Bằng cấp được xem là “hành trang” để vào đời, là minh chứng cho sự nỗ lực, quá trình rèn luyện của một người. Theo quan niệm chung, bằng cấp được hiểu là các loại bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, giấy chứng nhận,... Các loại giấy, chứng chỉ có giá trị thể hiện kết quả học tập, rèn luyện, thi đấu... trên tấm bằng khơng chỉ ghi lại kết quả mà cịn có giá trị ghi tạc kinh nghiệm, trình độ. Đối với một chuyên viên đào tạo, bằng cấp là thứ có giá trị khẳng định bề rộng kiến thức, bề sâu kinh nghiệm của mình. Đặt vào vị trí của một nhà tuyển dụng, yếu tố “bằng cấp” là điều kiện cần thiết để họ có đủ cơ sở tin vào năng lực, chun mơn nghề nghiệp của một người, thơng qua bằng cấp nhà tuyển dụng có thể coi đó là cách nhanh nhất để đánh giá sơ lược, nhanh chóng về ứng viên của mình. Nếu là một giáo viên đào tạo kỹ năng sống, thì yêu cầu tối thiểu giáo viên ấy cần phải có bằng cử nhân và chứng chỉ, chứng nhận phương pháp giáo dục kỹ năng sống/ kỹ năng mềm. Nếu là một Giảng viên kỹ năng mềm thì người giảng viên phải đáp ứng đủ về bằng cấp gồm: bằng cử nhân (cao đẳng, trung cấp) hoặc thạc sĩ (đại học) trở lên, chứng chỉ/ chứng nhận phương pháp giáo dục kỹ năng mềm/ kỹ năng sống và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giảng viên. Tuy vậy, đứng trên phương diện thực tế khách quan để nhìn nhận, một tấm bằng vẫn chưa chắc phản ánh đủ kinh nghiệm, trình độ của một người giáo viên, giảng viên kỹ năng sống, kỹ năng mềm. Bởi hiện trạng xã hội vẫn còn những hiện tượng tự phong, đem sinh viên học ngành tâm lý chưa hồn thành chương trình học (sinh viên năm 1,2,3) mạo danh, lấy hồ sơ bằng cấp của người khác để làm công tác giáo dục, giảng dạy kỹ năng. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến chính những sinh viên ấy mà cịn gây ra ấn tượng khơng tốt với tồn ngành nói chung. “Tấm bằng phản ánh đúng trình độ, sẽ là chiếc chìa khố mở ra cơ hội nghề nghiệp. Ngược lại, nó có thể biến con người trở thành “nô lệ bằng cấp” nếu khơng phản ánh đúng với trình độ của người sở hữu nó” (Hồ Thanh Bình - Viện khoa học và giáo dục, Bộ GD&ĐT). Điều đó nói lên rằng mỗi người chuyên viên cần phải nghiêm túc trong quá trình rèn luyện học tập, trau dồi kinh nghiệm, vốn sống kỹnăng để không trở thành một “nô lệ bằng cấp”. Để bằng cấp mang đúng giá trị của nó là “minh chứng cho kinh nghiệm, trình độ, quá trình trau dồi” của một người
chuyên viên.