Năng lực giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN NHẬP môn NGHỀ NGHIỆP PHẨM CHẤT và NĂNG lực của NHÀ tâm lý học (HƯỚNG đào tạo) (Trang 25 - 29)

Khi nghiên cứu lý luận về kỹ năng giải quyết vấn đề các tác giả có quan tâm đến lĩnh vực này như Phạm Minh Hạc (1998), Bùi Văn Huệ (1996), Nguyễn QuangUẩn (1995),...Đều có cùng quan điểm: tư duy được kích thích bởi tình huống (hồn

cảnh) có vấn đề . Tình huống có vấn đề được cá nhân nhận thức đầy đủ,được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân, tức được cá nhân xác định là cái gì đã biết, cái gì cần phải tìm, đồng thời cũng phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó. Quan điểm trên đã phần nào phản ánh đúng được nội hàm của năng lực giải quyết vấn đề. Khi con người được đặt vào một hồn cảnh khó khăn, họ sẽ phải là người tìm cách, vùng vẫy, nỗ lực hành động, để thốt ra khỏi hồn cảnh khó khăn sở tại. Là một chuyên gia đào tạo, năng lực giải quyết vấn đề là những thành tố không thể thiếu. Bởi một chuyên gia đào tạo cũng đồng thời là một nhà giáo dục, giá trị kiến thức họ đem lại không chỉ xoay quanh vấn đề đào tạo theo yêu cầu của công ty, trường học mà cịn có tác động trực tiếp đến nhận thức, hành xử của riêng người học viên. Để có được quá trình truyền thụ được những kiến thức được trơn tru, tốt nhất thì yêu cầu tất yếu của một chuyên gia là phải có khả năng xử lý vấn đề. Năng lực giải quyết vấn đề được hình thành từ kinh nghiệm sống, tư duy, khả năng xác định và xử lý thông tin. Năng lực, kỹ năng giải quyết vấn đề được chia làm các giai đoạn cụ thể: nhận ra và xác định vấn đề, hiểu vấn đề, đề ra các phương án giải quyết và chọn giải pháp tốt nhất, thực thi theo dõi và đánh giá giải pháp. Kỹ năng giải quyết vấn đề của chuyên viên, không những được vận dụng vào trong quá trình giảng dạy của họ, mà cịn có khả năng “gỡ rối”, giúp đỡ cho học viên vượt qua được tình huống khó xử, tạo sự liền mạch, thích thú cho chương trình đào tạo. Có thể thấy được rằng, không chỉ riêng chuyên viên đào tạo, mà bất cứ ai cũng cần trang bị cho mình một năng lực, kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh, nhạy bén, chuẩn xác, duyên dáng. Nhưng trên hết là một nhà giáo dục, chuyên viên đào tạo luôn phải trau dồi các kỹ năng, kiến thức, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, để sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách bất ngờ phía trước.

Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của mỗi người ngay từ khi sinh ra cho tới khi mất đi. Một đứa trẻ dù chưa biết nói nhưng biết cất tiếng khóc, cười nói để giao tiếp, đểcho bố mẹ biết nó cần gì. Khơng q khi ta nói giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội vì xã hội là một cộng đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Ở đó, con người kết nối với nhau thông qua giao tiếp. Dù là một giáo viên giỏi, nếu không biết cách giao tiếp, truyền đạt ý tưởng với học sinh, bạn cũng không được đánh giá cao. Là một người quản lý, nếu không biết cách diễn đạt với cấp trên, kết nối với cấp dưới, bạn cũng không thể thành công. Là một người kinh doanh, nếu không biết giao tiếp, bạn sẽ khơng thể bán được nhiều hàng,... Có thể thấy, tất cả mọi người, mọi lĩnh vực hay ngành nghề nào cũng đều cần tới giao tiếp, nên việc trau dồi năng lực giao tiếp cũng vô cùng hợp lý đặc biệt là đối với các ngành đào tạo, giảng dạy.

Năng lực giao tiếp là khả năng sử dụng ngơn ngữ nói hoặc ngơn ngữ cơ thể để truyền tải, diễn đạt, trao đổi thông tin,... Năng lực giao tiếp là tập hợp những quy tắc, cách ứng xử, phản hồi,... giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định. Trong hoạt động đào tạo, giảng dạy, giao tiếp là thành phần cơ bản, là linh hồn của nghề. Khơng có giao tiếp thì hoạt động giữa chun viên đào tạo và người học không thể diễn ra. Năng lực giao tiếp thường được biểu hiện ở những kỹ năng như:

+ Kỹ năng định hướng giao tiếp: là khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, thanh điệu, ngữ điệu của đối tượng trong một thời điểm và không gian giao tiếp nhất định mà phán đoán về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng, hay đó cịn gọi là khả năng phác thảo chân dung tâm lý của đối tượng.

+ Kỹ năng định vị: trong giao tiếp để hiểu biết lẫn nhau thì cần phải có sự đồng cảm phải có kinh nghiệm định vì đây là khả năng biết xác định vị trí của mình trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có được sự đồng cảm và tạo điều kiện để đối tượng chủ động thoải mái giao tiếp với mình.

+ Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp: Mục tiêu của quá trình giao tiếp là làm thay đổi nhận thức thái độ hành vi của con người.

Khi giao tiếp với người học, chuyên viên đào tạo phải điều chỉnh hành vi cử chỉ, điệu bộ, lời nói của mình để thu hút người học, tìm ra để tài giao tiếp phù hợp để duy trì q trình giao tiếp và qua đó xác định hứng thú, nguyện vọng của người học, làm cho đối tượng hịa đồng nhận thức và cảm xúc với mình, từ đó thay đổi thái độ hành vi của học sinh.

Để có được năng lực giao tiếp, chuyên viên đào tạo phải có lịng nhiệt tình biết tơn trọng nhân cách người học, có thiện ý, quan tâm giúp đỡ người học, ln biết lắng nghe và có tinh thần dân chủ trong giao tiếp.

Ngoài rèn luyện năng lực giao tiếp cũng nên rèn luyện cho mình một giọng nói tốt. Một giọng nói tốt thì địi hỏi rất nhiều yếu tố: phát âm rõ ràng, âm lượng và tốc độ vừa phải, hơi thở, cách diễn đạt,... Khơng có hai người có giọng nói giống hệt nhau vì “giọng nói giống như dấu vân tay vậy”, theo nhà âm ngữ trị liệu và tâm lý học người Pháp Agnes Augé. Giọng nói phản ánh đầy đủ cảm xúc nội tâm của mỗi người và cũng là cách giúp ta nhìn nhận lại mối quan hệ. Christophe Haag, Tiến sĩ khoa học về hành vi tại trường EM- Lyon (Pháp) khẳng định: “Giọng nói cũng biểu cảm giống như biểu cảm của khn mặt. Giọng nói có thể phản bội chính bạn, gây thu hút hoặc ác cảm, gây tổn thương hoặc có khả năng thuyết phục người khác”. Khi giận dữ, bạn có xu hướng nói nhanh và to hơn, độ cao của giọng nói được kéo dài. Điều này vơ tình cường điệu hóa chính giọng của bạn. Cịn khi buồn chán, giọng của bạn sẽ có chút khàn, bạn nói chuyện với âm điệu và cường độ thấp, tốc độ chậm hơn và có thể bị ngắt qng. Ngồi ra Tiến sĩ Haag cịn cho rằng: “89% trong 365 người tôi đã phỏng vấn cho cuốn sách của mình cho rằng sự thiện cảm đối với mỗi người liên quan tới giọng nói của họ. Một phần ba số người được hỏi tin rằng giọng nói chiếm khoảng 40% sự tín nhiệm. Số cịn lại cho rằng sự thu hút của mỗi người 60% là do giọng nói”. Có thể thấy, giọng nói có vai trị rất lớn trong việc giao tiếp giữa con người với con người. Vì vậy, muốn đào tạo được con người, muốn họ hiểu và tiếp thu những gì mình nói mà khơng gây nhàm chán thì cần có giọng nói to, rõ, rành mạch, biết cách kiểm sốt giọng nói của mình.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN NHẬP môn NGHỀ NGHIỆP PHẨM CHẤT và NĂNG lực của NHÀ tâm lý học (HƯỚNG đào tạo) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w