Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 51 - 71)

2.2.1. Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng

Công tác nhận diện RRTD tại Agribank CN Bắc Quảng Bình được tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định, quy trình và hệ thống Agribank Việt Nam. Vai trò chức trách của từng cán bộ nhân viên (CBNV), phòng ban trong công tác tiếp cận khách hàng, thẩm định và ra quyết định tín dụng được phân định cụ thể.

- Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng cung cấp và hoàn thiện hồ sơ tín dụng

Phòng tín dụng có nhiệm vụ tiếp cận và tư vấn khách hàng khi có nhu cầu sử dụng nguồn vốn tín dụng (vay mua nhà, vay mua ô tô, vay bổ sung vốn lưu động, phát hành bảo lãnh, trài trợ thương mại…). Các CBNV thuộc phòng tín dụng là khâu nhận diện RRTD đầu tiên trong khâu quản trị rủi ro tín dụng. Họ đóng vai trò xác định nhu cầu của khách hàng, nguồn lực tài chính, đánh giá tính chân thực các thông tin do khách hàng cung cấp…

CBNV phòng tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng điền hồ sơ đề nghị vay vốn/phát hành thẻ/bảo lãnh… và cung cấp đủ các giấy tờ cần thiết (hồ sơ pháp lý, TSĐB, tài chính,…). Trưởng phòng tín dụng và phòng kiểm tra kiểm soát, ban giám đốc chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định, đánh giá sơ bộ khách hàng và đưa ra quyết định về việc đề xuất phê duyệt tín dụng.

- Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập

Cán bộ thẩm định tại phòng tín dụng sẽ đánh gái các tiêu chí của khách hàng, mức độ chính xác hồ sơ do đơn vị kinh doanh cung cấp,… để từ đó các cấp phê duyệt có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng.

Sau khi khách hàng được Agribank cấp tín dụng, CBNV thuộc phòng kiểm tra kiểm soát có trách nhiệm thường xuyên giám sát và theo dõi khả năng tài chính và thực hiện đúng cam kết tín dụng của khác hàng. Khâu này là khâu cuối cùng của việc nhận diện sớm RRTD.

Hoạt động nhận dạng rủi ro diễn ra thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản tín dụng, trong tất cả các giai đoạn của quá trình tín dùng.

Công tác nhận dạng RRTD tại Chi nhánh hiện nay như sau:

* Dấu hiệu về khoản vay của khách hàng:

- Khách hàng trả không đầy đủ gốc/lãi khi đến hạn hoặc trả không đúng hạn: hầu hết các nhóm khách hàng nêu trên đều trả nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn và có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Theo dõi hồ sơ giải ngân tại Chi nhánh đối với nhóm khách hàng này trong 02 Năm 2019 và 2020. Dư nợ ngắn hạn liên tục tăng cao, hạn mức tín dụng năm sau cao hơn năm trước. Đây là dấu hiệu cho thấy khách hàng có khả năng mất cân đối vốn, khả năng chi trả giảm sút, nợ năm sau cao hơn năm trước.

- Các món vay trung dài hạn không được trả nợ đúng hạn, Chi nhánh thường xuyên phải gia hạn nợ gốc cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh toán của khách hàng.

* Dấu hiệu liên quan đến khách hàng vay:

- Qua việc đánh giá các hồ sơ vay vốn của khách hàng tại Chi nhánh, nhất là đối với những khách hàng phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu biểu hiện rõ nhất trong trình

độ và cách thức tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý nhân sự của khách hàng còn hạn chế, không phát huy hiệu quả tối ưu nguồn lực sản xuất. Một số doanh nghiệp thuê giám đốc, quyền điều hành nằm trong tay một hay một vài cá nhân, chi phối mọi hoạt đọng của khách hàng. Giám đốc doanh nghiệp – Người đại diện pháp luật doanh nghiệp thực chất là người làm thuê, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp, quản lý điều hành doanh nghiệp theo sự chỉ đạo của cá nhân khách có lượng vốn chi phối dẫn đến trường hợp không đủ trình độ quản lý doanh nghiệp, giám đốc làm thuê, chủ yếu ký hợp đồng theo sự điều hành chỉ đạo từ trước. Đây là dấu hiệu cho thấy sự rủi ro là rất lớn cho ngân hàng khi đầu tư vốn cho đối tượng khách hàng này.

- Tình hình tài chính của khách hàng: Hiện thượng doanh thu liên tục giảm sút trong báo cáo tài chính của khách hàng phản ánh rất rõ hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Doanh thu giảm dần nhưng dư nợ tiền vay không giảm cho thấy mức độ rủi ro lớn khi đầu tư tín dụng. Việc chậm trễ trong thanh toán lương cho nhân viên là các biểu biện cụ thể CBTD phải nắm được để đánh giá năng lực của khách hàng. Trên báo cáo tài chính, các hệ số thanh toán, vòng quay cốn lưu động thấp hoặc giảm sút hay cá khoản nợ thương mại gia tăng một cách bất thường, tăng doanh số bán hàng nhưng lãi giảm hoặc lỗ, có biểu hiện giảm vốn chủ sở hữu do lợi nhuận âm là điều đáng chú ý nhất khi xem xét báo cáo tài cính của khách hàng.

Ngoài ra dấu hiệu nhận biết còn thể hiện thông qua việc khách hàng chậm trễ nộp báo cáo tài chính, các số liệu trong báo cáo tài chính không trung thực, bất hợp lý hay trực trạng về sản xuất, kinh doanh không đạt kết quả như phương án, kế hoạch đã đề ra.

- Khi xem xét các dấu hiệu nhận biết rủi ro cần đánh giá sự xuất hiện các rủi ro cho lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khách hàng kinh doanh sắt thép nhưng khi thị trường bất động sản đi xuống, việc chi nhánh vẫn giữ nguyên hạn mức đối với khách hàng này là điều bất hợp lý do tồn kho tăng, phải thu lớn, Chi nhánh cần phải tìm cách giản dần dư nợ tương ứng mới đúng theo quy luật của thị trường.

sang tài chợ cho tài chợ tài sản cố định…; sử dụng vốn sai mục đích là các dấu hiệu đễ nhận biết nếu phân tích chi tiết báo cáo tài chính của khách hàng.

* Dấu hiệu liên quan đến môi trường kinh doanh:

Nền kinh tế xã hội ở nước ta Năm 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn yếu tố khó lường. Thương mại toàn cầu tăng chậm hơn dự báo do những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng diễn biến phức tạp. Lạm phát toàn cầu những tháng đầu năm có xu hướng tăng cao hơn năm 2018 do giá năng lượng, đặc biệt là giá dầu bình quân tăng mạnh. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn cùng với xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có tác động đến sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam và các nước trong khu vực. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tích cực trong năm 2018, nền kinh tế nước ta cũng đối mặt tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tác động đến giá lương thực, thực phẩm, ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, lạm phát tăng cao kéo theo việc tăng lãi suất đầu vào đã tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Sử dụng vốn vay lớn, doanh nghiệp khó chống đỡ các khó khăn về tài chính: tiền lãi vay tăng cao, nguyên vật liệu đầu vào tăng giá, hàng hóa bán ra không bù đắp được so với giá thành tăng cao của các nguyên vật liệu đã tác động trực tiếp tới doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì có sự biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái là những khó khăn lớn cho doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2018 - 2020, việc nhận diện RRTD đã được Ban lãnh đạo Chi nhánh, phòng tín dụng, phòng kiểm tra kiểm soát hết sức quan tâm. Nhận diện rủi ro tín dụng tại Chi nhánh là một trong những hoạt động được thực hiện thường xuyên, liên tục tại Chi nhánh. Thực tế cho thấy, có một số dấu hiệu nhận biết rủi ro tại Chi nhánh để các cán bộ tín dụng kịp thời phát hiện một số gian lận của khách hàng, kịp thời có biện pháp xử lý. Dấu hiệu nhận biết RRTD của Chi nhánh được tổng hợp tại Phụ lục 03.

Kết quả của việc nhận diện RRTD tại Chi nhánh được tổng hợp tại Bảng 2.4:

Bình giai đoạn 2018-2020

STT Dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng

1 Khách hàng cung cấp sai thông tin

2 Cán bộ tín dụng tín dụng thu thập sai thông tin khách hàng

3 Cán bộ tín dụng không đánh giá lại thông tin của doanh nghiệp cung cấp 4 Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập sai hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

như giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ về tình hình tài chính, phương án vay vốn, kế hoạch kinh doanh, hồ sơ tài sản đảm bảo

5 Doanh nghiệp tạo “hiện trường giả” về cơ sở kinh doanh, tài sản đảm bảo 6 Cán bộ tín dụng thẩm định sai giá trị TSĐB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Cán bộ thẩm định sai tính pháp lý của TSĐB

8 Cán bộ tín dụng không thường xuyên định giá lại TSĐB 9 Thẩm định sai tính khả thi của phương án SXKD

Nguồn: Agribank CN Bắc Quảng Bình (2018-2020)

Qua phân tích thực trạng nhận dạng RRTD cho thấy công tác nhận diện RRTD tại chi nhánh còn một số tồn tại. Công tác nhận diện rủi ro đã được thực hiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, việc cảnh báo, phòng ngừa rủi ro từ xa còn thụ động và chưa thật sự hiệu quả; chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện như khách hàng trả nợ không đúng hạn hay kinh doanh thua lỗ, khách hàng liên quan đến các vụ án kinh tế... Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, nhiều CBTD chưa nhận thức hết được yêu cầu và tính phức tạp của hoạt động tín dụng trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao, nhiều cán bộ tín dụng còn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài chính của khách hàng vay. Việc đánh giá không chính xác tài chính của khách hàng còn xảy ra nhiều, còn tình trạng một khách hàng vay tại nhiều ngân hàng nhưng không có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro.

2.2.2. Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng

Hiện nay, Chi nhánh đang áp dụng mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng theo quy định tại văn bản số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng Giám đốc Agribank. Việc xếp hạng này được thực hiện trước khi phát sinh khoản vay hoặc định kỳ hàng quý đối với khách hàng đang phát sinh dư nợ, phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của người vay vốn của ngân hàng. Qua kết quả thu được sẽ giúp CBTD nắm bắt được thông tin để phân loại khách hàng và đánh giá

khả năng trả nợ của khách hàng tốt nhất trước khi đưa ra các quyết định cho vay; còn đối với các khoản tín dụng đang còn dư nợ, việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng định kỳ giúp CBTD theo dõi, đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn của khách hàng, giúp CBTD có thể lường trước những dấu hiệu xấu của khoản vay và có biện pháp xử lý kịp thời.

* Đối với khách hàng doanh nghiệp

Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với KHDN được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin

CBTD tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư từ các nguồn:

- Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính - Phỏng vấn trực tiếp khách hàng

- Đi thăm thực địa khách hàng

- Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác

- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp - Phòng Thông tin kinh tế tài chính ngân hàng của Agribank - Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam.

Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chi nhánh áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại nghề/lĩnh vực sản xuất gồm: Thương mại và dịch vụ; Công nghiệp; Nông, lâm và ngư nghiệp; Xây dựng.

Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí; vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước theo bảng 2.5:

Bảng 2.5: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp

TT Tiêu chí Trị số Điểm

1 Vốn kinh doanh Từ 50 tỷ đồng trở lên 30

Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 10

Dưới 10 tỷ 5

2 Lao động Từ 1.500 người trở lên 15

Từ 1.000 người đến dưới 1.500 người 12 Từ 500 người đến dưới 1.000 người 9 Từ 100 người đến dưới 500 người 6

Từ 50 người đến dưới 100 người 3

Dưới 50 1

3 Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lên 40

Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 10 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 5 Dưới 5 tỷ đồng 2 4 Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên 15 Từ 7 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng 5 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 7 tỷ đồng 4 Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng 3 Từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng 2 Dưới 1 tỷ đồng 1

Nguồn: Sổ tay tín dụng của Agribank, 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào thang điểm trên, các doanh nghiệp được xếp loại thành: Doanh nghiệp lớn: từ 70 đến 100 điểm

Doanh nghiệp vừa: Từ 30 đến 69 điểm Doanh nghiệp nhỏ: dưới 30 điểm.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính

Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, CBTD chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo các ngành xây dựng; nông, lâm và ngư nghiệp; thương mại dịch vụ; công nghiệp.

Các chỉ số tài chính cần được xác định theo số liệu báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp và được tự đọng tính toán trên chương trình IPCAS.

Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính

CBTD chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp theo các tiêu chí lưu chuyển tiền tệ; năng lực và kinh nghiệm quản lý; uy tín trong giao dịch; môi trường kinh doanh; đặc điểm hoạt động khác. Tiêu chí này cũng được tự động tính toán trên chương trình IPCAS theo trọng số.

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp điểm tín dụng doanh nghiệp

Chỉ số

Thông tin tài chính được kiểm toán

Thông tin tài chính không được kiểm toán DNNN DNNQD DNTN DNNN DNNQD DNTN

Các chỉ số tài chính 25% 35% 45% 35% 45% 55%

Các chỉ số phi tài chính 75% 65% 55% 65% 55% 45%

Nguồn: Sổ tay tín dụng của Agribank, 2020

Sau khi xác định được điểm tổng hợp, CBTD xếp hạng doanh nghiệp theo phụ lục 04.

Kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 của Agribank CN Bắc Quảng Bình được tổng hợp tại Bảng 2.7:

Bảng 2.7: Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh

STT Xếp loại Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 AAA 57 73 82 2 AA 8 6 14 3 A 5 9 18 4 BBB 2 3 2 5 BB 0 0 2 6 B 0 0 0 7 CCC 2 1 2 8 CC 1 2 1 9 C 0 0 0 10 D 0 0 0 11 Tổng 75 94 121

Nguồn: Agribank CN Bắc Quảng Bình, 2018-2020

Qua Bảng 2.7 cho thấy Doanh nghiệp xếp hạng AAA (loại tối ưu) chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp vay vốn của Chi nhánh, sau đó là hạng hạng A (loại

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 51 - 71)