Khi truyền đạt kiến thức cho người khác hiểu không phải là một chuyện đơn giản, khơng phải mọi cái mình hiểu thì sẽ nói lại cho người khác hiểu đúng và đầy đủ như mình. Hơn nữa, chuyên viên đào tạo khơng những dạy những con người nói chung mà dạy từng con người cụ thể với những đặc điểm riêng về tư chất về tâm lý ở mỗi người học có một trình độ nhận thức khác nhau. Vì vậy, muốn giúp người học nắm được tài liệu học tập thì chuyên viên đào tạo cần phải biết chế biến tài liệuhọc tập cho phù hợp một cách tối đa đối với trình độ nhận thức của người học, biết
biến cái khó thành dễ biến cái phức tạp thành cái đơn giản, cái khó hiểu khơng rõ ràng thành cái rõ ràng dễ hiểu. Năng lực này còn được gọi là kỹ năng xây dựng và soạn giáo án phù hợp với trình độ nhận thức của người học.
Để làm được điều này, chuyên viên đào tạo phải biết đánh giá đúng đắn tài liệu học tập, phải nắm được mục đích của chương trình giảng dạy. Khơng chỉ thế, chun viên cịn phải nắm được trình độ nhận thức, tư duy của đối tượng học từ đó xác lập được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ nhận thức của người học. Bên cạnh đó cũng cần phải nhìn trước được những khó khăn mà người học sẽ gặp phải. Lưu ý rằng việc chế biến tài liệu học không phải là truyền đạt nguyên văn những gì có trong các tài liệu mà cần phải nhào nặn, gắn nội dung đào tạo với thực tiễn trong cuộc sống. Chuyên viên cần kết hợp những kiến thức trong tài liệu sách vở với những điều thu thập được trong cuộc sống, những sự kiện mới, những nghiên cứu khoa học hiện đại nhằm giúp cho người học có cái nhìn hứng thú, gây kích thích và muốn tìm hiểu về nội dung đào tạo.