- Việc theo dõi để phân tích phương án vay vốn trong báo cáo đề xuất tín dụng của một số khách hàng chưa phù hợp với quy định: Khách hàng có nhiều lĩnh
b. Phát hiện sớm gian lận
BIDV Hội An nên áp dụng 2 kênh phòng vệ để hạn chế gian lận xảy ra. Kênh phòng vệ thứ nhất là các đơn vị tác nghiệp quản lý khách hàng. Bộ phận này tiếp
xúc thường xuyên với khách hàng dễ nhận biết được các dấu hiệu bất thường. Họ có cái nhìn toàn cảnh nhất về mối quan hệ vay nợ. Khi phân tích những luồng thông tin khách hàng thường xuyên cung cấp, cán bộ quản lý khách hàng cần kiểm tra về “tính hợp lý” để xem có những thay đổi lớn hay điều bất thường nào không. Các con số đó nói được điều gì không và có nhất quán với kế hoạch kinh doanh cũng như dự toán hàng tháng của khách hàng không. Kênh phòng vệ thứ hai và quan trọng nhất là kiểm tra tại chỗ. Cán bộ quản lý khách hàng phải kiểm tra thường xuyên khách hàng để đảm bảo về tài sản và mục đích vay vốn của khách hàng cũng như kịp thời nhận diện được tình hình thực tế của khách hàng.
3.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hiện nay hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chỉ áp dụng đối với khách hàng có đủ điều kiện là doanh nghiệp có báo cáo tài chính hai năm, khách hàng cá nhân vì vậy BIDV Hội An cần kiến nghị Ban Quản lý tín dụng sớm hoàn thiện các tiêu chí để xây dựng chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp không có báo cáo tài chính trong 2 năm. Việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp BIDV Hội An quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn vì:
Hệ thống này sẽ giúp xác định một cách hợp lý, chính xác ở mức độ cao nhất lượng tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế; phân tích được lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao.
Căn cứ vào các mức xếp hạng, các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng (xác định lãi suất, thủ tục tín dụng…) sẽ được xây dựng một cách đồng bộ, rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Ngoài ra, nhờ đó mà quan điểm về văn hoá quản lý sẽ được tạo lập rõ nét. Các quy trình tín dụng được thiết lập thực sự hiệu quả trên cơ sở thực tiễn đi đôi với yêu cầu của thông lệ quốc tế, do vậy chi phí quản lý cũng sẽ được tiết kiệm nhiều hơn. Đặc biệt hệ thống này giúp cho công tác quản trị kinh doanh của Ngân hàng đạt tới yêu cầu cao, vững vàng khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Không ngừng hoàn thiện bộ tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV nhằm có thể bao trùm được hầu hết tất cả các ngành nghề kinh doanh của khách
hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Bên cạnh đó tách biệt bộ tiêu chí đánh giá chấm điểm xếp hạng tín dụng giữa các doanh nghiệp nhỏ và lớn.
3.2.3. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát
3.2.3.1. Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng và chính sách khách hàng
Hiện nay, việc phân loại và áp dụng chính sách khách hàng của BIDV dưa trên uy tín và kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ, BIDV cũng đã ban hành chính sách khách hàng để đưa ra các chính sách đa dạng, phù hợp áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng theo định hướng phát triển của BIDV nhằm lựa chọn và thu hút được các khách hàng mục tiêu, khách hàng chiến lược và khách hàng có chất lượng tốt nhất đồng thời duy trì và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cũng như đảm bảo an toàn, kiểm soát được rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của BIDV nói chung. Do đó, Chi nhánh cần tiếp tục thực hiện xếp loại khách hàng một cách nghiêm túc, chính xác. Đồng thời trên cơ sở chính sách chung của toàn ngành Chi nhánh cần phải xây dựng chính sách riêng phù hợp với điều kiện và đặc điểm khách hàng của Chi nhánh. Trong xây dựng chính sách khách hàng Chi nhánh phải căn cứ vào nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau để từ đó đề ra các chính sách phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng và mục tiêu trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Để thực hiện tốt điều đó đòi hỏi Chi nhánh phải hiểu và bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính cũng như quản trị của khách hàng, triển vọng ngành nghề hoạt động, quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng, đối tác…mới có thể xếp loại doanh nghiệp được chính xác, trên cơ sở đó phát huy được vai trò của chính sách khách hàng thông qua việc ưu đãi, mở rộng quan hệ hay thắt chặt hoạt động tín dụng đối với khách hàng. Việc xếp loại khách hàng cần phải được thực hiện ngay từ khi bắt đầu quan hệ và định kỳ thực hiện đánh giá lại giúp ngân hàng có ứng xử phù hợp, tăng trưởng tín dụng an toàn hoặc giảm thiểu được nguy cơ phát sinh nợ xấu. Các chính sách thực hiện tập trung ở các nội dung sau:
- Giữ và mở rộng quan hệ với các khách hàng uy tín, truyền thống đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có khả năng phát triển. Trên cơ sở đánh giá
mức độ rủi ro tín dụng, lợi ích tổng thể mà khách hàng mang lại thông qua việc vay vốn, sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng để có sự ưu đãi về phí, lãi suất, các hình thức cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay...Việc xây dựng chính sách ưu đãi có thể áp dụng cho nhóm khách hàng tương đồng. Định kỳ, Chi nhánh cần có đánh giá tổng kết về khách hàng, nhóm khách hàng hoạt động lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh.
- Chi nhánh có thể sử dụng một phần quỹ khen thưởng để thưởng cho những khách hàng có nhiều đóng góp với ngân hàng và thưởng cho những cá nhân có thành tích tốt trong hoạt động tín dụng.
- Tích cực, chủ động tìm kiếm các khách hàng mới nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả, có tài sản đảm bảo. Việc phát triển khách hàng mới cần phải được giao thành chỉ tiêu cụ thể tới từng cán bộ và bám sát quá trình thực hiện. Việc tiếp cận có thể thực hiện thông qua các khách hàng hiện có, qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp gặp gỡ để giới thiệu về nghiệp vụ của ngân hàng và những tiện ích mà ngân hàng có thể đem lại cho khách hàng.
- Thường xuyên coi trọng công tác tổ chức hội thảo, hội nghị với khách hàng, tăng cường sự giao lưu hiểu biết giữa ngân hàng và khách hàng. Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng, trao đổi thường xuyên rút kinh nghiệm làm cho mối quan hệ hai bên càng bền vững. Trang bị kiến thức marketing cho cán bộ, đẩy mạnh các hình thức quảng cáo thông qua chính các khách hàng hiện có, qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí…
- Đối với các khách hàng hoạt động không hiệu quả, đã phát sinh nợ xấu hoặc tiềm ẩn nợ xấu (nơ từ nhóm 3 đến nhóm 5), Chi nhánh cần xây dựng lộ trình giảm dần dư nợ hiện tại và thực hiện bằng các biện pháp kiên quyết, khéo léo để thu hồi nợ, việc cho vay mới chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian thực hiện lộ trình giảm dư nợ vay trên cơ sở các phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi và ngân hàng kiểm soát được nguồn thu đồng thời tăng cường tài sản bảo đảm cho các khoản vay nhằm hạn chế rủi ro.
Thực hiện tốt chính sách khách hàng sẽ tạo mối quan hệ gần gũi giữa ngân hàng và khách hàng, giúp Chi nhánh nắm bắt được nhu cầu của khách hàng vay vốn để có những biện pháp thích ứng, kịp thời đồng thời phát hiện những khó khăn của khách hàng để tìm biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ khách hàng.
Như vậy thực hiện tốt chính sách khách hàng, Chi nhánh sẽ có được lực lượng khách hàng đông đảo, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện sàng lọc dần và xây dựng được nền khách hàng ổn định, tín nhiệm, chất lượng tín dụng của Chi nhánh được nâng cao.
3.2.3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và dự án đầu tư,phương án sản xuất kinh doanh phương án sản xuất kinh doanh
Trong công tác tín dụng, ba khâu tác nghiệp quan trọng là kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau khi cho vay. Trong đó, kiểm tra trước khi cho vay tức là công tác thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, phương án vay vốn là yêu cầu quan trong nhất quyết định đến chất lượng khoản vay. Áp dụng nguyên tắc 5C là sẽ giúp công tác thẩm định mang tính chính xác cao hơn:
- Thứ nhất, tư cách người vay (Character): Là ý thức trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người vay. Vì không có một phương pháp định lượng chính xác nào để đánh giá uy tín, cho nên cán bộ ngân hàng sẽ quyết định một cách chủ quan liệu khách hàng có khả năng trả khoản vay hay không. Do đó trước hết cán bộ ngân hàng cần nắm rõ mục đích xin vay vốn, thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Kiểm tra những khoản nợ trước đây, xem xét những báo cáo tín dụng, và trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng và các vấn đề khác liên quan đến cá nhân, trình độ, kinh nghiệm của khách hàng. Nếu là khách hàng mới thì trong quá trình phỏng vấn cán bộ ngân hàng cần xem xét thái độ của khách hàng có trung thực không? Nếu phát hiện khách hàng không trung thực trong khi giải trình kế hoạch sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ như thoả thuận thì cán bộ ngân hàng cần kiên quyết từ chối cho vay đối với những đối tượng khách hàng này. Việc đánh giá tư cách người vay phải đầy đủ cả lịch sử trước đây và hiện tại.
- Thứ hai, năng lực của người vay (Capacity): Điều kiện tiên quyết là khách hàng vay phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để ký Hợp đồng tín dụng. Ngoài ra nói đến năng lực của người vay là nói đến khả năng của khách hàng có tiền để thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Vì vậy, ngân hàng phải biết chính xác kế hoạch trả nợ và xem xét luồng tiền trong kinh doanh, các nguồn thu nhập của khách hàng để đánh giá khả năng chi trả thành công khoản vay.
- Thứ ba, vốn (Capital): Ngân hàng phải biết được khả năng về nguồn vốn tự có của khách hàng là bao nhiêu. Bởi vì một dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh có tỷ trọng nguồn vốn tự có lớn, tức là tỷ trọng vốn vay thấp sẽ làm cho áp lực trả nợ, trả lãi vay giảm do đó sẽ tăng khả năng thu hồi các khoản nợ vay.