Các kiến nghị

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 102 - 116)

3.3.1. Kiến nghị đối với Agribank

Cần xây dựng quy trình kiểm tra trong toàn hệ thống để nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác kiểm tra. Nên có một phần mềm về công tác kiểm tra áp dụng thống nhất từ Hội sở nhằm phục vụ yêu cầu kiểm tra, quản lý rủi ro, đánh giá chất lượng hoạt động trên cơ sở dữ liệu của các phần mềm nghiệp vụ thì kết quả kiểm tra sẽ được tốt hơn.

Nâng cấp hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và tài sản đảm bảo toàn hệ thống của Agribank nhằm phục vụ tốt công tác tra cứu, tìm kiếm và quản lý của chuyên viên quan hệ khách hàng; cũng như quản lý việc định giá TSĐB của chuyên viên định giá nhằm hạn chế RRTD phát sinh.

Chú trọng và đẩy nhanh hơn nữa công tác xử lý thu hồi nợ trực tiếp, thường xuyên rà soát lại các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để triển khai các biện pháp thu hồi nợ.

Cần quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, thường xuyên bồi dưỡng, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thầnh của người lao động tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở đoàn kết. Đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, theo dõi kịp thời diễn biến về tư tưởng để phát hiện, uốn nắn những dấu hiệu khác để loại trừ việc thông đồng, che dấu sai phạm.

Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, quy trình, văn bản chỉ đạo mới cho cán bộ tín dụng đặc biệt là các văn bản hướng dẫn việc xếp hạng khách hàng. Quán

triệt sâu sắc đến CBTD về tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin và chấm điểm sai lệch đối với một số chỉ tiêu tài chính, phi tài chính. Tránh trường hợp nâng hạng khách hàng bất hợp lý làm ảnh hưởng đến công tác quản lý RRTD của hệ thống.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần tham mưu với Chính phủ sớm ban hành, hoàn thiện và đồng bộ hoá các bộ luật, văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Chính phủ cần ban hành Luật cụ thể về việc thế chấp và phát mãi tài sản. Cũng như ban hành, hoàn thiện và đồng bộ hoá các bộ luật, văn bản pháp luật để tạo ra sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong tất cả các thành phần kinh tế, dần xoá bỏ những ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.

NHNN cần có biện pháp bảo đảm thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho hệ thống ngân hàng hoạt động: cả thông tin về doanh nghiệp lẫn thông tin định hướng cho hoạt động của NHTM. Cần cung cấp đánh giá xếp loại khách hàng dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau như quy mô, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

NHNN cần sớm có những chỉ đạo cụ thể cho các ngân hàng thương mại về các thức tổ chức tiến hành hoạt động quản trị rủi ro, ban hành các văn bản quy định về quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, các văn bản pháp quy để tăng cường quản lí nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.

NHNN cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát của hệ thống ngân hàng có hiệu quả và độ an toàn cao nhất, bổ sung các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tín dụng, tiền tệ.

NHNN cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giám sát ngân hàng, đảm bảo đủ số lượng và năng lực, kiến thức về hoạt động ngân hàng, pháp luật, đảm bảo phẩm chất đạo đức cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ

được giao.

NHNN cần xây dựng các quỹ bảo hiểm tín dụng nhằm san sẻ rủi ro, góp phần hạn chế bớt những thiệt hại do rủi ro nợ xấu gây ra. Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM.

NHNN nâng cao năng lực xử lí nợ của VAMC thông qua việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xử lí nợ xấu, hoạt động mua bán, chứng khoán hóa tài sản xấu của các Tổ chức tín dụng. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia quá trình xử lí nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM trong toàn hệ thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở định hướng chung của Agribank và định hướng của Agribank CN Bắc Quảng Bình, kết hợp lý luận và thực tiễn công tác quản trị RRTD giai đoạn 2018 - 2020 của Agribank CN Bắc Quảng Bình, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị RRTD của Agribank CN Bắc Quảng Bình; đồng thời cũng nêu lên một số đề xuất kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động tác nghiệp của các NHTM. Luận văn cũng kiến nghị với Agribank những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro của Agribank nói chung và Agribank CN Bắc Quảng Bình nói riêng.

KẾT LUẬN

RRTD luôn song hành với hoạt động tín dụng. Hậu quả của RRTD thường rất nặng nề, không những làm giảm thu nhập, thất thoát vốn vay, tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng mà rủi ro tín dụng còn có tác động ảnh hưởng dây chuyền đến sự tồn tại của hệ thống ngân hàng và “sức khỏe” của toàn bộ nền kinh tế.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình” có thể kết luận:

Một là, trên cơ sở lý luận về RRTD và quản trị RRTD tại NHTM luận văn đã đưa ra luận cứ khoa học cho việc quản trị RRTD của NHTM thông qua việc nghiên cứu nội dung quản trị rủi ro như nhận diện, đo lường, kiểm soát RRTD và Tài trợ tổn thất tín dụng; các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị RRTD tại NHTM.

Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank CN Bắc Quảng Bình chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản trị RRTD tại Chi nhánh.

Ba là, xuất phát từ định hướng quản trị RRTD của Chi nhánh và trên cơ sở kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại, luận văn đã đề ra 04 giải pháp chính và một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại Chi nhánh. Các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn nhằm đưa hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng tăng trưởng vững chắc và an toàn.

1. Agribank CN Bắc Quảng Bình (2018-2020), Báo cáo hoạt động kinh doanh.

2. Hồ Diệu, (2012), Giáo trình Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê.

3. Bùi Đức Hiếu (2019), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Tây Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

4. Nguyễn Hồng Diệu Hương (2016), Quản lý rủi ro tín dụng tại Techcombank - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014: Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 40/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về hệ thống

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/8/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng Nhà nước Quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX về giao dịch bảo đảm trong hệ thống Agribank,

Hà Nội.

14. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2017), Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

16. Tạ Đức Tâm (2020), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long”, Luận vặc thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Tiến, (2014), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Tiến, (2014), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB

Thống kê, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Tiến, (2013), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2010), Luật số 46/2010/QH12 – Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2010), Luật số 47/2010/QH12 – Luật các tổ chức tín dụng.

TT Tên sản phẩm

1 Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình 2 Cho vay mua phương tiện đi lại

3 Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ 4 Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh 5 Cho vay hộ nông dân theo quyết định 67/1998/QĐ-TTg

6 Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài; 7 Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán

8 Cho vay mua cổ phiếu để tăng vốn góp 9 Cho vay dự án cơ sở hạ tầng

10 Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư 11 Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá

12 Cho vay hỗ trợ du học

13 Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân 14 Cho vay theo hạn mức tín dụng 15 Cho vay đồng tài trợ

16 Cho vay các dự án theo chỉ định Chính Phủ 17 Cho vay phát hành thẻ tín dụng

18 Cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn 19 Cấp hạn mức tín dụng dự phòng

20 Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản 21 Cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu 22 Cho vay cầm đồ

23 Cho vay trả góp

Nguồn: Sổ tay tín dụng của Agribank CN Bắc Quảng Bình, 2020

Phụ lục 02: Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Agribank

TT Tên sản phẩm

1 Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ (từng lần) 2 Cho vay ưu đãi xuất khẩu

3 Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản

4 Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài 5 Cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu

6 Cho vay dự án cơ sở hạ tầng 7 Cho vay theo hạn mức tín dụng

12 Cho vay phát hành thẻ tín dụng

13 Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán 14 Cho vay mua cổ phiếu để tăng góp vốn 15 Cấp hạn mức tín dụng dự phòng

16 Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

A Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng

I Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng

1

Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tính hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục

2 Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi

phạm pháp luật trong quá trình quan hệ tín dụng  3

Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục

 4 Không có các báo cáo hay dự đoán về lưu chuyển tiền tệ  5

Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ

6

Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng; xuất hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng

7 Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn  8 Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn  9

Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính

10 Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản

vay vượt quá nhu cầu dự kiến 

11

Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại

12

Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng

13 Có dấu hiệu sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn

mọi điều kiện

II Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng  Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng 

Thay đổi thường xuyên tổ chức của Ban điều hành 

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 102 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w