quảng Bình và sự đầu tư của các ngân hàng trên địa bàn.

Đạt được kết quả này là do hoạt động tín dụng của Agribank CN Bắc Quảng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w