Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình
3.1.1. Mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng đến năm 2025
Agribank CN Bắc Quảng Bình chủ trương mở rộng đầu tư tín dụng vào các dự án kinh tế có hiệu quả, các khách hàng có năng lực tài chính mạnh và kinh doanh có hiệu quả, không phân biệt đối tượng, thành phần kinh tế, chú trọng phát triển tín dụng tiêu dùng. Thắt chặt các quy trình tín dụng, phân loại khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay, nâng tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm, hạn chế rủi ro và nợ quá hạn mới phát sinh ở mức thấp nhất.
Giữ vững vị trí chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nông thôn, cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu vốn vay có hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn;
Hoạt động kinh doanh tăng trưởng an toàn - hiệu quả - bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, giảm nợ xấu;
Lấy lợi nhận khoán tài chính làm trọng tâm, ổn định đời sống cán bộ viên chức, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN;
Đổi mới quản trị điều hành, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, đủ sức đáp ứng yêu cầu cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, lấy công nghệ thông tin làm cơ sở để phát triển mô hình ngân hàng hiện đại;
Thực hiện phương châm phát triển hoạt động kinh doanh “năng động, chất lượng, hiệu quả, công bằng” nhằm khai thác tối đa những lợi thế trên địa bàn và phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi tập thể. Đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo lợi ích giữa ngân hàng với khách hàng, giữa các chi nhánh với hội sở Agribank, giữa các chi nhánh với người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 20-25%.
- Trích lập dự phòng theo quy định của NHNN; - Thu nợ xử lý rủi ro hàng năm đạt trên 10 tỷ đồng;
- Đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN - Đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức dưới 1%.
3.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình
Định hướng của Chi nhánh là tăng trưởng phải đi đôi với quản trị rủi ro tín dụng. Trong điều kiện hiện nay thì việc thực hiện đồng thời hai mục tiêu là tăng trưởng mạnh và quản trị rủi ro tín dụng tốt là một thách thức rất lớn.
Tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu ngành hàng gia tăng hiệu quả đảm bảo an toàn: Đẩy mạnh tăng trưởng ngành, lĩnh vực theo định hướng của Agribank trong từng thời kỳ. Về cơ cấu khách hàng, tiếp tục dành nguồn lực để tăng trưởng bứt phá mạnh mẽ phân khúc KHDN nhất là khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng bán lẻ.
triển quan hệ đối với các khách hàng truyền thống, có uy tín, đem lại mức lợi nhuận biên cao. Hạn chế và chấm dứt duy trì với các khách hàng có những dấu hiệu yếu kém về tình hình tài chính.
Triển khai triệt để, hiệu quả các Chương trình tín dụng/Gói sản phẩm tín dụng ưu đãi mà Agribank ban hành. Đây là công cụ hữu ích để giữ khách hàng tốt, truyền thống, đồng thời có thể thu hút, lôi kéo khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, cần đẩy mạnh bán lẻ trong bán buôn, khai thác hiệu quả công tác bán lẻ tại các doanh nghiệp đang quan hệ tại chi nhánh.
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và việc chấp hành quy chế, cơ chế nghiệp vụ. Nghiêm cấm việc linh động cho vay không đúng mục đích sử dụng vốn vay trên hồ sơ vay vốn của khách hàng, cho vay cao so với nhu cầu thực tế sử dụng vốn vay, định giá tài sản bảo đảm quá cao so với giá trị thực tế của tài sản... Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm soát tại chốt lãnh đạo phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch. Thực hiện sàng lọc khách hàng, tăng cường công tác kiểm tra sử dụng vốn nhằm phát hiện kịp thời rủi ro để có biện pháp ứng xử phù hợp. Những cán bộ vi phạm quy trình, quy định, kể cả chưa làm thất thoát tài sản của Agribank - nhất là CBTD, cán bộ thẩm định, lãnh đạo phòng và cả các thành viên ban giám đốc trực tiếp phê duyệt sẽ bị xử lí kỉ luật nghiêm khắc, từ phê bình, khiển trách đến hình thức kỉ luật cao nhất là sa thải - Không có ngoại lệ”.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ, nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm soát, chấn chỉnh kịp thời những sai sót, đảm bảo kinh doanh an toàn, đúng luật.
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự.
Những năm tới đây, nhiệm vụ thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro vẫn được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Đây được xem là nhiệm vụ rất khó khăn và ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Vì vậy, cần áp dụng quyết liệt các biện pháp để đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ XLRR. Nghiên
cứu cách thức áp dụng, vận dụng linh hoạt Nghị quyết 42 vào công tác xử lý nợ.